Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 40, Bài 1: Làm quen với số nguyên âm - Năm học 2006-2007

Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 40, Bài 1: Làm quen với số nguyên âm - Năm học 2006-2007

I/ MỤC TIÊU

1) Kiến thức

- Biết được nhu cầu cần thiết (trong toán học và trong thực tế) phải mở rộng tập N thành tập số nguyên.

2) Kỹ năng

- Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn.

- Biết cách biểu diễn các số nguyên âm trên trục số.

3) Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, chính xác, rèn khả năng liên hệ giữa toán học và thực tế

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV : Thước thẳng, phấn màu, nhiệt kế to có chia độ âm, bảng ghi nhiệt độ

 của các thành phố.

- HS : Thước thẳng có chia đơn vị.

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1) Ổn định tổ chức

2) Kiểm tra bài cũ

3) Bài mới

- Đặt vấn đề và giới thiệu chương II

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Thực hiện các phép tính sau :

 4 + 6

 4.6 =

 4 – 6 - 1HS đứng tại chỗ trả lời.

 4 + 6 = 10

 4.6 = 24

 4 – 6 không có kết quả trong N

Để phép trừ các số tự nhiên bao giờ cũng thực hiện được, người ta phải đưa vào một lại số mới : Số nguyên âm. Các số nguyên âm cùng với các số tự nhiên lập thành một tập hợp các số nguyên.

