I. Mục tiêu : Học xong bài này học sinh cần phải :
− Kiến thức: Biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập hợp N.
− Kĩ năng: Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn.
− Thái độ: Biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên trên trục số.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
− Giáo viên: SGK, thước thẳng, bảng phụ, nhiệt kế có chia độ âm và hình vẽ biểu diễn độ cao (âm, dương, 0).
− Học sinh: SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài :
3. Bài mới : Giới thiệu sơ lược về chương “Số nguyên”; yêu cầu học sinh thử trả lời các câu hỏi trong khung (góc tròn) nhằm tìm hiểu thực tế học sinh đã biết những gì về số nguyên âm.
4. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
Hoạt động 1 : Các ví dụ.
a) Giới thiệu ba ví dụ trong SGK. Sau mỗi ví dụ yêu cầu học sinh thực hiện các câu hỏi ? tương ứng.
b) Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trong khung (góc tròn).
a) Đọc các ví dụ ở SGK. Thực hiện các câu ? 1, 2, 3.
b) − chỉ nhiệt độ 3 độ dưới . Người ta dùng số âm để biểu thị nhiệt độ dưới , độ cao dưới mực nước biển, tiền nợ, 1. Các ví dụ: (SGK)
−1, −2, −3, (đọc là âm 1, âm 2, âm 3, hoặc −1, −2, −3, ). Những số như thế được gọi là số nguyên âm.
Trường : THCS Đồng Khởi Giáo viên : Lý Thế Chương Khuynh Ngày soạn : 8 / 12 / 2004 Chương II. SỐ NGUYÊN Tiết 41: LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM I. Mục tiêu : Học xong bài này học sinh cần phải : − Kiến thức: Biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập hợp N. − Kĩ năng: Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn. − Thái độ: Biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên trên trục số. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : − Giáo viên: SGK, thước thẳng, bảng phụ, nhiệt kế có chia độ âm và hình vẽ biểu diễn độ cao (âm, dương, 0). − Học sinh: SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập. III. Tiến trình dạy học : 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài : 3. Bài mới : Giới thiệu sơ lược về chương “Số nguyên”; yêu cầu học sinh thử trả lời các câu hỏi trong khung (góc tròn) nhằm tìm hiểu thực tế học sinh đã biết những gì về số nguyên âm. 4. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1 : Các ví dụ. a) Giới thiệu ba ví dụ trong SGK. Sau mỗi ví dụ yêu cầu học sinh thực hiện các câu hỏi ? tương ứng. b) Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trong khung (góc tròn). a) Đọc các ví dụ ở SGK. Thực hiện các câu ? 1, 2, 3. b) − chỉ nhiệt độ 3 độ dưới . Người ta dùng số âm để biểu thị nhiệt độ dưới , độ cao dưới mực nước biển, tiền nợ, 1. Các ví dụ: (SGK) −1, −2, −3,(đọc là âm 1, âm 2, âm 3, hoặc −1, −2, −3, ). Những số như thế được gọi là số nguyên âm. Hoạt động 2 : Trục số. a) Giới thiệu trực tiếp hoặc yêu cầu học sinh vẽ tia số và trình bày cách vẽ tia số (sau đó mới điều chỉnh và chính xác hóa) : vẽ một tia, đánh dấu liên tiếp các đoạn thẳng đơn vị (độ dài tùy ý chọn nhưng các đoạn thẳng đó phải bằng nhau), ghi phía dưới các số tương ứng 0, 1, 2, 3, với số 0 ứng với gốc của tia. b) Vẽ và giới thiệu trục số như trong SGK và yêu cầu học sinh làm ?4 (gợi ý : Trước tiên nên ghi các số nguyên vào trục số tương tự như hình 32 và xem các điểm A, B, C, D ứng với những số nào). c) Phần chú ý (h.34) ngoài việc liên hệ với hình ảnh thang chia độ của nhiệt kế, thang độ cao,còn chuẩn bị cho việc học mặt phẳng tọa độ ở lớp 7. a) Ôn lại cách vẽ tia số. b) Điểm A biểu diễn số −6. Ta có thể kí hiệu là A(−6). Tương tự, ta cũng có thể kí hiệu : B(−2), C(1), D(5). c) Liên hệ với hình ảnh thang chia độ của nhiệt kế, thang độ cao, 2. Trục số: (SGK) * Chú ý: (SGK) 5. Hướng dẫn học ở nhà : a) Bài vừa học : − Học bài theo SGK. − Bài tập ở nhà : Bài 1, 2, 3, 4, 5 SGK. − Bài tập dành cho học sinh khá, giỏi : Bài 6, 7, 8 SBT Toán 6 tập một. b) Bài sắp học : “Tập hợp các số nguyên” Chuẩn bị: Đọc trước bài sắp học ở nhà. IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung : .... .. ..
Tài liệu đính kèm: