Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 63: Tính chất của phép nhân - Trần Thị Quang Diễm - Năm học 2011-2012

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 63: Tính chất của phép nhân - Trần Thị Quang Diễm - Năm học 2011-2012

1. MỤC TIÊU:

1.1.Kiến Thức:

-HS hiểu được các tính chất cơ bản của phép nhân: giao hóan, kết hợp, nhân với 1, phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

-Biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên.

1.2.Kĩ năng:

- Bước đầu có ý thức vận dụng các tính chất của phép nhân để tính nhanh giá trị biểu thức.

1.3.Thái độ:

- Giáo dục tính cẩn thận.

2. TRỌNG TM:

- Tính chất php nhn hai số nguyn

3. CHUẨN BỊ:

· GV: Thước thẳng

· HS:Ôn tâp các tính chất của phép nhân trong N .

4. TIẾN TRÌNH:

4.1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện.

6A 2 6A 3

 4.2. Kiểm tra miệng:

-GV nêu câu hỏi kiểm tra:

a)Nêu quy tắc và viết công thức nhân hai số nguyên. ( 4đ)

b) Chữa bài tập 2 a(BTVN)( 6đđiểm) đ

-GV nêu câu hỏi chung cho cả lớp: Phép nhân các số tự nhiên có những tính chất gì? Nêu dạng tổng quát.

-HS : phép nhân các số tự nhiên có tính chất giao hóan, kết hợp, nhân với 0, nhân với 1, tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng.

(GV ghi công thức tổng quát vào góc bảng):

phép nhân trong cũng có các tính chất tương tự như phép nhân trong N ghi đề bài.

Tìm x biết

x-(-5).4 =8

x- (-20) =8

x +20 = 8

x =8-20

x =-12

Tính chất phép nhân số tự nhiên:

a.b = b.a

(ab).c= a(bc)

a.1 = 1.a = a

a(b+ c) = ab+ ac

 

