Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 22 đến 24 - Năm học 2008-2009 - Trần Thị Hợp

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 22 đến 24 - Năm học 2008-2009 - Trần Thị Hợp

I/. MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được:

 1, Kiến thức: củng cố, khắc sâu các kiến thức về dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.

 2, Kỹ năng: có kỹ năng vận dụng thành thạo các dấu hiệu chia hết.

 3, Thái độ: Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác .

II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:

· Giáo viên: Phấn màu, SGK, thước thẳng.

· Học sinh: Phiếu học tập, bảng nhóm.

III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1, Ổn định lớp: (1 phút)

 2, Kiểm tra bài cũ: (6 phút )

– HS1: Chữa BT 103/Sgk

 Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 9?

– HS2: Chữa bài tập 105/Sgk

 Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 3?

 3, Bài mới: ( 30 phút)

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 I. Chữa bài tập:

Bài 106/Sgk:

a) 10002

b) 10008

Bài 107/Sgk:

a) đúng; b) Sai; c) Đúng; d) Đúng

II. Phát hiện tìm tòi kiến thức mới:

- Nêu cách tìm số d khi chia 1 số cho 9, cho 3?

- Áp dụng tìm số dư m khi chia a cho 9, tìm số dư n khi chia a cho 3.

Bài 139/SBT:

Tìm các chữ số a và b sao cho

 a – b = 4 và 9 – HS: đọc đề.

– GV: số tự nhiên nhỏ nhất có 5 chữ số là số nào?

– HS: 10000

– GV: dựa vào dấu hiệu nhận biết tìm số tự nhiên nhỏ nhất có 5 chữ số sao cho số đó:

Chia hết cho 3?

Chia hết cho 9?

– HS: 10002

 10008

– GV: phát phiếu học tập bài 107/Sgk cho HS

Yêu cầu bổ sung: - giải thích với câu sai.

 - cho ví dụ minh hoạ.

– HS: làm bài 107 Sgk trong phiếu học tập; giải thích và cho ví dụ.

– GV: chia nhóm hđ trả lời câu hỏi: “Nêu cách tìm số dư khi chia một số cho 3, cho 9?

a

827 468 1546 1011

m

n

– HS: hđ nhóm tìm tòi kiến thức mới:

+ Số dư khi chia mỗi số cho 9, cho 3 là số dư khi chia tổng các chữ số cho 3, cho 9.

a

827 468 1546 1011

m

 8 0 7 1

n

 2 0 1 1

– GV: treo bảng phụ bài 110 Sgk

Giới thiệu các số m, n, r, mn, d như trong Sgk.

Gọi HS lần lượt điền vào ô trống.

– HS: .

– GV: em hãy so sánh r với d?

– HS: r = d

– GV: nếu r d phép nhân làm sai.

 Nếu r = d phép nhân làm đúng.

Trong thực hành ta thường viết các số m, n, r, d như sau:

 m 3

 r d 3 3

 n 2

– HS: đọc đề, suy nghĩ cách giải bài 139/SBT

– GV: gọi 1 HS lên bảng, các HS còn lại làm vào vở bài tập.

– HS:

– GV: cùng HS nhận xét, sửa sai.

