Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 51, Bài 8: Quy tắc dấu ngoặc - Năm học 2006-2007

Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 51, Bài 8: Quy tắc dấu ngoặc - Năm học 2006-2007

I/ MỤC TIÊU

1) Kiến thức

- Hiểu được quy tắc dấu ngoặc, biết khái niệm tổng đại số.

2) Kỹ năng

- Vận dụng được quy tắc dấu ngoặc, biết viết gọn và các phép biến đổi trong tổng đại số.

3) Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV : Thước thẳng, bảng phụ

- HS : Thước thẳng.

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1) Ổn định tổ chức

2) Kiểm tra bài cũ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1) Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên âm ?

Chữa bài tập 86 (c, d) (SBT)

Cho x = -98 ; a = 61 ; m = -25. Tính

c) a – m + 7 – 8 + m

d) m – 24 – x + 24 + x

2) Phát biểu quy tắc trừ số nguyên ?

Tính giá trị biểu thức :

5 + (42 – 15 + 17) – (42 + 17)

Nêu cách làm ?

- GV nhận xét, ghi điểm. HS1: Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “ – “ đằng trước kết quả.

c) a – m + 7 – 8 + m = 60

d) m – 24 – x + 24 + x = -25

HS 2: Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta lấy số bị trừ cộng với số đối của số trừ.

5 + (42 – 15 + 17) – (42 + 17) = -10

Ta thực hiện trong ngoặc trước rồi cộng từ trái qua phải.

- HS nhận xét, bổ sung.

