Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 28: Luyện tập - Năm học 2011-2012

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 28: Luyện tập - Năm học 2011-2012

I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1/. Kiến thức:

 - Củng cố lại kiến thức cơ bản về cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố.

 - On lại kiến thức về ước và bội.

 2/. Kĩ năng:

 - Vận dụng kiến thức giải các bài tập dạng cơ bản có liên quan.

 3/. Thái độ:

 - Rèn tính cẩn thận, chính xác và linh hoạt trong việc vận dụng kiến yhức vào giải toán.

II/.CHUẨN BỊ:

 1/. Giáo viên: Soạn giảng, Bảng phụ, thước thẳng.

 2/. Học sinh: Nắm vững kiến thức về ước và bội, cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố, xem trước các bài tập phần luyện tập và định hướng cách giải.

III/.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

 1/.On định : (1) Kiểm tra sỉ số hs.

 2/.Kiểm tra: (4)

 ?/ Phân tích số 225 ra thừa số nguyên tố?

 ? 2/ Phân tích số 1800 ra thừa số nguyên tố?

 Đáp án:

 225 = 32. 52. (9đ) ?2/ 1800 = 23. 32. 52 (9đ)

 ? phụ: Nêu cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố?

( . là viết số đó dưới dạng tích các thừa số nguyên tố). (1đ).

 3/. Bài mới:

 Nêu vấn đề:”Vận dụng các kiến thức vào giải các bài tập cơ bản có liên quan ”

Trợ giúp của thầy Hoạt động của trò Nội dung

* Hoạt động 1: Giải bài tập 128 (sgk/50)

- Gv gọi 1 hs lên bảng giải bài tập 128 (sgk/50).

- Nhận xét.

- Kiểm tra bài tập ở nhà của hs trong lớp.

1 hs lên bảng giải bài tập

nhận xét, sửa bài vào vở

xem lại bài tập ở nhà

 ( 5) Bài tập 128 (sgk/50)

Các số 4; 8; 11; 20 là ước của a.

Số 16 không là ước của a.

