Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 29, Bài 16: Ước chung và bội chung - Năm học 2011-2012

Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 29, Bài 16: Ước chung và bội chung - Năm học 2011-2012

I/ MỤC TIÊU

1) Kiến thức

- Nắm vững định nghĩa ước chung, bội chung. Hiểu khái niệm giao của hai tập hợp.

2) Kỹ năng

- Tìm được các ước chung, bội chung đơn giản của hai hoặc ba số

3) Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, chính xác khoa học.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV : Thước thẳng, máy tính bỏ túi, bảng phụ .

- HS : Thước thẳng, máy tính bỏ túi.

- PPDH: Vấn đáp tìm tòi, gợi mở, thuyết trình, nhóm

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1) Ổn định tổ chức (1)

2) Kiểm tra bài cũ (7)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1) Nêu cách tìm các ước của một số ?

- Tìm Ư(4) ; Ư(6) ; Ư(12) ?

2) Nêu cách tìm các bội của một số ?

- Tìm B(6) ; B(4) ; B(3) ?

- GV nhận xét cho điểm. HS1:Trình bày

Ư(4) = {1; 2; 4} Ư(6) = {1; 2; 3; 6}

Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}

HS2: Trình bày

B(6) = {0; 6; 12; )

B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; )

B(3) = {0; 3; 6; 9; 12; )

- HS nhận xét, bổ sung.