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 242Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 22 đến 24 - Năm học 2008-2009 - Trần Thị Hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8:
Tiết 22:	DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3, CHO 9 	
Ngày soạn: 28/9/08
I/. MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được: 
	1, Kiến thức: nắm vững dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.
	2, Kỹ năng: biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 để nhanh chóng nhận ra 1 số có hay không chia hết cho 3, cho 9.
	3, Thái độ: Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác .
II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
Giáo viên: Phấn màu, thước thẳng, SGK.
Học sinh: Phiếu học tập, bảng nhóm, SGK.
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1, Ổn định lớp: (1 phút)
	2, Kiểm tra bài cũ: (3 phút) Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5. 
	3, Bài mới: (29 phút ) 
Đặt vấn đề vào bài: 
	– GV: Xét 2 số a = 2124; b = 5124. Thực hiện phép chia để kiểm tra xem số nào chia hết cho 9, số nào không chia hết cho 9.(HS: a chia hết cho 9, còn b không chia hết cho 9)
	– GV: ta thấy 2 số đều tận cùng bằng 124, nhưng a chia hết cho 9, còn b không chia hết cho 9. Dường như dấu hiệu chia hết cho 9 không liên quan đến các chữ số tận cùng, vậy nó liên quan đến yếu tố nào?
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Nhân xét mở đầu:
Nhận xét: Mọi số đều viết được dưới dạng tổng các chữ số của nó cộng với một số chia hết cho 9.
378 = 3.(99 + 1) + 7.(9 + 1) + 8
 = 3.99 + 3 + 7.9 + 7 + 8
 = (3 + 7 + 8) + (3.99 + 7.9)
=(Tổng các chữ số)+(số chia hết cho 9)
2. Dấu hiệu chia hết cho 9:
Ví dụ: (Sgk/40)
Kết luận 1: (Sgk/40)
Kết luận 2: (Sgk/40)
Dấu hiệu: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 và chỉ những số đó mới chia hết cho 9.
3. Dấu hiệu chia hết cho 3:
Ví dụ: (Sgk/41)
Kết luận 1: (Sgk/41)
Kết luận 2: (Sgk41)
Dấu hiệu: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 và chỉ những số đó mới chia hết cho 3.
 1/ GV: em hãy nghĩ một số bất kỳ, rồi trừ đi tổng các chữ số của nó, xét xem hiệu có chia hết cho 9 hay không?
HS: 
 GV: nêu nhận xét như trong Sgk. Hướng dẫn HS giải thích điều đó đối với các số 378 và 253.
2/ GV: áp dụng nhận xét mở đầu, xét xem số 378 có chia hết cho 9 hay không?
– HS: giải thích như trong Sgk.
Từ đó đi đến kết luận 1.
– GV: hỏi tương tự đối với số 253
Từ đó đi đến kết luận 2.
– HS: trả lời  à kết luận 2.
– GV: kết luận chung.
n có tổng các chữ số chia hết cho 9 Û n 9
– HS: phát biểu dấu hiệu chia hết cho 9.
* Củng cố: làm [?1]
(yêu cầu HS giải thích)
3/
– GV: tổ chức các hoạt động tương tự như trên để đi đến kết luận 1 và 2.
Lưu ý HS trong ví dụ ở mục 3 có sử dụng tính chất: nếu 1 số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 3.
* Củng cố : làm [?2]
Chú ý: HS tìm được 1 giá trị của *, chẳng hạn * = 2 cũng là đạt yêu cầu. Tuy nhiên, sau đó giáo viên nên hỏi tiếp: dấu * có thể thay bởi chữ số nào khác?
(* còn có thể là 5, là 8)
Để tìm được tất cả các giá trị của *, có thể trình bày lời giải của [?2] như sau:
157*: 3 Û 1 + 5 + 7 + * 3
 Û 13 + * 
 Û * Ỵ í2; 5; 8ý
	4, Củng cố và hướng dẫn tự học: (12 phút)
 a) Củng cố:
Bài 102: a) A = í3564; 6531; 6570; 1248ý
	 b) B = í3564; 6570ý
Trở lại vấn đề đặt ra ở đầu tiết học: dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 có gì khác với dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5?