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 195Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 28: Luyện tập - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP
Tuần: 10 Tiết: 28
Ngày soạn:3.10.11
Ngày dạy: 17.10.11 
I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1/. Kiến thức:
 - Củng cố lại kiến thức cơ bản về cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
 - Oân lại kiến thức về ước và bội.
 2/. Kĩ năng:
 - Vận dụng kiến thức giải các bài tập dạng cơ bản có liên quan.
 3/. Thái độ:
 - Rèn tính cẩn thận, chính xác và linh hoạt trong việc vận dụng kiến yhức vào giải toán.
II/.CHUẨN BỊ:
 1/. Giáo viên: Soạn giảng, Bảng phụ, thước thẳng.
 2/. Học sinh: Nắm vững kiến thức về ước và bội, cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố, xem trước các bài tập phần luyện tập và định hướng cách giải.
III/.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 1/.Oån định : (1’) Kiểm tra sỉ số hs.
 2/.Kiểm tra: (4’)
 ?/ Phân tích số 225 ra thừa số nguyên tố?
 ? 2/ Phân tích số 1800 ra thừa số nguyên tố?
 Đáp án:
 225 = 32. 52. (9đ) ?2/ 1800 = 23. 32. 52 (9đ)
 ? phụ: Nêu cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố?
( .. là viết số đó dưới dạng tích các thừa số nguyên tố). (1đ).
 3/. Bài mới:
 Nêu vấn đề:”Vận dụng các kiến thức vào giải các bài tập cơ bản có liên quan”
Trợ giúp của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
* Hoạt động 1: Giải bài tập 128 (sgk/50)
- Gv gọi 1 hs lên bảng giải bài tập 128 (sgk/50).
- Nhận xét.
- Kiểm tra bài tập ở nhà của hs trong lớp.
1 hs lên bảng giải bài tập
nhận xét, sửa bài vào vở
xem lại bài tập ở nhà
 ( 5’)
Bài tập 128 (sgk/50)
Các số 4; 8; 11; 20 là ước của a.
Số 16 không là ước của a.
* Hoạt động 2: Giải bài tập 129; 130 (sgk/50)
- Gv nêu bài tập 129 (sgk/50)
?/ Nhắc lại cách tìm ước và bội của một số lớn hơn 1?
- Gọi 1 hs nêu hướng giải bài tập.
- Hướng dẫn hs cách giải, gọi 3 hs lên bảng giải bài tập.
- Yêu cầu tất cả hs cả lớp cùng giải bài tập.
- Nhận xét ,hoàn chỉnh bài giải.
- Gọi 2 hs lên bảng giải bài tập 130 (sgk/50) 51 và 75.
-Nhận xét,hoàn chỉnh bài giải.
quan sát bài tập
trả lời (bài cũ )
nêu hướng giải 
chú ý , 3 hs lên bảng giải bài tập
hs cả lớp cùng giải bài tập
nhận xét, ghi bài vào vở.
2 hs lên bảng giải bài tập
nhận xét 
 (15’)
Bài tập 129 (sgk/50)
 a) Ư(a)= {1; 5; 13; 65}.
b) Ư (b) = {1;2;4;8;16;32}.
c) Ư ( c) = { 1;3;7;9;21;63}.
Bài tập 130 (sgk/50)
 51=3.17 ; Ư(51) ={1; 3; 17; 51}
75 = 3. 52; Ư (75) = {1; 3; 5; 15; 25; 75}.
* Hoạt động 3: Giải bài tập 131; 132 (sgk/50)
- Gv nêu bài tập 131 (sgk/50)
-Vấn đáp hs nêu lời giải.
-Yêu cầu hs làm việc nhóm nhỏ giải câu b.
- Yêu cầu hs trình bày, nhận xét.
-Gv nêu tiếp bài tập 132 (sgk/50)
- Yêu cầu hs tóm tắt bài tập.
?/ Muốn tìm số túi ta tìm bằng cách nào?
- Yêu cầu hs tìm các ước cùa 28.
-Nhận xét, hoàn chỉnh bài giải.
quan sát bài tập
trả lời vấn đáp
hs làm việc nhóm giải câu b
trình bày, nhận xét
quan sát bài tập
tóm tắt bài tập
trả lời (tìm các ước của 28)
tìm các ước của 28
nhận xét
 ( 15’)
Bài tập 131 (sgk/50)
42 = 1.42= 2.21= 3.14= 6.7;
30 = 1.30 = 2.15= 3.10 = 5.6;
Bài tập 132 (sgk/50)
 Số túi là ước của 28:
Ư (28) ={1; 2; 4;7;14;28}.
 4/. Củng cố: (4’)
 ?/ Nhắc lại cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố?
 Bài tập 133 (sgk/50)
111= 3.37; Ư (111) ={1;3;37;111}
= 111.
 5/. Dặn dò: (1’)
 - Học lại bài học.
 - Xem lại các bài tập đã giải.
 - Làm tiếp các bài tập còn lại.
 -Chuẩn bị tiếp bài mới Bài 16 : Ước chung và Bội chung.
Bài 16: ƯỚC CHUNG VÀ BỘI CHUNG
Tuần: 10 Tiết:29
Ngày soạn:4.10.11
Ngày dạy: 1910.11
I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1/. Kiến thức:
 -Hs nắm được định nghĩa ước chung ,bội chung; Hiểu được khái niệm giao của hai tập hợp.
 2/. Kĩ năng:
 - Hs biết tìm ước chung ,bội chung của hai hay nhiều số bằng cách liệt kê các ước , liệt kê các bội rồi tìm các phần tử chung của hai tập hợp ; Biết sử dụng kí hiệu giao của hai tập hợp.
 - Hs biết tìm ước chung và bội chung trong một số bài toán đơn giản.
 3/. Thái độ:
 - Cẩn thận, chính xác, linh hoạt khi giải toán.
II/.CHUẨN BỊ:
 1/. Giáo viên: Soạn giảng, Bảng phụ, thước thẳng.
 2/. Học sinh: Nắm vững kiến thức về cách tìm ước và bội của hai hay nhiều số, xem trước nội dung bài, các dụng cụ học tập.
III/.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 1/.Oån định : (1’) Kiểm tra sỉ số hs.
 2/.Kiểm tra: (5’)
 ?1. Hãy tìm các ước của 4 và các ước của 6?
 ?2. Hãy tìm 5 bội của 4 và 5 bội của 6?
 Đáp án:
 HS1: Ư(4) = { 1; 2; 4}; Ư(6) = {1; 2; 3; 6}. (10đ)
 HS 2: B(4) = {0; 4; 8; 12; 16}; B(6) = {0; 6; 12; 18; 24} (10đ)
 3/. Bài mới:
 Nêu vấn đề:”Ta nhận xét có phần tử 1 và 2 vừa là ước của 4 vừa là ước của 6; 0;12 vừa là bội của 4 vừa là bội của 6 Vậy ta gọi tên các phần tử ấy là gì?”
Trợ giúp của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1:Tìm hiểu ước chung
- Gv giới thiệu: các số 1 và 2 ta gọi là ước chung của 4 và 6.
?/ Vậy ước chung của hai số là gì?
-Ta có kí hiệu ước chung của 4 và 6 là ƯC(4,6).
?/ Viết tập hợp các ước chung của 4 và 6?
?/ Vậy ước chung của a và b là gì?
-Nhấn mạnh :xƯC (a,b) nếu ax và bx.
- Mở rộng : ước chung của ba số a,b,c. 
-Yêu cầu hs hoàn thành ?1.
-Nhận xét, nhấn mạnh lại kí hiệu ước chung.
ghi nhận kiến thức
trả lời (ước của cả hai số đó)
ghi nhận kí hiệu
viết (ƯC (4,6)={1;2})
trả lời (ƯC (a,b))
lưu ý 
ghi nhận
hoàn thành ?1
nhận xét, lưu y
 (12’)
1/. Ước chung:
 Ví dụ:
Ư(4) = { 1; 2; 4}; 
Ư(6) = {1; 2; 3; 6}
Vậy : 1 và 2 vừa là ước của 4 vừa là ước của 6 . Ta nói 1 và 2 là ước chung của 4 và 6.
Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó.
 Ta có: ƯC (4,6) ={1;2}
xƯC (a,b) nếu a
Tương tự:
xƯC (a,b,c) nếu avà c
?1. 8 ƯC(16,40) Đ; 8ƯC (32,28) S
* Hoạt động 2:tìm hiểu về bội chung
- Gv nêu lại ví dụ các bội của 4 và 6.
?/ Số nào vừa là bội của 4 vừa là bội của 6?
-Gv giới thiệu bội chung của 4 và 6.Kí hiệu.
?/ Bội chung của hai hay nhiều số là gì?
-Nhấn mạnh : xBC (a,b) nếu xa, xb.
-Yêu cầu hs làm ?2 sgk.
-Nhận xét.
-Gv giới thiệu bội chung của a,b,c.
quan sát lại KTBC
trả lời ( 0 và 12)
ghi nhận ( 0;12;)
trả lời (..là bội của tất cả các số đó)
lưu ý
làm ?2 ( 2)
nhận xét
ghi nhận
 (12’)
2/. Bội chung
 Ví dụ: B(4) = {0; 4; 8; 12; 16;}
 B(6) = {0; 6; 12; 18; 24;..}
Vậy :Các số 0; 12;vừa là bội của 4 vừa là bội của 6 .Ta nói chúng là các bội chung của 4 và 6.
Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó 
 Ta có: BC (4,6) = {0; 12;}
xBC (a, b) nếu xa và xb.
ø 
?2. 6 BC (3,2).
 Tương tự:
xBC (a, b,c) nếu xa, xb và xc.
* Hoạt động 3:tìm hiểu giao của hai tập hợp
-Gv giới thiệu hình minh họa cá ước của 4 và các ước của 6.
- Giới thiệu tiếp biểu đồ minh họa ước chung của 4 và 6.
-Giới thiệu giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp.Kí hiệu .
-Cho hs quan sát tranh A và B, hãy viết tập C giao của hai tập hợp trên?
- Cho tập hợp D = {1;2;3;4;5} viết tập hợp giao của tập hợp D và A?
-Gv giới thiệu tập hợp rỗng.
-GV nêu ra bài tập :Hãy điền tên một tập hợp thích hợp vào ô vuông thích hợp:
quan sát biểu đồ
quan sát biểu đồ
ghi nhận giao của hai tập hợp , kí hiệu
làm bài tập nhanh
viết tập hợp rỗng
ghi nhận
điền tên tập hợp
 (9’)
3/. Chú ý:
.1 .3
.2 .6
.4
 Ư(4) Ư(6) = ƯC (4,6) = {1;2}.
Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp đó.
 Ví dụ: A = {đu đủ, ớt, xoài, cà}
 B = {đu đủ, cam, nho, chuối, xoài}.
 C = {đu đủ, xoài}.
 A D = .
BT: B(4) = Bc(4,6) (kq: B(6) ).
 4/. Củng cố: (5’)
 Bài tập 135 (sgk/53) 
Ư(7) = {1;7}; Ư(8) = {1;2;4;8}; ƯC (7,8) ={1}.
GV: “ Ước chung của một số nguyên tố với số khác là 1.”
Bài tập: Điền tên một tập hợp thích hợp vào chỗ trống:
 a6 và a8 a  (kq: BC (6,8))
 100 x và 40 x x  (kq: ƯC (100,40)).
 m 3 , m 5 và m 7 m  (kq: BC (3,5,7)).
 5/. Dặn dò: (1’)
 - Học bài theo sgk.
 - Làm các bài tập 134; 135; 136 (sgk/53).
 - Xem trước các bài tập phần luyện tập ,chuẩn bị cho tiết luyện tập .
 -Hướng dẫn Bài tập 134; 136 .
LUYỆN TẬP
Tuần: 10 Tiết:30
Ngày soạn:5.10.11
Ngày dạy: 21.10.11
I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1/. Kiến thức:Củng cố kiến thức cơ bản về ước chung ,bội chung, giao của hai tập hợp.
 2/. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức giải các dạng bài tập cơ bản có liên quan.
 3/. Thái độ: Cẩn thận, chính xác ,linh hoạt khi tham gia giải bài tập.
II/.CHUẨN BỊ:
 1/. Giáo viên: Soạn giảng, Bảng phụ, thước thẳng.
 2/. Học sinh: Học thuộc bài học, nắm vững cách tìm ước chung và bội chung, xem trước và giải các bài tập đơn giản ở nhà, dụng cụ học tập.
III/.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 1/.Oån định : (1’) Kiểm tra sỉ số hs.
 2/.Kiểm tra: (7’)
 ?1.Hãy nêu ước chung của hai hay nhiều số là gì? Giải bài tập 134 a,b,c,d.
 ?2. Hãy nêu bội chung của hai hay nhiều số là gì? Giải bài tập 134 .e,g,h,i.
 Đáp án:
 HS1: Ước chung của hai hay nhiều số là ước của tất cả các số đó. (2đ)
 Bài tập 134:
 a. ; b. ;c. ; d. (8đ)
 HS2: Bội chung của hai hay nhiều số là bội của tất cả các số đó (2đ) 
 Bài tập 134:
 e. ; g. ; h. ; i. (8đ)
 3/. Bài mới:
 Nêu vấn đề:”Vận dụng các kiến thức về ước chung và bội chung vào giải các dạng bài tập cơ bản”
Trợ giúp của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1:Giải bài tập củng cố cách tìm ước chung.
- Gv nêu bài tập 135 (sgk/53)
?/ Nhắc lại cách tìm ước của một số tự nhiên >1? Cách tìm ước chung của hai hay nhiều số?
-Gọi 3 hs lên bảng giải lại bài tập 135.
-Nhận xét.
quan sát đề bài 
nhắc lại (chia lần lượt cho tứ 1 đến a; tìm phần tử chung)
3 hs lên bảng giải bài tập
nhận xét 
 (10’)
Bài tập 135 (sgk/53)
Ư(6) = {1;2;3;6};Ư(9) = {1;3;9}
ƯC (6,9) = {1;3}.
b) Ư(7) = {1;7}; Ư(8) = {1;2;4;8}
ƯC (7,8) = {1}.
c) Ư(4) = {1;2;4}; Ư(6) = {1;2;3;6}
Ư(8) = {1;2;4;8}
ƯC (4,6,8) = {1;2}.
* Hoạt động 2:Giải bài tập 136 (sgk/53 ), củng cố giao của hai tập hợp.
- GV nêu bài tập 136 (sgk/53).
?/ Nhắc lại giao của hai tập hợp là gì?
-Gọi 2 hs lên bảng viết các bội của 6 và bội của 9 nhỏ hơn 40.
-Gọi 1 hs viết các phần tử của tập hợp M.
-Vấn đáp hs dùng kí hiệu tập hợp con thích hợp.
-Nhận xét chung về dạng bài tập, 
-GV vấn đáp hs nêu các lời giải cho các câu a,b,c,d của bài tập 137 (sgk/53;54).
?/Giao của A và B là gì?
?/Giao cảu tập hợp hs giỏi văn và hs giỏi toán là gì?
?/ Giao của tập hợp số chia hết cho 5 với tập hợp số chia hết cho 10 là gì?
?/ Giao của hai tập hợp: số chẳn và số lẻ?
-Nhận xét, đánh giá chung. liên hệ thực tế
quan sát bài tập
trả lời (các phần tử chung)
2 hs lên bảng viết tập hợp A,B
1 hs viết tập hợp M
trả lời vấn đáp
nhận xét, chú ý
quan sát bài tập 137 (sgk/53;54)
trả lời (cam, chanh)
trả lời (hs vừa giỏi văn vừa giỏi toán)
trả lời ( các số chia hết cho 10)
trả lời (tập rỗng)
nhận xét , lưu ý
 (20’)
Bài tập 136 (sgk/53)
 A = {0;6;12;18;24;30;36}
 B = {0;9;18;27;36}
a) M = A B = {0;18; 36}.
b) M A; M B.
Bài tập 137 (sgk/53;54)
C= {cam, chanh}
 Tập hợp HS vừa giỏi văn, vừa giỏi toán.
Tập hợp các số chia hết cho 10.
Tập rỗng ( ).
* Hoạt động 3:Gải bài toán thực tế
- Yêu cầu hs đọc đề bài tập 138 (sgk/54)
- Chia nhóm thảo luận (3’), sau đó đại diện nhóm trình bày.
-Gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.
đọc đề bài
chia nhóm thảo luận
đại diện nhóm trình bày. Nhận xét
 (5’)
Bài tập 138 (sgk/54)
Cách chia
Số p.
thưởng
Số bút 
Mỗi P.T
Số vở
Mỗi P.T
a
4
6
8
b
6
c
8
3
4
 4/. Củng cố(1’)
 GV nhắc lại từng dạng bài tập và vận 
dụng kiến thức giải sao cho hợp lí và chính xác.
 GV mở rộng : A .
 5/. Dặn dò(1’)
-Học bài lại, xem lại các bài tập đã giải.
-làm các bài tập trong sách bài tập.
-Chuẩn bị trước bài mới bài 17 Ước chung lớn nhất.
LUYỆN TẬP
Tuần: 10 Tiết:10
Ngày soạn:6.10.11
Ngày dạy: 22.10.11
I/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1/. Kiến thức: hệ thống lại kiến thức về điểm nằm giữa hai điểm còn lại .
 2/. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức vào giải các bài tập về xác định điểm nằm giữa hai điểm còn lại, tính một độ dài đoạn thẳng nếu biết độ dài của hai đoạn thẳng theo công thức ,giải toán thực tế.
 3/. Thái độ: cẩn thận, chính xác và linh hoạt khi vận dụng kiến thức vào giải toán.
II/.CHUẨN BỊ:
 1/. Giáo viên: Soạn giảng, Bảng phụ, thước thẳng.
 2/. Học sinh: Nắm vững kiến thức bài học, xem trước và định hướng giải các bài tập sgk, dụng cụ học tập.
III/.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
 1/.Oån định : (1’) Kiểm tra sỉ số hs.
 2/.Kiểm tra: (6’)
 ?/ Cho bài tập : Gọi M là một điểm của đoạn thẳng AB. Biết :AM = 4 cm, AB = 8 cm. 
 + Tính MB?
 + So sánh: AM và MB?
 Đáp án: Vì M nằm giữa hai điểm A và B 
 Ta có: AM+MB=AB.
 MB = AB – AM
 = 8 – 4 = 4 (cm) (6đ)
 So sánh: MA = MB (= 4cm) (4đ)
 3/. Bài mới:
 Nêu vấn đề:”Vận dụng kiến thức vào giải các dạng bài tập cơ bản và các bài tập có từ thực tế”
Trợ giúp của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1:Vận dụng giải toán thực tế
- Yêu cầu 2 hs đọc kĩ bài toán 48 (sgk/121)
- Hướng dẫn hs phân tích đề bài toán.
Minh họa cho hs dễ hiểu đề bài.
?/ Sau bốn lần đo thì thì khoảng cách giữa điểm đầu tiên và đầu thước lúc này là bao nhiêu?
?/ Độ dài còn lại cần đo là bao nhiêu?
?/ Vậy chiều rộng của lớp học là bao nhiêu?
- Nhận xét, liên hệ thực tế các dạng bài tập tương tự
Hs đọc đề bài
chú ý phân tích bài toán
trả lời (tính 4.1,25)
trả lời (tính )
trả lời ( tính cộng lại)
nhận xét
 (15’)
Bài tập 48(sgk/121)
 Gọi A,B là hai điểm mút của bề rộng lớp học.
 Gọi C là một điểm trùng với đầu của thước sau bốn lần đo liên tiếp trên bề rộng lớp học.
 Theo đề bài ta có:
A° °C °B
Khoảng cách AC: 4.1,25 = 5 (m)
Khoảng cách CB: = 0,25 (m)
Chiều rộng lớp học: AB = AC+CB 
 = 5+0,25 = 5,25 (m).
 ĐS: 5,25m. 
* Hoạt động 2:Giải bài tập 49(sgk/121)
-Gọi hs đọc đề bài tập
-GV treo bảng phụ H.52
-Xét h.52 a AN = ? +?; BM=?+?
So sánh :AM và BN?
-Xét h52.b AM=?+?; BN=?+?
So sánh: AM và BN?
-Nhận xét chung.
đọc đề bài
quan sát bảng phụ
trả lời (AN=?+?; BM=?+?; So sánh)
trả lời (AM=?+?; BN=?+?; so sánh)
nhận xét, ghi bài giải
 (10’)
Bài tập 49(sgk/121)
 * H.52.a
AN=AM+MB; BM=BN+NM.
Mà: AN=BM 
Suy ra: AM+MN=BN+MN
Hay: AM=BN.
 *H.52.b
AM=AN+NM; BN=BM+MN
Mà: AN=BM và NM=MN
Suy ra: AM=BN.
* Hoạt động 2:Giải bài tập 50; 51 (sgk/121; 122)
- Gọi hs phân tích bài tập 50 (sgk/121)
?/ Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
-Lưu ý ta có nhận xét ở bài tập trên: “Điểm V được lặp lại 2 lần và tổng không có V”.
-Trong trường hợp bài tập 51 (sgk/122) Hãy xác định điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
Làm việc nhóm nhỏ.
-Gợi ý dựa vào khoảng cách của chúng.
phân tích bài tập
trả lời (điểm V)
lưu ý
xác định điểm nằm giữa (Điểm A)
làm việc nhóm nhỏ
lưu ý
 (10’)
Bài tập 50 (sgk/121)
 Ta có: TV+VA=TA thì điểm V nằm giữa T và A.
Bài tập 51 (sgk/122)
Ta có: TA+AV=TV ( Vì: 1+2=3)
Nên ba điểm T,A,V thẳng hàng và điểm A nằm giữa hai điểm T ,V.
 4/. Củng cố: (2’)
 Giải bài tập 52(sgk/122) Đúng
 -Lưu ý : cách xác định điểm nằm giữa hai điểm còn lại,
 tính khoảng cách trong tùng dạng bài tập vận dụng khá
 nhiều trong thực tế
 5/. Dặn dò: (1’)
 -Học lại bài, xem lại các bài tập đã giải.
 -Làm các bài tập trong sách bài tập.
 - Xem và chuẩn bị trước bài 9,chú ý chuẩn bị thước chia độ dài.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 10.doc