- GV giới thiệu sơ lược về chương “Số nguyên”.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 207Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 40, Bài 1: Làm quen với số nguyên âm - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
& Tuần 14 - Tiết 40
Chương II : SỐ NGUYÊN
§1. LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM
	 Ngày soạn : 01/12/2006 
	 Ngày dạy : 04/12/2006 
I/ MỤC TIÊU
1) Kiến thức
- Biết được nhu cầu cần thiết (trong toán học và trong thực tế) phải mở rộng tập N thành tập số nguyên.
2) Kỹ năng
- Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn.
- Biết cách biểu diễn các số nguyên âm trên trục số.
3) Thái độ
- Rèn tính cẩn thận, chính xác, rèn khả năng liên hệ giữa toán học và thực tế
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV : 	Thước thẳng, phấn màu, nhiệt kế to có chia độ âm, bảng ghi nhiệt độ
	 của các thành phố.
HS : 	Thước thẳng có chia đơn vị.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1) Ổn định tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ
3) Bài mới
- Đặt vấn đề và giới thiệu chương II
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Thực hiện các phép tính sau : 
	4 + 6
	4.6 = 
	4 – 6 
- 1HS đứng tại chỗ trả lời.
	4 + 6 = 10
	4.6 = 24
	4 – 6 không có kết quả trong N
Để phép trừ các số tự nhiên bao giờ cũng thực hiện được, người ta phải đưa vào một lại số mới : Số nguyên âm. Các số nguyên âm cùng với các số tự nhiên lập thành một tập hợp các số nguyên.
- GV giới thiệu sơ lược về chương “Số nguyên”.
Hoạt động 1 : Các ví dụ
a) Mục tiêu
- Biết được nhu cầu cần thiết (trong toán học và trong thực tế) phải mở rộng tập N thành tập số nguyên.
- Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn.
b) Tiến hành hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ví dụ 1 : - GV giới thiệu về nhiệt kế và giới thiệu các nhiệt độ : 00C, trên 00C và dưới 00C.
- GV giới thiệu các số nguyên âm như :
 -1, -2, -3,  và hướng dẫn cách đọc .
- Cho HS làm ?1
 + Giải thích ý nghĩa các số đo nhiệt độ ?
 + Thành phố nào nóng nhất ?lạnh nhất ?
- Cho HS làm bài tập 1 (SGK tr.68) (bảng phụ vẽ 5 nhiết kế hình 35)
Ví dụ 2 : GV đưa hình vẽ giới thiệu về độ cao với quy ước độ cao mực nước biển là 0m. Giới thiệu độ cao trung bình của cao nguyên Đắk Lắk (600m) và độ cao trung bình của thềm lục địa Việt Nam (– 65m).
- Cho HS làm ?2 
- Cho HS làm bài tập 2 (SGK tr.68) và giải thích ý nghĩa của các số.
Ví dụ : Có và nợ
 + Oâng A có 10 000đ
 + Oâng A nợ 10 000đ có thể nói: “ông A có – 10 000đ”
- Cho HS làm ?3 và giải thích các con số.
- Quan sát nhiệt kế, đọc các số ghi trên nhiệt kế như 00C, 1000C, 400C, 
- 100C, - 200C, 
- HS tập đọc các số nguyên âm :
	 -1, -2, -3,  
- HS đọc và giải thích ý nghĩa các số đo nhiệt độ
 + Nóng nhất : TP. Hồ Chí Minh
 + Lạnh nhất : Mát-xcơ-va
a) Nhiệt kế a : - 30C
 Nhiệt kế b : - 20C
 Nhiệt kế c : 00C
 Nhiệt kế d : 20C
 Nhiệt kế e : 30C
b) Nhiệt kế b có nhiệt độ cao hơn.
- HS lắng nghe và đọc độ cao của núi Phan Xi Păng và của đáy vịnh Cam Rang.
- Độ cao của đỉnh Evơret là 8848m, nghĩa là đỉnh Evơret cao hơn mực nước biển 8848m. 
 Độ cao của đáy vực Marian là 
 -11524m nghĩa là đáy vực đó thấp hơn mực nước biển 11524m.
- HS lắng nghe. 
- Oâng Bảy nợ 150 000đ
 Bà Năm có 200 000đ
 Cô Ba nợ 30 000đ 
c) Kết luận 	 1) Ví dụ
Ví dụ 1 : Nhiệt độ : 00C, 1000C, 400C, - 100C, - 200C, 
Các số - 1, -2, -3,  là các số nguyên âm.
Ví dụ 2 : Độ cao trung bình của cao nguyên Đắk Lắk là 600m.
	 Độ cao trung bình của thềm lục địa Việt Nam là – 65m.
Ví dụ 3 : : Có và nợ
 + Oâng A có 10 000đ
 + Oâng A nợ 10 000đ có thể nói: “ông A có – 10 000đ”
- Ta đã biết cách biểu diễn tập hợp số tự nhiên trên trục số. Vậy, các số nguyên sẽ được biểu diễn trên trục số như thế nào ?
Hoạt động 2 : Trục số
a) Mục tiêu
- Biết cách biểu diễn các số nguyên âm trên trục số.
b) Tiến hành hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gọi 1HS lên bảng vẽ tia số, GV nhấn mạnh tia số phải có gốc, chiều, đơn vị.
- GV vẽ tia đối của tia số và ghi các số - 1; - 2, - 3,  từ đó giới thiệu gốc, chiều dương, chiều âm của trục số.
- Cho HS làm ?4
- GV giới thiệu trục số thẳng đứng hình 34.
- Cho HS làm bài tập 4 và bài tập 5.
- HS cả lớp vẽ tia số vào vở.
- HS vẽ tiếp tia đối của tia số và hoàn chỉnh trục số.
- HS làm ?4
	Điểm A : - 6	Điểm C : 1
	Điểm B : - 2	Điểm D : 5
- HS theo dõi.
- HS làm bài tập 4 và 5 theo nhóm.
c) Kết luận	 	 2) Trục số
Trục số : Điểm 0 gọi là điểm gốc.
	 Chiều từ trái sang phải là chiều dương, chiều ngược lại là chiều âm.
Chú ý : Có thể vẽ trục số thẳng đứng
4) Củng cố
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Trong thực tế người ta dùng số nguyên âm khi nào ?
Bài 5 (SBT) 
 + Gọi 1HS lên bảng vẽ trục số.
 + Gọi HS khác xác định điểm cách điểm 0 hai đơn cị (2 và -2)
 + Gọi HS khác xác định hai cặp điểm cách đều 0.
- Dùng số nguyên âm để chỉ nhiệt độ dưới 00C, độ sâu dưới mực nước biển, chỉ số nợ, 
- HS đọc đề. 
HS lần lượt lên thực hiện bài toán
5) Dặn dò
- Học bài.
- Làm bài tập 3 (SGK) và 1, 3, 4, 6, 7, 8 (SBT) 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 40.doc