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 209Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học - Lớp 6 - Tiết 29, Bài 16: Ước chung và bội chung - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
& Tuần 10 - Tiết 29 	Ngày soạn : 23/10/2011 
	 	 Ngày dạy : 24/10/2011
§16. ƯỚC CHUNG VÀ BỘI CHUNG
I/ MỤC TIÊU
1) Kiến thức
- Nắm vững định nghĩa ước chung, bội chung. Hiểu khái niệm giao của hai tập hợp.
2) Kỹ năng
- Tìm được các ước chung, bội chung đơn giản của hai hoặc ba số
3) Thái độ
- Rèn tính cẩn thận, chính xác khoa học.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV : 	Thước thẳng, máy tính bỏ túi, bảng phụ .
HS : 	Thước thẳng, máy tính bỏ túi.
PPDH: Vấn đáp tìm tòi, gợi mở, thuyết trình, nhóm
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1) Ổn định tổ chức (1’)
2) Kiểm tra bài cũ (7’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Nêu cách tìm các ước của một số ?
- Tìm Ư(4) ; Ư(6) ; Ư(12) ?
2) Nêu cách tìm các bội của một số ?
- Tìm B(6) ; B(4) ; B(3) ?
- GV nhận xét cho điểm.
HS1:Trình bày
Ư(4) = {1; 2; 4}	 Ư(6) = {1; 2; 3; 6}
Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}
HS2: Trình bày
B(6) = {0; 6; 12; )
B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; )	
B(3) = {0; 3; 6; 9; 12; )
- HS nhận xét, bổ sung. 
3) Bài mới
- Tập hợp Ư(4) và Ư(6) có các phần tử nào chung ? Tương tự với B(4) và B(6). 
- 2HS trả lời.
- Ta gọi các phần tử chung của Ư(4) và Ư(6) là ước chung của 4 và 6, các phần tử chung của B(4) và B(6) là bội chung của 4 và 6. Vậy, thế nào là ước chung, thế nào là bội chung thì bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
§16. ƯỚC CHUNG VÀ BỘI CHUNG
Hoạt động 1 : Ước chung (13’)
a) Mục tiêu
- Nắm vững định nghĩa ước chung.
b) Tiến hành hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Tìm các ước chung của 4, 6, 12 ?
- Từ ví dụ trên em hãy cho biết thế nào là ước chung của hai hay nhiều số ?
- Đó chính là định nghĩa ước chung.
- GV giới thiệu kí hiệu tập hợp ước chung của 4 và 6.
- GV nhấn mạnh : x ƯC(a, b) nếu 
	a x và b x 
- Cho HS làm ?1
- Tìm ƯC(4, 6, 8) ?
- GV giới thiệu ƯC(a, b, c)
- Ước chung của 4, 6, 12 là : {1 ; 2}.
- Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó.
- 2HS nhắc lại. 
 HS ghi bài.
8 ƯC(16, 40) đúng vì 16 8 
	 và 40 8
8 ƯC(32, 28) sai vì 32 8 
	 nhưng 28 8
- ƯC(4, 6, 8) = {1; 2}
- HS ghi bài 
c) Kết luận 	 1) Ước chung 
Định nghĩa : Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó.
Nhận xét : x ƯC(a, b, c) nếu a x, b x và c x 
- Chúng ta đã biết cách viết tập hợp ươc chung ? Còn tập hợp bội chung được kí hiệu như thế nào ?
Hoạt động 2 : Bội chung (13’)
a) Mục tiêu
- Nắm vững định nghĩa bội chung.
b) Tiến hành hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Tìm các phần tử chung trong tập hợp các B(4) và B(6) ?
- Ta nói đó là các bội chung của 4 và 6.
- Vậy, thế nào là bội chung của hai hay nhiều số ?
- GV giới thiệu kí hiệu BC(4, 6).
- Nhấn mạnh : x BC(a, b) nếu x a và x b.
- Cho HS làm ?2
- Tìm BC(3, 4, 6) ?
- GV giới thiệu BC(a, b, c)
- Củng cố bằng bài tập 134 (SGK tr.53)
- GV nhận xét, bổ sung. 
- Số 0 ; 12 ; 24 ; 36 ; 48 ; 
- HS lắng nghe. 
- Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó.
 HS ghi bài. 
- HS đứng tại chỗ trả lời.
 6 BC(3, 1) hoặc 6 BC(3, 2)
hoặc 6 BC(3, 3) hoặc 6 BC(3, 6)
- BC(3, 4, 6) = {0 ; 12 ; 24 ;  }
- HS lắng nghe. 
- Điền kí hiệu vào các câu : a, b, c, g, i.
 Điền kí hiệu vào các câu còn lại.
c) Kết luận	 2) Bội chung
Định nghĩa : Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó.
Nhận xét : x BC(a, b, c) nếu x a, x b và x c. 
- Tập hợp các phần tử chung giữa hai tập hợp ta gọi là giao của hai tập hợp, để nắm rõ hơn ta sang phần 3.
Hoạt động 3 : Chú ý (6’)
a) Mục tiêu
- Hiểu khái niệm giao của hai tập hợp.
- Biết sử dụng kí hiệu giao của hai tập hợp.
b) Tiến hành hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Tập hợp ƯC(4, 6) được tạo thành bởi các phần tử nào của hai tập hợp Ư(4) và Ư(6) ?
- Ta gọi tập hợp ƯC(4, 6) là giao của hai tập hợp Ư(4) và Ư(6).
- Vậy, thế nào là giao của hai tập hợp ?
- GV minh hoạ bằng hình vẽ.
- Giới thiệu kí hiệu 
	Ư(4) Ư(6) = ƯC(4, 6)
- Tập hợp ƯC(4, 6) được tạo thành bởi các phần tử chung của của hai tập hợp Ư(4) và Ư(6).
- HS lắng nghe. 
- Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp đó.
- HS ghi bài. 
c) Kết luận	 3) Chú ý
Định nghĩa : Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp đó.
Ví dụ : Ư(4) Ư(6) = ƯC(4, 6) = {1 ; 2}
Minh hoạ : 
4) Củng cố (4’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Bài tập củng cố : 
a) Điền tên một tập hợp thích hợp vào ô trống : B(4) = BC(4, 6)
b) A = {3; 4; 6} ; B = {4; 6}
Tìm A B ?
c) M = {a, b} ; N = {c, d}
Tìm M N = ?
- GV nhận xét, bổ sung. 
- HS trả lời miệng.
a) B(6)
b) A B = {4; 6}
c) M N = 
5) Dặn dò (1’)
- Học định nghĩa ước chung và bội chung. Nắm vững cách tìm giao của hai tập hợp.
- Làm bài tập 136; 137 (SGK tr.53) và 169; 170; 171; 172 (SBT tr.23) 
IV/ NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 29.doc