Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 49, Bài 7: Phép trừ hai số nguyên - Năm học 2008-2009 - Phan Hoàng Kiều Phương

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 49, Bài 7: Phép trừ hai số nguyên - Năm học 2008-2009 - Phan Hoàng Kiều Phương

I – MỤC TIÊU

 1.Kiến thức : HS nắm vững quy tắc trừ hai số nguyên .

 2.Kĩ năng : Biết tính đúng hiệu hai số nguyên.

 3.Thái độ : Bước đầu hình thành dự đoán trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một loạt hiện tượng liên tiếp và phép tương tự.

II – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

· Giáo viên : Phấn màu, bảng phụ.

· Học sinh : Bảng nhóm

III – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

· Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ

HS1:Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu(khác dấu ). Chữa bài tập 61/SBT

HS2:Phát biểu tính chất phép cộng các số nguyên. Chữa bài tập 71/SBT

-Yêu cầu HS nêu rõ quy luật của từng dãy số.

Đáp án :

Bài 65(SBT – tr61)

a) (-57)+47=(-10)

b) 469 + (-219) = 250

c) 195+(-200)+105+205

= (195+205)+

= 400 + (-95)=305 Bài 71(SBT – tr62)

a) 6 ; 1 ; -4 ; -9 ; -14

 6+1+(-4)+(-9)+(-14)= -20

b) -13 ; -6 ; 1 ; 8 ; 15

 (-13) + (-6) + 1 + 8 + 15 = 5

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 385Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 49, Bài 7: Phép trừ hai số nguyên - Năm học 2008-2009 - Phan Hoàng Kiều Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 16	 Ngày soạn :26/11/2008
Tiết : 49	 Ngày dạy : 28/11/2008
§7. PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN 
I – MỤC TIÊU 
 1.Kiến thức : HS nắm vững quy tắc trừ hai số nguyên .
 2.Kĩ năng : Biết tính đúng hiệu hai số nguyên.
 3.Thái độ : Bước đầu hình thành dự đoán trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một loạt hiện tượng liên tiếp và phép tương tự.
II – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
Giáo viên : Phấn màu, bảng phụ.
Học sinh : Bảng nhóm 
III – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ 
HS1:Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu(khác dấu ). Chữa bài tập 61/SBT
HS2:Phát biểu tính chất phép cộng các số nguyên. Chữa bài tập 71/SBT
-Yêu cầu HS nêu rõ quy luật của từng dãy số.
Đáp án : 
Bài 65(SBT – tr61)
a) (-57)+47=(-10)
b) 469 + (-219) = 250
c) 195+(-200)+105+205
= (195+205)+
= 400 + (-95)=305
Bài 71(SBT – tr62)
a) 6 ; 1 ; -4 ; -9 ; -14 
 6+1+(-4)+(-9)+(-14)= -20
b) -13 ; -6 ; 1 ; 8 ; 15 
 (-13) + (-6) + 1 + 8 + 15 = 5
Hoạt động 2 : Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
NỘI DUNG GHI BẢNG 
HOẠT ĐỘNG 2.1 :TÌM HIỆU CỦA HAI SỐ NGUYÊN 
*Cho HS làm ? /SGK
?-Qua bài tập ? em rút ra nhận xét gì khi thực hiện phép trừ hai số nguyên?
-Qua nhận xét của HS, GV đưa ra quy tắc và yêu cầu HS phát biểu quy tắc.
*Cho HS làm bài tập áp dụng 
Tính a) (-9) – (-7)
 b) 9 – 12 
Trong bài làm quen với số nguyên âm ta đã biết số tiền nợ, nhiệt độ giảmcó thể được biểu thị bằng số âm có được hay nhiệt độ tăng theo chiều âm 
*GV nhấn mạnh:Khi trừ hai số nguyên ta giữ nguyên số bị trừ chuyển phép “-“ thành phép “+” với số đối của số trừ.
-HS làm ? /SGK
3 – 1 = 3 + (-1) = 2 
3 – 2 = 3 + (-2) = 1
3 – 3 = 3 + (-3) = 0 
Tương tự 
3 – 4 = 3 + (-4) = -1
3 – 5 = 3 + (-5) = -2 
-HS rút ra nhận xét.
-HS phát biểu quy tắc 
-HS làm bài tập áp dụng 
a) (-9) – (-7) = (-9) + 7 = -2
b) 9 – 12 = 9 + (-12) = -3 
-HS đọc nhận xét/SGK
1.Hiệu hai số nguyên 
* Ví dụ 
3 – 4 = 3 + (-4) = -1
2 – (-1) = 2 + 1 = 3 
* Quy tắc : Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta cộng a với số đối của b
a + b = a + (-b)
* Nhận xét :(SGK)
HOẠT ĐỘNG 2.2:CHO HỌC SINH LÀM VÍ DỤ ÁP DỤNG
Gọi 1 HS đọc VD/SGK và xem phần giải.
-GV cho 1 VD tương tự để HS dễ hiểu hơn các bài toán thực tế
?-Số tiền bạn A còn lại -500 đồng có nghĩa là gì?
-Qua hai VD này giúp em có mối liên hệ gần gũi giữa phép cộng và phép trừ 
?-Nhận phép gì về phép trừ trong Z?
?-Kết quả phép trừ hai số nguyên là số như thế nào?
?- Kết quả phép trừ hai số tự nhiên là số như thế nào?
-HS tự đọc và VD/SGK
-1 HS lên bảng làm VD
-Nghĩa là bạn A nợ 500 đồng 
-Phép trừ trong Z luôn thực hiện được .
-Là một số nguyên
-Là một số tự nhiên
2.Ví dụ 
a) (SGK)
b) Bạn A có 2000 đồng bạn mua bút hết 2500 đồng. Hỏi bạn A còn bao nhiêu đồng?
Giải :
 Bạn A còn 2000 -2500=-500đ
* Nhận xét : Phép trừ hai số tự nhiên không phải lúc nào cũng thực hiện được còn phép trừ hai số nguyên luôn thực hiện được.
Hoạt động 3 : Củng cố 
*GV cho HS làm bài 47;48/SGK theo nhóm 
-Gọi đại diện nhóm làm nhanh nhất lên bảng.
*GV nhấn mạnh:Phép trừ hai số nguyên chính là “phép toán ngược” của phép cộng 
Bài 47(SGK – tr82: Tính 
2 – 7 = 2 + (-7) = -5
1 – (-2) = 1 + 2 = 3 
(-3) – 4 = (-3) + (-4) = -7
(-3) – (-4) = (-3) + 4 = 1 
Bài 48(SGK – tr82): Tính 
0 – 7 = 0 + (-7) = -7
7 – 0 = 7 + 0 = 7 
a – 0 = a + 0 = a
0 – a = 0 + (-a) = -a
Hoạt động 4 : Hướng dẫn về nhà 
-Học theo SGK
-BTVN: Bài 49;50/SGK/tr82
- Bài 77;78;79;86;87;88/SBT/tr64,65.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 49.doc