(Đáp: dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 phụ thuộc vào chữ số tận cùng; dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 phụ thuộc vào tổng các chữ số.
	 b) Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học
- Học thuộc dấu hiệu chia hết cho 3, dấu hiệu chia hết cho 9.
- BTVN: 101, 103, 104, 105/Sgk 
Bài sắp học
Tiết 23: LUYỆN TẬP
Chuẩn bị các bài tập: 106à110/Sgk/42
	5. Bổ sung:
IV/. KIỂM TRA: 
Tiết 23:	LUYỆN TẬP	
Ngày soạn: 28/9/08
I/. MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được: 
	1, Kiến thức: củng cố, khắc sâu các kiến thức về dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9. 
	2, Kỹ năng: có kỹ năng vận dụng thành thạo các dấu hiệu chia hết.
	3, Thái độ: Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác .
II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
Giáo viên: Phấn màu, SGK, thước thẳng.
Học sinh: Phiếu học tập, bảng nhóm.
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1, Ổn định lớp: (1 phút)
	2, Kiểm tra bài cũ: (6 phút ) 
– HS1: Chữa BT 103/Sgk 
 Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 9?
– HS2: Chữa bài tập 105/Sgk 
	Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 3?
	3, Bài mới: ( 30 phút)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 I. Chữa bài tập:
Bài 106/Sgk:
10002
10008
Bài 107/Sgk:
a) đúng; b) Sai; c) Đúng; d) Đúng
II. Phát hiện tìm tòi kiến thức mới:
- Nêu cách tìm số d khi chia 1 số cho 9, cho 3?
- Áp dụng tìm số dư m khi chia a cho 9, tìm số dư n khi chia a cho 3.
Bài 139/SBT:
Tìm các chữ số a và b sao cho
 a – b = 4 và 9 
– HS: đọc đề.
– GV: số tự nhiên nhỏ nhất có 5 chữ số là số nào?
– HS: 10000
– GV: dựa vào dấu hiệu nhận biết tìm số tự nhiên nhỏ nhất có 5 chữ số sao cho số đó:
Chia hết cho 3?
Chia hết cho 9?
– HS: 10002
 10008
– GV: phát phiếu học tập bài 107/Sgk cho HS
Yêu cầu bổ sung: - giải thích với câu sai.
 - cho ví dụ minh hoạ.
– HS: làm bài 107 Sgk trong phiếu học tập; giải thích và cho ví dụ.
– GV: chia nhóm hđ trả lời câu hỏi: “Nêu cách tìm số dư khi chia một số cho 3, cho 9?
a
827 468 1546 1011
m
n
– HS: hđ nhóm tìm tòi kiến thức mới:
+ Số dư khi chia mỗi số cho 9, cho 3 là số dư khi chia tổng các chữ số cho 3, cho 9.
a
827 468 1546 1011
m
 8 0 7 1
n
 2 0 1 1 
– GV: treo bảng phụ bài 110 Sgk 
Giới thiệu các số m, n, r, mn, d như trong Sgk.
Gọi HS lần lượt điền vào ô trống.
– HS: .
– GV: em hãy so sánh r với d?
– HS: r = d
– GV: nếu r ¹ d phép nhân làm sai.
 Nếu r = d phép nhân làm đúng. 
Trong thực hành ta thường viết các số m, n, r, d như sau:
 m 3
 r d 3 3
 n 2
– HS: đọc đề, suy nghĩ cách giải bài 139/SBT
– GV: gọi 1 HS lên bảng, các HS còn lại làm vào vở bài tập.
– HS: 
– GV: cùng HS nhận xét, sửa sai.
	4, Củng cố và hướng dẫn tự học: ( 8 phút)
 a) Củng cố:
HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.
	 b) Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học
- Xem lại các BT đã giải.
- BT: Thay x bởi chữ số nào để:
 a) 12 + 3
b) 3
Bài sắp học
Tiết 24: ƯỚC VÀ BỘI
Nghiên cứu bài trước ở nhà.
	5. Bổ sung:
IV/. KIỂM TRA: 
Tiết 24:	ƯỚC VÀ BỘI 
Ngày soạn:28/9/2008
I/. MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được: 
	1, Kiến thức: HS nắm được định nghĩa ước và bội của một số, kí hiệu tập hợp các ước, tập hợp các bội của một số.
	2, Kỹ năng: HS biết kiểm tra 1 số có hay không là ước hoặc là bội của một số cho trước, biết tìm ước và bội của một số cho trước trong các trường hợp đơn giản.
