Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 63, Bài 12: Tính chất của phép nhân (bản 4 cột)

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 63, Bài 12: Tính chất của phép nhân (bản 4 cột)

 A.YÊU CẦU TRỌNG TÂM

 1. Kiến thức : HS hiểu tính chất cơ bản của phép nhân : giao hoán, kết hợp, nhân với 1, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên.

 2. Kỹ năng : Vận dụng các tính chất của phép nhân để tính nhanh giá trị biểu thức.

 3. Thái độ : Thấy được sự logic toán học, hs ham thích học toán.

B. DỤNG CỤ DẠY HỌC

 GV : SGK , Bảng phụ, phấn màu ,phiếu học tập ,máy tính bỏ túi , thứơc thẳng , êke com pa

 HS : SGK , bảng nhóm , máy tính bỏ túi , thứơc thẳng , êke com pa.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

 I. ỔN ĐỊNH LỚP (1ph)

 II. KIỂM TRA ( ph)

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 446Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 63, Bài 12: Tính chất của phép nhân (bản 4 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :	Ngày dạy : 
Tuần : 
Tiết 63 : BÀI 12. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN 
 A.YÊU CẦU TRỌNG TÂM 
	1. Kiến thức : HS hiểu tính chất cơ bản của phép nhân : giao hoán, kết hợp, 	nhân với 1, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Biết tìm 	dấu của tích nhiều số nguyên.
	2. Kỹ năng : Vận dụng các tính chất của phép nhân để tính nhanh giá trị biểu 	thức.
	3. Thái độ : Thấy được sự logic toán học, hs ham thích học toán.
B. DỤNG CỤ DẠY HỌC 
 GV : SGK , Bảng phụ, phấn màu ,phiếu học tập ,máy tính bỏ túi , thứơc thẳng , êke com pa 
 HS : SGK , bảng nhóm , máy tính bỏ túi , thứơc thẳng , êke com pa. 
CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
 I. ỔN ĐỊNH LỚP (1ph)
	II. KIỂM TRA ( ph) 
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1. Tính chất giao hoán :
a. b = b. a
2. Tính chất kết hợp :
(a. b) . c = a. ( b. c)
3. Nhân với số 1 :
a. 1 = 1. a = a
4. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng :
a(b + c) = ab + ac
a(b – c) = ab – ac
-BT 90 SGK trang 95 :
Thực hiện phép tính :
a) 15. (-2). (-5). (-6)
b) 4. 7. (-11). (-2)
* HĐ 1 : Tính chất giao hoán :
-Gọi hs tính và so sánh :
2. (-3) và (-3). 2
(-7). (-4) và (-4). (-7)
-Gọi hs phát biểu tính chất giao hoán ?
* HĐ 2 : Tính chất kết hợp :
-Tính và so sánh :
 [9. (-5)]. 2
và 9. [(-5). 2]
-Gọi hs phát biểu tính chất kết hợp ?
-Cho hs đọc chú ý SGK trang 94. (GV treo bảng phụ)
-Cho hs làm ?1
Tích một số chẵn các thừa số nguyên âm có dấu gì ?
-Cho hs làm ?2
Tích một số lẻ các thừa số nguyên âm có dấu gì ?
-Cho hs đọc nhận xét SGK.
* HĐ 3 : Nhân với số 1 :
-Cho hs phát biểu tính chất.
-Cho hs làm ?3
 a. (-1) = (-1). a = ?
-Cho hs làm ?4
Đố vui : Bình nói rằng bạn ấy đã nghĩ ra được hai số nguyên khác nhau nhưng bình phương của chúng lại bằng nhau. Bạn Bình nói có đúng không ? Vì sao ?
* HĐ 4 : Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng :
-Muốn nhân một số với một tổng ta làm thế nào ?
-Cho hs phát biểu quy tắc phân phối của phép nhân đối với phép cộng ?
-Giới thiệu chú ý :
Tính chất trên cũng đúng đối với phép trừ :
 a(b – c) = ab – ac
-Cho hs làm ?5
Tính bằng hai cách và so sánh kết quả :
a) (-8). ( 5+ 3)
b) (-3 + 3). (-5)
-Cho hs hoạt động nhóm ? 5
-
-HS giải :
2. (-3) = -6 ; (-3). 2 = -6
(-7). (-4) = 28 ; (-4). (-7) = 28
a. b = b. a
- HS giải :
[9. (-5)]. 2 = -45. 2 = - 90
và 9. [(-5). 2] = 9. (-10) = - 90
(a. b) . c = a. ( b. c)
-Đọc chú ý SGK trang 94.
-Tích một số chẵn các thừa số nguyên âm có dấu cộng.
-Tích một số lẻ các thừa số nguyên âm có dấu trừ.
-Đọc nhận xét SGK.
a. 1 = 1. a = a
a. (-1) = (-1). a = - a
- Bạn Bình nói đúng. 
Vì hai số đối nhau có bình phương bằng nhau ( VD : 32 = 9 và (- 3)2 = 9)
- Muốn nhân một số với một tổng ta nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng kết quả lại.
- HS phát biểu :
a(b + c) = ab + ac
-HS chú ý theo dõi, ghi bài.
-Đại diện nhóm giải :
a) Cách 1 :
 (-8). ( 5+ 3)
= (-8). 8 = - 64
Cách 2 :
(-8). ( 5+ 3) = (-8). 5 + (-8). 3
 = - 40 + (-24) = - 64
b) (-3 + 3). (-5)
Cách 1 :
(-3 + 3). (-5) = 0. (-5) = 0
Cách 2 :
(-3 + 3). (-5) = (-3). (-5) + 3. (-5)
 = 15 – 15 = 0
-
IV. VẬN DỤNG – CŨNG CỐ ( PH)
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
HS giải :
a) 15. (-2). (-5). (-6)
= [15. (-6)]. [(-2). (-5)]
= -90. 10 = - 900
b) 4. 7. (-11). (-2)
= (4. 7). [(-11). (-2)]
= 28. 22 = 616.
BT 90 SGK trang 95 :
Thực hiện phép tính :
a) 15. (-2). (-5). (-6)
b) 4. 7. (-11). (-2)
V. HƯỚNG DẨN VỀ NHÀ ( 1 ph)
	Học bài :
Bài tập : 91; 92; 93; 94 SGK trang 95.
- Chuẩn bị bài tập phần luyện tập.
- Tiết sau luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • doc63.doc