Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 6: Phép cộng và phép nhân - Nguyễn Văn Cao

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 6: Phép cộng và phép nhân - Nguyễn Văn Cao

I. MỤC TIÊU :

- Học sinh nắm vững các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng – phép nhân số tự nhiên; tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Biết phát biểu và viết dạng tổng quát của các tính chất đó.

- Học sinh biết vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh.

- Học sinh vận dụng hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán.

II. TRỌNG TÂM :

 Các tính chất của phép cộng và phép nhân.

III. CHUẨN BỊ :

 Giáo viên : Bảng phụ ghi tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên.

Học sinh : SGK, vở bài tập.

IV. TIẾN TRÌNH :

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 398Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 6: Phép cộng và phép nhân - Nguyễn Văn Cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6 : PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU :
Học sinh nắm vững các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng – phép nhân số tự nhiên; tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Biết phát biểu và viết dạng tổng quát của các tính chất đó.
Học sinh biết vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh.
Học sinh vận dụng hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán.
II. TRỌNG TÂM :
	Các tính chất của phép cộng và phép nhân.
III. CHUẨN BỊ :
	Giáo viên :	Bảng phụ ghi tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên.
Học sinh : 	SGK, vở bài tập.
IV. TIẾN TRÌNH :
Số phần tử của A
( 45 – 3 ) + 1 = 43 ( phần tử )
Số phần tử của B là
( 45 – 3 ) : 2 + 1 = 22 ( phần tử )
 vì mọi phần tử của B đều thuộc A.
I. TỔNG VÀ TÍCH 2 SỐ TỰ NHIÊN :
 Phép cộng 2 số tự nhiên bất kỳ cho ta một số tự nhiên duy nhất gọi là tổng của chúng.
	 a + b = c
 ( số hạng ) + ( số hạng ) = ( tổng )
 Phép nhân 2 số tự nhiên bất kỳ cho ta một số tự nhiên duy nhất gọi là tích của chúng.
	 a . b = d
 (thừa số) . (thừa số) = tích
Chú ý :
 	a.b = ab 
	 4.x.y = 4xy
Nhận xét: 
 Trong một tích có một thừa số bằng 0 thì tích bằng 0.
 Nếu tích của 2 thừa số bằng 0 thì ít nhất một thừa số bằng 0.
II. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN SỐ TỰ NHIÊN :
Ổn định :
Kiểm tra bài cũ :
Cho 2 tập hợp :A = 
 	 B = 
a) Tìm số phần tử của mỗi tập hợp (4đ)
b) Dùng ký hiệu để chỉ mối quan hệ giữa 2 tập hợp A và B (4đ)
c) M = có là tập con của A không (2đ)
Bài mới :
 Hoạt động 1:
GV giới thiệu đầu bài trực tiếp.
 GV : trực tiếp đưa ra 2 phép tính cộng và nhân như SGK.
 ? Trong phép cộng a,b gọi là gì ; c gọi là gì ?
 a,b là số hạng , c là tổng .
? Trong phép nhân a,b gọi là gì ; d gọi là gì ?
a,b là thừa số , d là tích.
GV giới thiệu kí hiệu phép nhân “ . “
 Trong 1 tích đều bằng chữ hoặc chỉ có 1 thừa số bằng số, ta có thể không ghi dấu nhân giữa chúng.
 Cho hs làm : gv treo bảng phụ , gọi 4 HS lên bảng điền kết quả.
 Cho hs làm .	 
 Dựa vào BT học sinh trả lời
? Cho a.b = 0, khi đó có thể kết luận gì về 2 số a, b ?
 GV cho học sinh ghi nhận xét. 
 Hoạt động 2:
 CỘNG
 NHÂN
 a + b = b + a
 a . b = b . a
(a+b)+ c = a +(b+c)
(a.b).c = a.(b.c)
a+ 0 = 0 + a = a
a.1 = 1.a = a
 a( b + c ) = ab + ac
( Học theo SGK / 15-16 )
A = 46 + 17 + 54 = 46 + 54 + 17 (giao hoán)
 = ( 46 + 54 ) + 17 (kết hợp )
 = 100 + 17
 = 117
B = 4.37.25 = ( 4.25 ) . 37 = 100 . 37
	 = 3700
C = 87 . 36 + 87 . 64 = 87 ( 36 + 64 )
	 = 87 . 100 = 8700
Bài 27/16:
	A = 86 + 357 + 14	( 457 )
	B = 72 + 69 + 128	( 269 )
	C = 25 . 5 . 4 . 27 . 2	( 27000 )
	D = 28 . 64 + 28 . 36	( 2800 )
GV treo bảng ghi tính chất của phép nhân và phép cộng để học sinh quan sát.
HS : nhìn vào công thức để phát biểu thành lời .
 ? Nếu ta có a.b + a.c + a.d + a.e + a.f .Aùp dụng tính chất phân phối ta được gì ? 
 a.(b+c+d+e+f) , đặt a làm thừa số chung .
 Khi áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng ta cần chú ý chiều ngược lại (đặt thừa số chung ) .
 Cho học sinh làm :
 Phối hợp các tính chất để thực hiện tính nhanh .
? Ở ví dụ A ta đã sử dụng các t/c gì ?
Giao hoán, kết hợp nhóm các số tròn trăm , tròn chục 
 GV chốt lại, trình bày cách làm
Củng cố :
 Bài 27 / 16 - SGK :
 Cả lớp làm bài tại chỗ.
 HS 1 làm câu a, c.
 Hs 2 làm câu b, d.
 GV cho học sinh nhận xét cách làm.
Kết quả và sửa sai.
5. Dặn dò :
 Học bài kèm theo SGK / 16 và bài ghi.
 Làm bài tập 26,28,30/16 SGK; bài 43, 44, 45 /8 – SBT.
Tiết sau chuẩn bị 1 máy tính bỏ túi FX 500 MS / 1 em (không bắt buộc).
 Bài tập dành cho học sinh Khá, giỏi:
Cho hai số P = 2004.2004 và Q =2003.2005 .Có cách nào để so sánh P và Q mà không cần tính kết quả của chúng .
Quyển sách giáo khoa toán 6 tập 1 có 132 trang. Hai trang đầu không đánh số .Hỏi phải dùng tất cả bao nhiêu chữ số để đánh số các trang của quyển sách này ?
 ĐS: 286
V. RÚT KINH NGHIỆM :
...
Nguyễn Văn Cao

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 6 - Phep cong va phep nhan.doc