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 51, Bài 8: Quy tắc dấu ngoặc - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
& Tuần 17 - Tiết 51
§8. QUY TẮC DẤU NGOẶC
	 Ngày soạn : 22/12/2006 
	 Ngày dạy : 25/12/2006 
I/ MỤC TIÊU
1) Kiến thức
- Hiểu được quy tắc dấu ngoặc, biết khái niệm tổng đại số.
2) Kỹ năng
- Vận dụng được quy tắc dấu ngoặc, biết viết gọn và các phép biến đổi trong tổng đại số.
3) Thái độ
- Rèn tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV : Thước thẳng, bảng phụ
HS : Thước thẳng.	
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1) Ổn định tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên âm ?
Chữa bài tập 86 (c, d) (SBT)
Cho x = -98 ; a = 61 ; m = -25. Tính
c) a – m + 7 – 8 + m 
d) m – 24 – x + 24 + x
2) Phát biểu quy tắc trừ số nguyên ?
Tính giá trị biểu thức : 
5 + (42 – 15 + 17) – (42 + 17) 
Nêu cách làm ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
HS1: Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “ – “ đằng trước kết quả.
c) a – m + 7 – 8 + m = 60
d) m – 24 – x + 24 + x = -25
HS 2: Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta lấy số bị trừ cộng với số đối của số trừ.
5 + (42 – 15 + 17) – (42 + 17) = -10 
Ta thực hiện trong ngoặc trước rồi cộng từ trái qua phải.
- HS nhận xét, bổ sung. 
3) Bài mới
- Ta nhận thấy trong ngoặc thứ nhất và thứ hai đều có 42 + 17. Vậy, có cách nào để bỏ dấu ngoặc đi để việc tính toán thuận lợi hơn.
Hoạt động 1 : Quy tắc dấu ngoặc 
a) Mục tiêu
- Hiểu và vận dụng được quy tắc dấu ngoặc.
b) Tiến hành hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho HS làm ?1
a) Tìm số đối của 2 ; (-5) và thực hiện phép tính {2 + (-5)}.
b) So sánh tổng các số đối của 2 và (-5) với số đối của tổng {2 + (-5)}.
- Tương tự hãy so sánh số đối của tổng 
(-3 + 5 + 4) với tổng các số đối của các số hạng.
- Vậy, khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-“ đằng trước thì dấu của các số hạng trong ngoặc như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm ?2
Tính và so sánh kết quả : 
a) 7 + (5 – 13) và 7 + 5 + (-13)
- Vậy, khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì dấu của các số hạng trong ngoặc như thế nào ?
b) 12 – (4 – 6) và 12 – 4 + 6 
- Phát biểu lại quy tắc bỏ dấu ngoặc ?
Ví dụ : Tính nhanh : 
a) 324 + {112 – (112 + 324)}
b) (-257) – {(-257 + 156) – 56}
- Ta có mấy cách bỏ dấu ngoặc ?
- Yêu cầu HS thực hiện lại bài toán đưa ra lúc đầu : 5 + (42 – 15 + 17) – (42 + 17) 
- Cho HS làm ?3 Tính nhanh : 
a) (768 – 39) – 768
b) (-1597) – (12 – 1597)
- GV nhận xét, bổ sung. 
- Số đối của 2 là (-2) ; số đối của (-5) là 5. {2 + (-5)} = (-3).
- HS : (-2) + 5 = 3.
Số đối của tổng {2 + (-5)} là
	 - {2 + (-5)} = (-2) + 5 = 3.
- Số đối của tổng (-3 + 5 + 4) là 
	- (-3 + 5 + 4) = 3 + (-5) + (-4)
- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-“ đằng trước thì dấu của các số hạng trong ngoặc thay đổi.
- 1HS lên bảng.
a) 7 + (5 – 13) = 7 + 5 + (-13) = (-1) 
- Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+“ đằng trước thì dấu của các số hạng trong ngoặc không thay đổi.
b) 12 – (4 – 6) = 12 – 4 + 6 = 14
- 2HS nhắc lại. 
- 2 HS lên bảng thực hiện. 
a) 324 + {112 – (112 + 324)} = 0
b) (-257) – {(-257 + 156) – 56} = -100
- Có hai cách : 
 + Bỏ trong ngoặc tròn trước 
 + Bỏ trong ngoặc vuông trước.
- 1HS lên bảng thực hiện. 
- 2 HS lên bảng thực hiện. 
a) (768 – 39) – 768 = -39
b) (-1597) – (12 – 1597) = -12
- HS nhận xét, bổ sung. 
c) Kết luận 	 1) Quy tắc dấu ngoặc
Quy tắc : Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-“ đằng trước thì dấu của các số hạng trong ngoặc phải thay đổi : dấu “+” thành dấu “-” và dấu “-” thành dấu “+” .
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+“ đằng trước thì dấu của các số hạng trong ngoặc không thay đổi.
Ví dụ : (SGK)
- Vì phép trừ số nguyên có thể diễn tả thành phép cộng nên một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên ta gọi là một tổng đại số.
Hoạt động 2 : Tổng đại số
a) Mục tiêu
- Biết khái niệm tổng đại số. Biết viết gọn và các phép biến đổi trong tổng đại số.
b) Tiến hành hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV giới thiệu về tổng đại số :
 + Tổng đại số là một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên.
 + Khi viết tổng đại số : bỏ dấu của phép cộng và dấu ngoặc.
Ví dụ : 5 + (-3) – (-6) - (+7)
	= 5 + (-3) + (+6) – 7 = 1
- GV giới thiệu các phép biến đổi trong tổng đại số :
 + Thay đổi vị trí các số hạng.
VD : 97 – 150 – 47 = ? 
 + Cho các số hạng vào trong ngoặc có dấu “+” , “-“ đằng trước.
VD : 284 – 75 – 25 = ?
- GV nêu chú ý SGK.
- HS lắng nghe. 
- HS thực hiện phép viết gọn tổng đại số.
- HS thực hiện các ví dụ : 
VD : 97 – 150 – 47 = 97 – 47 + 150 
	 = -100
VD : 284 – 75 – 25 = 284 - (75 + 25)
	 = 284 – 100 = 184
- 2HS đọc lại.
c) Kết luận 	 2) Tổng đại số
Trong một tổng đại số, ta có thể : 
 + Thay đổi vị trí các số hạng.
 + Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tuỳ ý, nếu trước dấu ngoặc là dấu trừ thỉ phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.
4) Củng cố
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nhắc lại quy tắc dấu ngoặc ?
- Nêu cách viết gọn một tổng đại số ?
Bài 57 (SGK) 
 - Gọi 2HS lên bảng thực hiện. 
a) (-17) + 5 + 8 + 17 
b) 30 + 12 + (-20) + (-12) 
c) (-4) + (-440) + (-6) + 440 
d) (-5) + (-10) + 16 + (-1) 
- GV nhận xét, bổ sung. 
Bài 59 (SGK)
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện. 
a) (2736 – 75) – 2736 
b) (-2002) – (57 – 2002) 
- GV nhận xét, bổ sung. 
2HS nhắc lại. 
- 2 HS lên bảng thực hiện. 
a) (-17) + 5 + 8 + 17 = 13
b) 30 + 12 + (-20) + (-12) = 10
c) (-4) + (-440) + (-6) + 440 = -10
d) (-5) + (-10) + 16 + (-1) = 0
- HS nhận xét, bổ sung. 
- 2 HS lên bảng thực hiện. 
a) (2736 – 75) – 2736 = -75
b) (-2002) – (57 – 2002) = -57
- HS nhận xét, bổ sung. 
5) Dặn dò
- Học bài.
- Làm bài tập 58, 60 (SGK) và 89, 90, 91, 92 (SBT) 
IV/ NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 51.doc