HS biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản.
	3, Thái độ: Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác .
II/. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
Giáo viên: Phấn màu, thước thẳng, SGK.
Học sinh: Phiếu học tập, SGK.
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1, Ổn định lớp: (1 phút)
	2, Kiểm tra bài cũ: (2’) kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
	3, Bài mới: (27’)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Ước và bội:
a b Þ a là bội của b
 b là ước của a
2. Cách tìm ước và bội:
Kí hiệu:
- Ư(a) là tập hợp các ước của a.
- B(a) là tập hợp các bội của a.
Ví dụ 1: B(7) = í0; 7; 14; 21ý 
Ta có thể tìm các bội của một số bằng cách nhân số đó lần lượt với 0, 1, 2, 3,..
Ví dụ 2: Ư(8) = í1; 2; 4; 8ý
Ta có thể tìm các ước của a bằng cách lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của a. 
[?3] Ư(12) = í1; 2; 3; 4; 6; 12ý 
[ ?4.]
Ước của 1 là 1.
Một vài bội của 1 là 0, 1, 2, 3,
1/ GV: hãy nhắc lại khi nào thì số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b? cho ví dụ?
– HS: số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b ¹ 0 nếu có số tự nhiên k sao cho a = b.k
Ví dụ: 18 3
– GV: khi đó ta nói a là bội của b, b là ước của a.
* Củng cố: làm [?1]
Số 18 là bội của 3, không là bội của 4.
Số 4 là ước của 12, không là ước của 15.
– GV: muốn tìm ước và bội của một số, ta làm như thế nào?à phần 2.
2/ GV: giới thiệu các kí hiệu Ư(a) và B(a).
Làm ví dụ 1:
– GV: để tìm các bội của 7, ta làm như thế nào?
– HS: suy nghĩ và trả lời.
– GV: nêu nhận xét về cách tìm bội của một số (số đó phải khác 0)
* Củng cố: làm [?2] (đáp số:0,8, 16, 24, 32)
– GV: cho HS làm ví dụ 2
Hướng dẫn: lần lượt chia 8 cho 1; 2; 3;; 8 để xét xem 8 chia hết cho những số nào. Chú ý khi 8 :1=8 ta viết luôn hai ước của 8 là 1 và 8, khi có 8 :2 = 4 ta viết luôn hai ước của 8 là 2 và 4
– HS:  các ước của 8 là 1; 2; 4; 8.
– GV: để tìm các ước của a ta làm như thế nào?
– HS: lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của a.
– GV: cho HS khác nhắc lại.
* Củng cố: Làm [?3] (HS :) 
- Làm [?4] (HS : )
từ [?4] nêu các chú ý về ước và bội của số 1:
- Số 1 chỉ có 1 ước là 1.
- Số 1 là ước của bất kỳ số tự nhiên nào.
– GV có thể khai thác thêm:
	- Số 0 là bội của mọi số tự nhiên khác 0.
	- Số 0 không là ước của bất kỳ số tự nhiên nào.
	4, Củng cố và hướng dẫn tự học: (15’) 
 a) Củng cố:
* Bài tập 1: cho biết a.b = 40 (a, b Ỵ N*), x = 8y (x, y Ỵ N*), điền vào chỗ trống cho đúng:	a là	 của	;	b là 	 của 	;
	x là	 của	;	y là 	 của  ; 	
* Bài tập 2: tìm số tự nhiên x biết: a) x 6 và 10 < x < 40	b) 10 x
	 b) Hướng dẫn tự học:
 Bài vừa học
- Nắm vững khái niệm ước và bội, cách tìm ước và bội của một số.
- BTVN: 111, 112, 113, 114/Sgk 
Bài sắp học Tiết 25: SỐ NGUYÊN TỐ - HỢP SỐ - BẢNG SỐ NGUYÊN TỐ
Đọc trước bài ở nhà.
Bảng các số tự nhiên từ 2 à100	
5, Bổ sung: 
1) Tìm tập hợp các số cóhai chữ số là:
	a) Ước của 132; 	b) Bội của 12
Những số nào thuộc cả hai tập hợp đó.
2) Tìm:
	a) Tổng các ước của 6.	b) Tổng các ước của 28
Hãy nêu nhận xét về tổng các ước của 6 và tổng các ước của 28
GV: giới thiệu về số hoàn chỉnh: Một số bằng tổng các ước của nó (không kể chính nó) gọi là số hoàn chỉnh.
Ví dụ: Các ước của 6 (không kể chính nó) là 1, 2, 3.
Ta có: 1 + 2 + 3 = 6. Vậy Số 6 là số hoàn chỉnh.
IV/. KIỂM TRA: 

Tài liệu đính kèm:

  • doct22-23-24.doc