A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức :
HS hiểu được thế nào là ƯCLN của hai hay nhiều số, thế nào là hai số nguyên tố cùng nhau, ba số nguyên tố cùng nhau.
HS biết tìm ƯCLN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố.
2. Kỷ năng:
HS biết cách tìm ƯCLN một cách hợp lý trong từng trường hợp cụ thể, biết tìm ƯC và ƯCLN trong các bài toán thực tế.
3.Thái độ:
Rèn khả năng thực hiện nhanh nhẹn , chính xác.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Nêu - giải quyết vấn đề.
C. CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu bài dạy. Máy tính bỏ túi.
HS: Nghiên cứu bài mới.Máy tính bỏ túi.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định ( 2’) Vắng: 6C:
II.Kiểm tra bài cũ: 5’
Thế nào là ước chung của hai hay nhiều số ?
Tìm ƯC(24, 18) ĐS: ƯC(24,18)={1;2;3;6}
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề. 3’
Có nhận xét gì về các ước của 24 và 18 (Đều là ước của 6, là ước lớn nhất của 24 và 18. Do đó nếu có cách nào đó để tìm ước lớn nhất đó thì công việc tìm các ước chung còn lại sẽ dễ dàng hơn rất nhiều?
Tiết 31 §17. ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT (T1) Ngày soạn:25/10 Ngày giảng: 6C: 26/10 A. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức : HS hiểu được thế nào là ƯCLN của hai hay nhiều số, thế nào là hai số nguyên tố cùng nhau, ba số nguyên tố cùng nhau. HS biết tìm ƯCLN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố. 2. Kỷ năng: HS biết cách tìm ƯCLN một cách hợp lý trong từng trường hợp cụ thể, biết tìm ƯC và ƯCLN trong các bài toán thực tế. 3.Thái độ: Rèn khả năng thực hiện nhanh nhẹn , chính xác. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Nêu - giải quyết vấn đề. C. CHUẨN BỊ: GV: Nghiên cứu bài dạy. Máy tính bỏ túi. HS: Nghiên cứu bài mới.Máy tính bỏ túi. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định ( 2’) Vắng: 6C: II.Kiểm tra bài cũ: 5’ Thế nào là ước chung của hai hay nhiều số ? Tìm ƯC(24, 18) ĐS: ƯC(24,18)={1;2;3;6} III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề. 3’ Có nhận xét gì về các ước của 24 và 18 (Đều là ước của 6, là ước lớn nhất của 24 và 18. Do đó nếu có cách nào đó để tìm ước lớn nhất đó thì công việc tìm các ước chung còn lại sẽ dễ dàng hơn rất nhiều? 2. Triển khai bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 1. Hoạt động 1: 10 GV nêu VD: Tìm tập hợp các ước: Ư(12); Ư(30); ƯC (12; 30). Tìm số lớn nhất trong tập hợp ƯC (12 ; 30). GV giới thiệu ước chung lớn nhất và kí hiệu. Vậy ƯCLN của hai hay nhiều số là số như thế nào ? Yêu cầu HS đọc phần đóng khung SGK. Nêu nhận xét về quan hệ giữa ƯC và ƯCLN trong VD trên. GV: Tìm ƯCLN (5; 1) ƯCLN (12; 30; 1). GV đưa ra chú ý. 2. Hoạt động 2: 10’ GV nêu VD2: Tìm ƯCLN (36; 84; 168}. HS làm dưới sự hướng dẫn của GV. Tìm TSNT chung với số mũ nhỏ nhất? Yêu cầu HS nêu các bước tìm ƯCLN. Yêu cầu HS tìm ƯCLN (12; 30). - Yêu cầu HS đọc chú ý SGK. 1.Ước chung lớn nhất: Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}. Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}. Vậy ƯC (12; 30) = {1; 2; 3; 6}. Số lớn nhấy trong tập hợp ƯC (12; 30) là 6. Kí hiệu: ƯCLN (12; 30) = 6. Khái niệm : Ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số là ước lớn nhất trong tập hợp các ước của các số đó. VD: ƯCLN (5; 1) = 1. ƯCLN (12; 30; 1) = 1. Chú ý: Số 1 chỉ có một ước là 1. Do đó mọi số tự nhiên a và b, ta có: ƯCLN(a;1)=1; ƯCLN(a;;b;1)=1; 2. Tìm ƯCLN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố: VD: Tìm ƯCLN (36; 84; 168}. - Phân tích các số ra thừa số nguyên tố: 36 = 22. 32. 84 = 22.3 . 7 168 = 23. 3. 7 ƯCLN (36; 84; 169) = 22. 3 = 12. Muốn tìm UUCLN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau: Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố. Bước 2: Chọn các thừa số nguyên tố chung. Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó. Tích đó là ƯCLN phải tìm ?2. Tìm ƯCLN (8, 9). 8 = 23 ; 9 = 32 Þ ƯCLN (8,9) = 1. Þ 8 và 9 là 2 số nguyên tố cùng nhau. - ƯCLN (8; 12; 15) = 1 Þ 8; 12; 15 là 3 số nguyên tố cùng nhau. ƯCLN (24; 16; 8) = 8. 3. Củng cố: 12’ Giải các bài tập 139, 140 (SGK) 4. Hướng dẫn về nhà: 3’ BTVN: Hoàn thành các bài tập SGK; SBT E. Bổ sung:
Tài liệu đính kèm: