Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 31: Luyện tập - Năm học 2004-2005 - Lý Thế Chương Khuynh

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 31: Luyện tập - Năm học 2004-2005 - Lý Thế Chương Khuynh

I. Mục tiêu :

 − Kiến thức : Học sinh nắm được định nghĩa ước chung, bội chung ; hiểu được khái niệm giao của hai tập hợp.

 − Kĩ năng : Học sinh biết tìm ước chung, bội chung của hai hay nhiều số bằng cách liệt kê các ước, liệt kê các bội rồi tìm các phần tử chung của hai tập hợp ; biết sử dụng kí hiệu giao nhau của hai tập hợp.

 − Thái độ : Học sinh biết tìm ước chung và bội chung trong một số bài toán đơn giản.

 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

 − Giáo viên : SGK, thước thẳng, bảng phụ.

 − Học sinh : SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập.

 III. Tiến trình dạy học :

 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp.

 2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài :

 − HS1: Làm bài tập 134a, b, c, d SGK. (Đáp: a.  ; b.  ; c.  ; d.  )

 − HS2: Làm bài tập 134e, g, h, i SGK. (Đáp: e.  ; g.  ; h.  ; i.  )

 3. Bài mới : Để nắm vững kiến thức về ước chung, bội chung. Hôm nay, ta sang: “Tiết 31: Luyện tập”

 4. Các hoạt động dạy học chủ yếu :

Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

 Hoạt động 1 : Bài tập 136.

a) Gọi học sinh đọc bài tập 136 SGK.

b) Gọi học sinh đọc tập hợp A, gọi học sinh khác đọc tập hợp B.

− Gọi học sinh nhắc lại thế nào là giao của hai tập hợp, từ đó tìm tập hợp M = A ∩ B.

− Gọi học sinh nhắc lại khái niệm tập hợp con, từ đó tìm quan hệ giữa tập hợp M với mỗi tập hợp A và B.

a) Đọc bài tập 136 SGK.

b) A = {0, 6, 12, 18, 24, 30, 36};

 B = {0, 9, 18, 27, 36}. Bài tập 136:

a) M = {0; 18; 36}.

b) M  A, M  B.

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 225Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 31: Luyện tập - Năm học 2004-2005 - Lý Thế Chương Khuynh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường : THCS Đồng Khởi
Giáo viên : Lý Thế Chương Khuynh	Ngày soạn : 15 / 11 / 2004
Tiết 31 :	LUYỆN TẬP
	I. Mục tiêu :
	− Kiến thức : Học sinh nắm được định nghĩa ước chung, bội chung ; hiểu được khái niệm giao của hai tập hợp. 
	− Kĩ năng : Học sinh biết tìm ước chung, bội chung của hai hay nhiều số bằng cách liệt kê các ước, liệt kê các bội rồi tìm các phần tử chung của hai tập hợp ; biết sử dụng kí hiệu giao nhau của hai tập hợp.
	− Thái độ : Học sinh biết tìm ước chung và bội chung trong một số bài toán đơn giản.
	II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
	− Giáo viên : SGK, thước thẳng, bảng phụ.
	− Học sinh : SGK, thước thẳng, đồ dùng học tập.
	III. Tiến trình dạy học :
	1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài :
	− HS1: Làm bài tập 134a, b, c, d SGK. 	(Đáp: a. Ï ; b. Î ; c. Î ; d. Ï )
	− HS2: Làm bài tập 134e, g, h, i SGK.	(Đáp: e. Ï ; g. Î ; h. Ï ; i. Î )
	3. Bài mới : Để nắm vững kiến thức về ước chung, bội chung. Hôm nay, ta sang: “Tiết 31: Luyện tập” 
	4. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Bài tập 136.
a) Gọi học sinh đọc bài tập 136 SGK.
b) Gọi học sinh đọc tập hợp A, gọi học sinh khác đọc tập hợp B.
− Gọi học sinh nhắc lại thế nào là giao của hai tập hợp, từ đó tìm tập hợp M = A ∩ B.
− Gọi học sinh nhắc lại khái niệm tập hợp con, từ đó tìm quan hệ giữa tập hợp M với mỗi tập hợp A và B.
a) Đọc bài tập 136 SGK.
b) A = {0, 6, 12, 18, 24, 30, 36};
 B = {0, 9, 18, 27, 36}.
Bài tập 136:
a) M = {0; 18; 36}.
b) M Ì A, M Ì B.
Hoạt động 2 : Bài tập 137.
a) Gọi học sinh đọc bài tập 137 SGK.
b) Chia lớp làm bốn nhóm lần lượt làm các câu a, b, c, d.
a) Đọc bài tập 137 SGK.
b) Thảo luận và cử đại diện làm bài tập.
Bài tập 137:
a) {cam, chanh};
b) Tập hợp các học sinh vừa giỏi Văn, vừa giỏi Toán của lớp ;
c) Tập hợp B (hoặc tập hợp các số tự nhiên chia hết cho 10, hoặc tập hợp các số có chữ số tận cùng bằng 0) ;
d) Æ.
Hoạt động 3 : Bài tập 138.
a) Gọi học sinh 138 SGK.
b) Cô giáo muốn chia được số bút và số vở thành một số phần thưởng như nhau thì cần phải có điều kiện gì ? Từ đó gọi học sinh lên bảng làm bài tập.
a) Đọc bài tập 138 SGK.
b) Điều kiện : tổng số bút và tổng số vở phải chia hết cho số phần thưởng.
Bài tập 138:
 Các cách chia a và c thực hiện được.
Cách chia
Số phần thưởng
Số bút ở mỗi phần thưởng
Số vở ở mỗi phần thưởng
a
4
6
8
c
8
3
4
	5. Hướng dẫn học ở nhà :
	a) Bài tập ở nhà : Bài 169, 170, 171 SBT.
	b) Chuẩn bị bài mới: “Tiết 32: Ước chung lớn nhất”
	− Tìm Ư(8), Ư(12), ƯC(8, 12). Số lớn nhất trong tập hợp các ước của 8 và 12 là số nào ?
	IV. Rút kinh nghiệm và bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • doc31. Luyen tap.doc