Giáo án Số học Lớp 6 - Tiêt 4, Bài 4: Số phần tử của tập hợp. Tập con - Năm học 2009-2010

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiêt 4, Bài 4: Số phần tử của tập hợp. Tập con - Năm học 2009-2010

A. MỤC TIÊU.

 1. Kiến thức :

HS hiểu được một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có thể có vô số phần tử cũng có thể không có phần tử nào. Hiểu được khái niệm tập hợp con và khái niệm hai tập hợp bằng nhau.

2.Kỷ năng:

HS biết tìm số phần tử của một tập hợp, biết kiểm tra một tập hợp là một tập hợp con hoặc không là tập hợp con của một tập hợp cho trước, biết viết một vài tập hợp con của một tập hợp cho trước, biết sử dụng đúng các kí hiệu  và .

 3.Thái độ:

 Rèn khả năng thực hiện nhanh nhẹn , chính xác. Phân biệt kí hiệu ; 

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

 Nêu - giải quyết vấn đề.

C. CHUẨN BỊ:

 GV: Nghiên cứu bài dạy. Hình ảnh thực tế về tập con.

 HS: Nghiên cứu bài mới.Ôn các kiến thức về tập hợp.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định ( 2’) Vắng: 6C:

 II.Kiểm tra bài cũ: 5’

HS1: Nhắc lại các cách viết tập hợp.

Viết giá trị của số abcd trong hệ thập phân dưới dạng tổng giá trị các chữ số.

 III. Bài mới:

 1. Đặt vấn đề. 3’

Cho A={ gà; vịt, ngan;}. B={gà; vịt}. Mỗi tập hợp trên có bao nhiêu phần tử? Tập A và B có quan hệ gì?. Nội dung bài học hôm nay sẽ nghiên cứu vấn đề này.

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 235Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiêt 4, Bài 4: Số phần tử của tập hợp. Tập con - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4. §4: SỐ PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP. TẬP CON
Ngày soạn: 21/8
Ngày giảng: 6C:24/8/2009
A. MỤC TIÊU.
 1. Kiến thức :
HS hiểu được một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có thể có vô số phần tử cũng có thể không có phần tử nào. Hiểu được khái niệm tập hợp con và khái niệm hai tập hợp bằng nhau.
2.Kỷ năng:
HS biết tìm số phần tử của một tập hợp, biết kiểm tra một tập hợp là một tập hợp con hoặc không là tập hợp con của một tập hợp cho trước, biết viết một vài tập hợp con của một tập hợp cho trước, biết sử dụng đúng các kí hiệu Ì và Æ.
 3.Thái độ:
 	Rèn khả năng thực hiện nhanh nhẹn , chính xác. Phân biệt kí hiệu Ì; Î
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
 	Nêu - giải quyết vấn đề.
C. CHUẨN BỊ:
 	GV: Nghiên cứu bài dạy. Hình ảnh thực tế về tập con.
	HS: Nghiên cứu bài mới.Ôn các kiến thức về tập hợp.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I. Ổn định ( 2’)	 Vắng: 6C:
 II.Kiểm tra bài cũ: 5’
HS1: Nhắc lại các cách viết tập hợp. 
Viết giá trị của số abcd trong hệ thập phân dưới dạng tổng giá trị các chữ số.
 III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề. 3’
Cho A={ gà; vịt, ngan;}. B={gà; vịt}. Mỗi tập hợp trên có bao nhiêu phần tử? Tập A và B có quan hệ gì?. Nội dung bài học hôm nay sẽ nghiên cứu vấn đề này.
 2. Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: 10’
- GV nêu VD về tập hợp như SGK.
- Cho biết mỗi tâp hợp trên có bao nhiêu phần tử ?
- Yêu cầu HS làm ?1 ; ?2.
- GV giới thiệu: A là tập hợp các số tự nhiên x : x + 5 = 2 thì tập hợp A không có số tự nhiên nào. (phần tử ). A là tập hợp rỗng.
- Vậy một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử ?
- Yêu cầu HS đọc chú ý và ghi nhớ trong SGK.
- Cho HS làm bài tập 17 SGK.
Hoạt động 2: 20’
- Cho HS vẽ hình 11 SGK.
- GV vẽ hình lên bảng, dùng phấn màu viết hai phần tử x , y.
- Hãy viết các tập hợp E , F ?
- Nêu nhận xét về các phần tử của tập hợp E và F ?
- Khi nào tập hợp A là tập hợp con của tập hợp B ?
- Yêu cầu HS đọc định nghĩa SGK.
- GV giới thiệu kí hiệu:
- Cho HS làm ?3.
- Yêu cầu HS đọc chú ý SGK.
- Yêu cầu HS làm bài tập 19 .
Giới thiệu giao của hai tập hợp, hợp của hai tập hợp:
1. Số phần tử của tập hợp:
VD: A = {5} ® có 1 phần tử.
 B = {x , y} ® có 2 phần tử.
C = {1 ; 2 ; 3 ; ... ; 100} ® có 100 ptử
N = {0 ; 1 ; 2 ...} ® có vô số phần tử.
?1. D có 1 phần tử.
 E có 2 phần tử.
 H có 11 phần tử.
?2. Không có số tự nhiên nào mà 
x + 5 = 2.
4Chú ý: Tập hợp không có phần tử nào giọ là tập hợp rỗng
Tập hợp rỗng được ký hiệu là Æ (Phi)
VD: {x ÎN/ x + 5 = 2} là tập hợp rỗng.
Mỗi tập hợp có thể có 1 phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào
2. Tập hợp con:
E = {x, y}
F = {x ; y ; c , d}.
Mọi phần tử của tập hợp E đều thuộc tập hợp F.
Þ Tập hợpE là tập hợp con của tập hợp F.
Nhận xét: Ta thấy mọi phần tử của tập hợp E đều thuộc tập hợp F, ta gọi tập hợp E là tập hợp con của tập hợp F
Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B
Kí hiệu: A là tập hợp con của B.
 A Ì B hoặc B É A.
(A chứa trong B ; B chứa A).
?3. M Ì A ; M Ì B.
 B Ì A ; A Ì B.
A và B là hai tập hợp bằng nhau:A = B.
 Giao của hai tập hợp là tập hợp gồm những phần tử vừa thuộc A vừa thuộc B
 Hợp của hai tập là tập hợp gồm những phần tử thuộc A hoặc thuộc B
3. Củng cố: 7’
- Yêu cầu HS nêu nhận xét số phần tử của một tập hợp.
- Khi nào tập hợp A là tập hợp con của tập hợp B ?
- Khi nào tập hợp A bằng tập hợp B ?
	1. Dạng 1: Xác định số phần tử của tập hợp
	PP: Liệt kê các phần tử rồi đếm.
	BTTT: Bài tập 16, 17, 21, (SGK); 29; 30; 34(SBT)
	2. Dạng 2: Điền kí hiệu thuộc, không thuộc, con thích hợp
	Chú ý: Phân biệt kí hiệu thuộc, không thuộc( dùng cho phần tử) và kí hiệu con (Chỉ dùng cho tập hợp)
	BTTT: 19; 20; 24(SGK). 33; 35(SBT)
4. Hướng dẫn về nhà: 3’
BTVN: 	Hoàn thành các bài tập 16, 17, 21, 19; 20; 24(SGK). 29; 30; 3433; 35(SBT)
	Nghiên cứu trước bài mới.
E. Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docSO HOC 6.4.doc