Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 9, Bài 6: Phép trừ và phép chia - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Hoài Phương

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 9, Bài 6: Phép trừ và phép chia - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Hoài Phương

I. MỤC TIÊU:

1/. Kiến thức:

- HS hiểu được khi nào thì kết quả của một phép trừ là một số tự nhiên, kết quả của một

 phép chia là số tự nhiên.

- Nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, trong phép chia hết, phép chia có dư

2/. Kỹ năng:

- Biết vận dụng tìm một số chưa biết trong phép trừ, phép chia

- Biết vận dụng hợp lý các tính chất của phép trừ và phép chia vào giải toán

3/. Thái độ:

- Trình bày, Rèn luyện tính chính xác trong phát biểu và giải toán

II. CHUẨN BỊ:

1/. GV: SGK, SGV, bảng phụ, thước thẳng

2/. HS: SGK, VBT, kiến thức về phép cộng và nhân

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Trực quan, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

4.1. Ổn định tổ chức: (1)

4.2. Kiểm tra bài cũ: (5)

Câu hỏi: 1) Tính nhanh 36.(143 + 57) + 64.(143 + 57) (10đ)

Trả lời: (143 + 57)(36 + 64) = 200 . 100 = 20000

4.3. Giảng bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 28Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 9, Bài 6: Phép trừ và phép chia - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Hoài Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ND: 07/ 9/ 2010	 Tiết: 9 §6. PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA 
I. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: 
- HS hiểu được khi nào thì kết quả của một phép trừ là một số tự nhiên, kết quả của một 
 phép chia là số tự nhiên.
- Nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, trong phép chia hết, phép chia có dư
2/. Kỹ năng: 
- Biết vận dụng tìm một số chưa biết trong phép trừ, phép chia
- Biết vận dụng hợp lý các tính chất của phép trừ và phép chia vào giải toán 
3/. Thái độ: 
- Trình bày, Rèn luyện tính chính xác trong phát biểu và giải toán
II. CHUẨN BỊ:
1/. GV: SGK, SGV, bảng phụ, thước thẳng 
2/. HS: SGK, VBT, kiến thức về phép cộng và nhân
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Trực quan, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
4.1. Ổn định tổ chức: (1’) 
4.2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: 1) Tính nhanh 36.(143 + 57) + 64.(143 + 57) (10đ)
Trả lời: (143 + 57)(36 + 64) = 200 . 100 = 20000
4.3. Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: (15’)
“phép trừ hai số tự nhiên”
GV: Tìm số tự nhiên x mà
a/ x + 2 = 5 ?
b/ 6 + x = 5 ?
HS: Ở câu a/ tìm được x = 3
Ở câu b không tìm được x
GV: Ở câu a/ ta có phép trừ 5 – 2
GV: Giới thiệu cách xác định hiệu của hai số bằng tia số. Xác định kết quả của 
5 trừ 2 như sau : 
GV: Giải thích 5 không trừ được 6 (SGK)
Bt ?1 SGK tr 21 (bảng phụ)
a) a – a =  Đáp số 0
b) a – 0 =  Đáp số a
c) Điều kiện có hiệu a – b là aĐáp ab
Hoạt động 2: (20’) 
“Phép chia hết và phép chia có dư”
GV: Xét xem có số tự nhiên nào mà
a) 3 . x = 12
b) 5 . x = 12
HS: Ở câu a tìm được x = 4
Ở câu b không tìm được x
GV: Ở câu a/ ta có phép chia 12 :3 = 4
HS: làm BT ?2 SGK tr 21 (bảng phụ)
a) 0 : a =  Đáp = 0 (a0)
b) a : a =  Đáp =1 (a0)
c) a : 1 =  Đáp = a
GV: Giới thiệu hai phép chia
Hai phép chia trên có gì khác nhau ?
Giới thiệu phép chia hết, phép chia có dư.
HS: làm BT ?3 SGK tr 22 (bảng phụ)
HS: Nhận xét 
GV: Hướng dẫn theo dõi và xem bảng tóm tắt ở Sgk/tr22
1. Phép trừ hai số tự nhiên 
Cho hai số tự nhiên a và b, nếu có số tự nhiên x sao cho b + x = a thì ta có phép trừ
a – b = x (điều kiện để có hiệu: ab)
 a – b = c
(số bị trừ) – (số trừ ) = Hiệu
Ø Chú ý 
Số bị trừ – số trừ = hiệu
Số bị trừ = hiệu + số trừ
Số trừ = Số bị trừ – hiệu
 ?1 SGK tr 21
 a) a – a = 0
b) a – 0 = a
c) Điều kiện có hiệu a – b là: ab
2. Phép chia hết và phép chia có dư
 a) Cho hai số tự nhiên a và b (b0)
Nếu có số tự nhiên x sao cho b . x = a thì ta nói a chia hết cho b và ta có phép chia hết a : b = x
 a : b = x
(số bị chia) : (số chia) = thương 
 ?2 SGK tr 21
a) 0 : a = 0 (a0)
b) a : a = 1 (a0)
c) a : 1 = a 
b) Cho hai số tự nhiên a và b (b0)
ta luôn tìm được hai số tự nhiên q và r duy nhất sao cho a = b . q + r (0)
Nếu r = 0 thì a = b . q ta có phép chia hết
Nếu r 0 thì phép chia có dư
Số bị chia = Số chia . thương + số dư
Số chia 0 ; Số dư < số chia
 ?3 SGK tr 22
Câu a: Thương 35 dư 5
Câu b: Thương 41 dư 0
Câu c: Không xảy ra vì số chia bằng 0
Câu d: Không xảy ra vì số dư lớn hơn số chia
4.4. Củng cố và luyện tập: (2’)
Bảng tóm tắt ở Sgk/tr 22
Bài tập 44 tr 24 (a,d)
Đáp : a) x = 41 . 13 = 533
 b) 7x – 8 = 713 
 7x = 713 + 8 
 x = 721 : 7
 x = 103
Cách tìm số bị trừ ?
Viết một phép trừ (đk thực hiện phép tính)
Viết một phép chia (điều kiện )
Viết một phép chia có dư, nêu quan hệ giữa 4 số trong phép chia, đk số chia, số dư)
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhàø: (2’)
Nắm chắc các tính tính chất bài học.
Học thuộc các tính chất của phép trừ và phép chia hết, chia có dư
Lưu ý: điều kiện của phép trừ và điệu kiện của phép chia, chia có dư
BTVN: 43, 44, 45, 47 ( SGK tr23-24) 
Chuẩn bị bài tiếp bài luyện tập; nháp, kiến thức đã học, đồ dùng học tập 
V. RÚT KINH NGHIỆM
Ưu điểm:	
Khuyết điểm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docTs9.doc