I. MỤC TIÊU:
- HS nắm đ¬ược 4 tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên giao hoán, kết hợp cộng với số 0, cộng với số đối.
- B¬ước đầu HS hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản của phép cộng để tính nhanh và tính toán hợp lý
- Biết cách tính và tính đúng tổng của nhiều số nguyên
II. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Hoạt động 1. KIỂM TRA BÀI CŨ
HS 1: Phát biểu và ghi dạng tổng quát của các tính chất của phép cộng các số tự nhiên
HS 2: Tính và rút ra nhận xét
a) (-2) + (-3) và (-3) +(-2)
b) (-8)+ (+4) và (+4)+ (-8)
GV ĐVĐ: Ngoài tính chất giao hoán phép cộng các số tự nhiên còn có tính chất gì?
Hoạt động 2. TÍNH CHẤT GIAO HOÁN
GV: Qua bài tập trên ta thấy phép cộng các số nguyên cũng có tính chất giao hoán
(?) hãy lấy thêm ví dụ minh hoạ
- Phát biểu nội dung tính chất giao hoán của phép cộng các số nguyên?
- GV yêu cầu HS nêu công thức tổng quát HS lấy ví dụ minh hoạ
- HS phát biểu tính chất: Tổng hai số nguyên không đổi khi ta đổi chỗ các số hạng
HS a + b = b + a với a,b Z
Thứ 5, ngày 10 tháng 12 năm 2009. Tiết 47. §6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN MỤC TIÊU: - HS nắm được 4 tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên giao hoán, kết hợp cộng với số 0, cộng với số đối. - Bước đầu HS hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản của phép cộng để tính nhanh và tính toán hợp lý - Biết cách tính và tính đúng tổng của nhiều số nguyên TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1. KIỂM TRA BÀI CŨ HS 1: Phát biểu và ghi dạng tổng quát của các tính chất của phép cộng các số tự nhiên HS 2: Tính và rút ra nhận xét a) (-2) + (-3) và (-3) +(-2) b) (-8)+ (+4) và (+4)+ (-8) GV ĐVĐ: Ngoài tính chất giao hoán phép cộng các số tự nhiên còn có tính chất gì? Hoạt động 2. TÍNH CHẤT GIAO HOÁN GV: Qua bài tập trên ta thấy phép cộng các số nguyên cũng có tính chất giao hoán (?) hãy lấy thêm ví dụ minh hoạ - Phát biểu nội dung tính chất giao hoán của phép cộng các số nguyên? - GV yêu cầu HS nêu công thức tổng quát HS lấy ví dụ minh hoạ - HS phát biểu tính chất: Tổng hai số nguyên không đổi khi ta đổi chỗ các số hạng HS a + b = b + a với a,b Z Hoạt động 3. TÍNH CHẤT KẾT HỢP GV yêu cầu HS làm ?2 Tính và so sánh kết quả [(-3) +4] +2 (-3) +(4+2) [(-3) +2] +4 ? Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong từng biểu thức? - GV cho 3 HS lên bảng tính ? Qua bài tập hãy cho biết muốn cộng một tổng hai số với một số thứ ba ta làm như thế nào? ? Nêu công thức biểu thị tính chất kết hợp của phép cộng các số nguyên? - GV giới thiệu chú ý (SGK/78) và nói nhờ tính chất này ta có thể viết: (a+b) +c = a+(b+c) = a+b+c GV nêu lại chú ý và cho HS làm bài 36 SGK/78 Tính: a) 126 +(-20) +2004 +(-106) b) (-199) +(-200) +(-201) Để làm bài tập này ta vận dụng kiến thức nào? GV chốt lại: Khi thực hiện phép cộng có nhiều thừa số các em cần chú ý vận dụng các tính chất của phép cộng để tính nhanh và tính hợp lý. HS cả lớp làm ?2 SGK 3 HS lên bảng tính [(-3) +4] +2 = 1+2 = 3 (-3) +(4+2) = (-3)+6 =3 [(-3) +2] +4 = (-1) +4 = 3 Vậy [(-3) +4] +2 =(-3) +(4+2) = = [(-3) +2] +4 HS Muốn cộng một tổng hai số với một số thứ ba ta có thể lấy số thứ nhất cộng với tổng của số thứ hai và số thứ ba. HS : (a+b) +c = a+(b+c) HS đọc chú ý SGK HS làm bài 36 SGK/78 2 HS lên bảng làm bài a) 126 +(-20) +2004 +(-106) = 126 +[(-20) +(-106)]+ 2004 = 126 +(-126) +2004 = 0 +2004 = 2004 b) (-199) +(-200) +(-2004) = [(-199) +(-201)] +(-200) = (-400) +(-200) = -600 Hoạt động 4. CỘNG VỚI SỐ 0 ? Một số nguyên cộng với số 0 kết quả như thế nào? Cho ví dụ? VD: (-8) +0 = -8 0 + (+12) = 12 ? Nêu công thức tổng quát của tính chất này? HS : Một số nguyên cộng với 0 có kết quả bằng chính nó HS lấy ví dụ minh hoạ HS : a = 0 = a Hoạt động 5. CỘNG VỚI SỐ ĐỐI GV yêu cầu HS thực hiện phép tính (-12) +12 = 25 +(-25) = GV: Ta nói (-12) và 12 là hai số đối nhau , 25 và (-25) là hai số đối nhau. ? Tổng của hai số đối nhau bằng bao nhiêu? GV cho HS đọc phần này ở SGK GV ghi tóm tắt Số đối của a ký hiệu là: -a Số đối của -a ký hiệu là: -(-a) = a ? Hãy tìm số đối của các số sau: A= 17; a = -20; a = 0 ? Số đối của 0 là số nào? ? Vậy a +(-a) = ? ? Nếu có a+b = 0 thì hai số a và b có quan hệ như thế nào? GV: a + b = 0 => a = -b và b = -a GV cho HS làm ?3 Tìm tổng của tất cả các số nguyên a biết -3<a< 3 HS trả lời (-12) +12 = 0 25 +(-25) = 0 HS : Tổng của hai số nguyên đối nhau bằng 0 HS đọc bài HS ghi bài HS : a = 17 thì -a = -17 A= -20 thì -a = -20 A = 0 thì -a = 0 HS : Số đối của 0 là số 0 nên 0 = -0 HS : a+(-a) = 0 HS : Khi đó a và b là hai số đối nhau HS nêu cách làm bài B1: Tìm các số nguyên a a {-2;-1;0;1;2} B2: Tính tổng: (-2) +(-1) + 0 + 1 + 2 = [(-2) +2] + [(-1) +1] +0 = 0 HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học thuộc các tính chất của phép cộng các số nguyên - Làm bài tập : 37,39, 40, 41 SGK ; Bài 70,71,72 SBT với HS khá giỏi
Tài liệu đính kèm: