Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 53: Ôn tập học kỳ I (Tiết 2)

Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 53: Ôn tập học kỳ I (Tiết 2)

I/ MỤC TIÊU:

-Kiến thức: Oân tập quy tắc lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên, quy tắc cộng trừ số nguyên, quy tắc dấu ngoặc, ôn tập các tính chất phép cộng trong N.

-Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính, tính nhanh giá trị của biểu thức, tìm x.

 Rèn luyện tính chính xác cho HS.

- Thái độ:

II/ CHUẨN BỊ:

 GV: bảng phụ ghi các quy tắc và bài tập .

 HS: Như dặn dò tiết 52.

III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 Gợi mở, đặt và giải quyết vấn đề

IV/ TIẾN TRÌNH:

1/. Ổn định: Kiểm tra sĩ số học sinh

2/. Kiểm tra bài cũ:

HS1: Thế nào là tập hợp N , N* , Z Hãy biểu diễn các tập hợp đó.

Nêu quy tắc so sánh hai số nguyên ? cho ví dụ?

HS2: Bài tập 27 SGK/58.

a/ Số nguyên a lớn hơn 5.

Số a có chắc chắn là số dương không?

b/ số nguyên b nhỏ hơn 1. Số b có chắc chắn là số âm không?

c/ Số nguyên c lớn hơn (-3) số c có chắc chắn là số dương không?

d/ Số nguyên d nhỏ hơn hoặc bằng (-2). Số d có chắc chắn là số âm không? Minh họa trên trục số.

Hai HS lên bảng kiểm tra

 HS cả lớp cùng làm để nhận xét.

GV nhận xét phê điểm.

 tắc so sánh số nguyên.

a/ Chắc chắn.

b/ Không ( vì còn số 0)

c/ Không ( vì còn số -2; -1; 0)