doc 5 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 152Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 63: Tính chất của phép nhân - Trần Thị Quang Diễm - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 12. Tiết 63 
Tuần 21
 TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến Thức: 
-HS hiểu được các tính chất cơ bản của phép nhân: giao hóan, kết hợp, nhân với 1, phân phối của phép nhân đối với phép cộng. 
-Biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên.
1.2.Kĩ năng: 
- Bước đầu có ý thức vận dụng các tính chất của phép nhân để tính nhanh giá trị biểu thức.
1.3.Thái độ: 
- Giáo dục tính cẩn thận.
2. TRỌNG TÂM:
- Tính chất phép nhân hai số nguyên
3. CHUẨN BỊ:
GV: Thước thẳng 
HS:Ôn tâp các tính chất của phép nhân trong N .
4. TIẾN TRÌNH: 
4.1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện.
6A 26A 3
 4.2. Kiểm tra miệng:
-GV nêu câu hỏi kiểm tra: 
a)Nêu quy tắc và viết công thức nhân hai số nguyên. ( 4đ)
b) Chữa bài tập 2 a(BTVN)( 6đđiểm) đ
-GV nêu câu hỏi chung cho cả lớp: Phép nhân các số tự nhiên có những tính chất gì? Nêu dạng tổng quát.
-HS : phép nhân các số tự nhiên có tính chất giao hóan, kết hợp, nhân với 0, nhân với 1, tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng.
(GV ghi công thức tổng quát vào góc bảng):
phép nhân trong cũng có các tính chất tương tự như phép nhân trong N ghi đề bài.
Tìm x biết 
x-(-5).4 =8
x- (-20) =8
x +20 = 8
x =8-20
x =-12
Tính chất phép nhân số tự nhiên:
a.b = b.a
(ab).c= a(bc)
a.1 = 1.a = a
a(b+ c) = ab+ ac
4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
@Hoạt động 1: giới thiệu bài 
Phép nhân các số tự nhiên có nhữnhg tính chất gì? Nêu dạng tổng quát
Hs: trả lời
Gv : ghi bảng
Phép nhân trong tập hợp Z cũng có cá tính chất như trong tập hợp các số tự nhiên. Vậy cụ thể là như thế nào => Bài học
@Hoạt động 2: Tính Chất Giao Hoán
-GV: Hãy tính:
2(-3) = ? (-3).2 = ? (-7). (-4) = ? (-4).(-7) =?
Rút ra nhận xét:
HS: Phát biểu
2.(-3) = (-3) . 2
2. (-3) = -6
(-3).2 = -6
(-7).(-4) = (-4).(-7)
(-7).(-4) = 28
(-4).(-7) = 28
Nếu ta đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi.
-Công thức : a.b = b.a
@Hoạt động 3: Tính chất kết hợp
-Gv: Tính [9.(-5)].2 =
9.[(-5).2]=
rút ra nhận xét?
HS: Thực hiện
[9.(-5)].2 = (-45). 2 = -90
9.[(-5).2] = 9. (-10) = -90
[9.(-5)].2 = 9.[(-5).2]
Muốn nhân 1 tích 2 thừa số với thừa số thứ 3 ta có thể lấy thừa số thứ nhất nhân với tích thừa số thứ hai và thứ ba.
-Công thức : (a.b). c = a. (b.c)
nhờ tính chất kết hợp ta có tích của nhiều số nguyên.
Làm bài tập 90 / 95 SGK:
Thực hiện phép tính:
a/ 15. (-2).(-5).(-6)
b/ 4.7. (-11). (-2)
-GV yêu cầu HS làm bài tập 93(a)/ 95 SGK: Tính nhanh:
a/ (-4).(+125). (-25).(-6).(-8)
Vậy để có thể tính nhanh tích của nhiều số ta có thể làm thế nào?
HS: ta có thể dựa vào tính chất giao hóan và kết hợp để thay đổi vị trí các thừa số, đặt dấu ngoặc để nhóm các thừa số một cách thích hợp.
-Nếu có tích của nhiều thừa số bằng nhau, ví dụ: 2.2.2. ta có thể viết gọn như thế nào?
HS: 2.2.2. = 23
-Tương tự hãy viết dưới dạng lũy thừa:
(-2).(-2).(-2) = ?
HS: (-2).(-2)(-2) = (-2)3
-GV yêu cầu HS đọc chú ý.
-GV chỉ vào bào tập 93 a/ SGK đã làm trên và hỏi: trong tích trên có mấy thừa số âm ? kết quả tích mang dấu gì?
-HS: Trong tích trên có 4 thừa số âm, kết quả tích mang dấu dương.
-Còn (-2).(-2)(-2) trong tích này có mấy thừa số âm ? kết quả tích mang dấu gì?
HS: Trong tích đó có 3 thừa số âm, kết quả tích mang dấu âm.
?2
?1
-GV: Yêu cầu Hs trả lời 
HS trả lời như “ nhận xét mục 2”/ 94 SGK.
-Lũy thừa bậc chẵn của một số nguyên âm là số như thế nào? Ví dụ?
(-3)4 = ?
Lũy thừa bậc lẻ của một số nguyên âm là một số như thế nào?
Ví dụ: (-4)3 = ?
HS:Phát biểu
HS:(-5).1 = (-5)
 1(-5) = (-5)
 (+10).1 = 10
@Hoạt động 4: Nhân với 1:
GV: Tính (-5).1 =
 1.(-5) =
 (+10).1 =
Vậy nhân một số a với 1, kết quả bằng số nào?
HS: Nhân 1 số nguyên a với 1, kết quả bằng a.
GV ghi: a.1 = 1.a = a
GV: Nhân một số nguyên a với (-1), kết quả như thếù nào?
a.(-1) = (-1).a = (-a)
@Hoạt động 5:Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
-GV: Muốn nhân một số với một tổng ta làm thế nào?
HS: Muốn nhân 1 số với một tổng ta nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi rồi cộng các kết quả lại.
-Công thức tổng quát:
a(b+c) = ab+ ac
-Nếu a(b-c) thì sao?
HS: a.(b-c)
 = a[b+ (-c)]
 = ab+ a(-c)
 = ab – ac
?5
-GV: yêu cầu HS làm 
tính bằng hai cách và so sánh kết quả :
a/ (-8)(5+ 3)
b/ (-3+3).(-5)
1/ Tính Chất Giao Hoán:
 a.b = b.a
VD:a/ 2.(-3)=(-3).2 =-6
 b/ (-7).(-4) =(-4).(-7) =28
2/ Tính Chất Kết Hợp:
a) Công thức
 (a.b). c = a. (b.c)
b) Ví dụ
a/[9.(-5)].2 =9.[(-5).2] =90
Bài tập 90/ 95 SGK:
a/ 15. (-2).(-5).(-6)
 = [15. (-2)]. [(-5).(-6)]
 =(-30).(+30)= (-900)
b/ 4.7. (-11). (-2)
 = [4.7].[(-11).(-2)]
 = 28. 22 = 616
a/ (-4).(+125). (-25).(-6).(-8)
 = [(-4).(-25)][125.(-8)](-6)
 = 100.(-1000).(-6)
 = +600000
c) Chú ý
3/ Nhân với 1:
 a.1 = 1.a = a
?3 a.(-1) = (-1).a = (-a)
?4
 Bình đúng vì a2 =(-a)2
4/ Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
 a(b+c) = ab+ ac
?5
a/ (-8).(5+3) = -8. 8 = -64
(-8)(5+3) = (-8).5+ (-8).3 
 = -40 + (-24) = -64
b/ (-3+ 3) .(-5) = 0.(-5) = 0
 (-3+3)(-5) = (-3).(-5) + 3.(-5)
 = 15+ (-15) = 0
4.4. Củng cố và luyện tập:
-Phép nhân trong Z có những tính chất gì? Phát biểu thành lời.
-Tích nhiều số mang dấu dương khi nào? Mang dấu âm khi nào ? bằng 0 khi nào ?
Bài tập 93b
-Tính nhanh: bài 93 b / 95 SGK:
(-98).(1- 246)- 246 . 98
Khi thực hiện đã áp dụng tính chất gì?
HS: Aùp dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng.
Phép nhân trong Z có 4 tính chất : giao hóan kết, kết hợp. . .
Tích nhiều số mang dấu dương nếu số thừa số âm chẵn , mang dấu âm nếu số thừa số âm là lẻ, bằng 0 khi trong tích có thừa số bằng 0.
(-98).(1- 246)- 246 . 98
= -98 + 98. 246 – 246.98
=-98
4.5. Hướng dẫn tự học ở nhà
Nắm vững các tính chất của phép nhân: công thức và phát biểu thành lời.
Học phần nhận xét và chú ý trong bài.
Bài tập 91, 92, 93, 94 / 95 SGK 
GV hướng dẫn: 51a / tách 11 = 10+1 b/ -21 =-20-1
5. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung 	
Phương pháp	
Đddh	

Tài liệu đính kèm:

  • doc63.doc