d/ Chắc chắn.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 223Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 53: Ôn tập học kỳ I (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 53 ÔN TẬP HỌC KÌ I ( TIẾT 2)
Ngày dạy:
I/ MỤC TIÊU:
-Kiến thức: Oân tập quy tắc lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên, quy tắc cộng trừ số nguyên, quy tắc dấu ngoặc, ôn tập các tính chất phép cộng trong N.
-Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính, tính nhanh giá trị của biểu thức, tìm x.
 Rèn luyện tính chính xác cho HS.
- Thái độ: 
II/ CHUẨN BỊ:
GV: bảng phụ ghi các quy tắc và bài tập .
HS: Như dặn dò tiết 52.
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 Gợi mở, đặt và giải quyết vấn đề
IV/ TIẾN TRÌNH: 
1/. Ổn định: Kiểm tra sĩ số học sinh
2/. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Thế nào là tập hợp N , N* , Z Hãy biểu diễn các tập hợp đó.
Nêu quy tắc so sánh hai số nguyên ? cho ví dụ?
HS2: Bài tập 27 SGK/58.
a/ Số nguyên a lớn hơn 5.
Số a có chắc chắn là số dương không?
b/ số nguyên b nhỏ hơn 1. Số b có chắc chắn là số âm không?
c/ Số nguyên c lớn hơn (-3) số c có chắc chắn là số dương không?
d/ Số nguyên d nhỏ hơn hoặc bằng (-2). Số d có chắc chắn là số âm không? Minh họa trên trục số.
Hai HS lên bảng kiểm tra 
 HS cả lớp cùng làm để nhận xét.
GV nhận xét phê điểm.
tắc so sánh số nguyên.
-3
-2
0
1
5
6
a/ Chắc chắn.
b/ Không ( vì còn số 0)
c/ Không ( vì còn số -2; -1; 0)
d/ Chắc chắn.
3/. Bài mới: 
3.1Oân tập các quy tắc cộng trừ số nguyên 
a/ Giá trị tuyêt đối của một số nguyên a. 
-GV: Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là gì?
-HS: Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là khỏang cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số.
GV: Nêu quy tắc tìm giá trị tuyệt đối của số 0, số nguyên dương, số nguyên âm?
Cho ví dụ?
HS: giá trị tuyệt đối của số 0 là số 0, giá trị tuyệt đối của số nguyên dương là chính nó, giá trị tuyệt đối của số nguyên âm là số đối của nó.
Hs tự lấy ví dụ.
b/ Phép trừ trong Z:
b1/ Cộng 2 số nguyên cùng dấu:
GV: Nêu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu?
-HS phát biểu quy tắc, thực hiện phép tính.
Ví dụ :
(-15) + (-20) =
(+19)+ (+3) =
+ =
b2/ Cộng hai số nguyên khác dấu:
-GV: Hãy tính 
(-30) +(+10)=
(-15) + (+40) = 
(-12) + 
GV: Tính (-24) + (+24)
-Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu?
-HS: Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu ( đối nhau và không đối nhau).
(GV đưa các quy tắc cộng hai số nguyên lên màn hình).
c/ Phép trừ trong Z:
-GV: Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta làm thế nào ? Nêu công thức.
-HS: Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b.
a – b = a + (-b)
d/ Quy tắc dấu ngoặc:
-GV: Phát biểu quy tắc bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “+”, bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “ –“ ; quy tắc cho vào trong dấu ngoặc.
-HS: Phát biểu các quy tắc dấu ngoặc.
Bài 1: Thực hiện phép tính:
a/ (52+ 12) – 9.3
b/ 80 – (4.52 – 3.23)
c/ [(-18)+ (-7)] – 15
d/ (-219) – (-229) + 12.5
GV: Cho biết thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức?
-HS : Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trường hợp có ngoặc, không ngoặc.
-GV cho HS họat động nhóm làm bài 2, 3.
Bài 2: Liệt kê và tính tổng tất cả các số nguyên x thỏa mãn : -4< x< 5.
Bài 3:Tìm số nguyên x biết:
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét.
I/ Oân tập lý thuyết:
1 /Oân tập các quy tắc cộng trừ số nguyên :
a/ Giá trị tuyêt đối của một số nguyên a. 
a nếu a 0
-a nếu a< 0
= 
b/ Phép trừ trong Z:
b1/ Cộng 2 số nguyên cùng dấu:
(-15) + (-20) = (-35)
(+19)+ (+3) = (+22)
+ =25 + 15 = 40
(-30) +(+10)= (-20)
(-15) + (+40) = (+25)
(-12) + (-12)+ 50 = 38
c/ Phép trừ trong Z:
Ví dụ: 
15 – (-20) = 15 + 20 = 35
-28 – (+12) = -28 + (-12) = -40
d/ Quy tắc dấu ngoặc:
Ví dụ: (-90) – (a-90) + (7-a)
 = -90 – a+ 90 + 7 –a
 = 7- 2a.
II/ Luyện tập:
Bài 1:Thực hiện phép tính:
a/ (52+ 12) – 9.3 = 10
b/ 80 – (4.52 – 3.23)= 4
c/ [(-18)+ (-7)] – 15= -40
d/ (-219) – (-229) + 12.5= 70
Bài 2: 
x = -3; -2; . . . 3; 4
Tính tổng:
(-3)+ (-2) + . . . + 3+ 4
= [(-3)+ 3] + [(-2) +2] + [(-1) + 1]+ 0+ 4 = 4
Bài 3:
a/ a = 3
2/ a = 0
c/ Không có số nào.
d/ a = 2
 4/. Củng cố:
Qua bài tập 3 đã làm em rút ra bài học kinh nghiệm gì?
III/ Bài học kinh nghiệm:
-Không có số nguyên nào mà giá trị tuyệt đối của nó là một số âm.
5/ Hướng dẫn về nhà:
-Oân tập các quy tắc cộng trừ số nguyên, quy tắc lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên, quy tắc dấu ngoặc.
-Bài tập số 104 tr. 15, 57 tr.60, 86 tr.64, bài 29 tr.58, 162 tr.75 SBT.
-Làm các câu hỏi ôn tập vào vở:
1/ Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 5, cho 9. các tính chất chia hết của một tổng.
2/ Thế nào là số nguyên tố, hợp số? Cho ví dụ?
3/ Thế nào là hai số nguyên tố cùng nhau? Ví dụ?
4/ Nêu cách tìm ƯCLN của hai hay nhiều số ? Nêu cách tìm BCNN của hay hay nhiếu số?
V/ RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 53(ds).doc