Giáo án Số học Lớp 6 - Tiêt 18 đến 21 - Năm học 2009-2010

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiêt 18 đến 21 - Năm học 2009-2010

I.Mục tiêu:

* Kiến thức:

- HS nắm được tính chất chia hết của một tổng.

* Kĩ năng:

- Bước đầu biết vận dụng vào giải quyết những bài toán đơn giản.

* Thái độ:

- Cẩn thận trong tính toán, tích cực trong học tập.

II.Phương pháp và phương tiện dạy, học:

1)Phương pháp:

- Nêu vấn đề.

2)Phương tiện dạy, học:

+GV: Giáo án, SGK, bảng phụ.

+HS :SGK, vở nghi, vở nháp, phiếu học tập.

III. Tiến trình dạy học:

1.Kiểm tra bài cũ: (05 phút)

- Mục tiêu: Kiểm tra ý thức học tập ở nhà của HS. Củng cố kiến thức cũ cho HS.

- Các bước tiến hành:

Giáo viên

1, Khi nào ta nói số t/n a chia hết cho số t/n b ? cho ví dụ !

2, a, Các số 3, 15, 3 + 15, 15 - 3 có chia hết cho 3 không ?

 b, Các số 15, 6, 15 + 6, 15 - 6 có chia hết cho 5 không ?

 Học sinh

1, khi tìm được số t/n q sao cho : a = b.q ta nói số t/n a chia hết cho số t/n b

2, a, 3, 15, 3 + 15, 15 - 3 đều chia hết cho 3

 b, 15 chia hết cho 5,

 6 không chia hết cho 5,

 15 + 6 không chia hết cho 5,

 15 - 6 không chia hết cho 5,

 

doc 9 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 24Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiêt 18 đến 21 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/9/2009
Ngày giảng: 30/09 (6B), 01/10 (6A)
Tiết 18: 
 Kiểm tra
I.Mục tiêu:
Kiểm tra việc nắm kiến thức về tập hợp, cấu tạo số và thực hiện các phép tính.
Kiểm tra kỹ năng vận dụng , sáng tạo và trình bày bài của học sinh.
II.Đề bài:
Bài 1: (2 điểm)
 a, Viết tập hợp A các số TN x t/m 2 ≤ x ≤ 7
 Viết tập hợp B các số TN chẵn x t/m 1 ≤ x < 8
 Viết tập hợp C các số TN x t/m 2.x - 3 = 5
 b, Trong 3 tập hợp A, B , C tập nào là tập con của tập nào?
Bài 2: (3 điểm) Tính
 a, (3200 + 64):16
 b, 7. 315.8 + 4. 85. 14 - 8. 28.25
 c, {[2. 13 - 6(20 - 3.6) + 6] - 12}:2
Bài 3: (3 điểm) Tìm x biết:
 a, (35 - x) : 3 = 10
 b, 3x = 27
 c, (x - 1)2004 = x - 1
Bài 4: (2 điểm) Số tự nhiên a khi chia cho 36 có dư 25, khi chia cho 12 được thương gần đúng 5. Hãy tìm số a ?
III.Đáp án : 
 Bài 1: a, A = { 2; 3; 4; 5; 6; 7 }	
 B = { 2; 4; 6 }
	 C = { 4 }
 b, C ⊂ B , C ⊂ A , B ⊂ A .
Bài 2: Tính
... = 204
... = 56.300 = 16800
... = 4
Bài 3: Tìm x ?
x = 5
x = 3
x = 1 hoặc x = 2
 Bài4: Số tự nhiên a khi chia cho 36 có dư 25 
 => a = 36 x + 25
 = 12. 3x + 12. 2 + 1
 = 12(3x + 2) + 1
Khi chia a cho 12 được thương gần đúng 5 => a = 12.5 + 1 = 61
 	Đ/S : a = 61
Ngày soạn: 31/09/2009
Ngày giảng: 02/10/2009 (6A, 6B)
Tiết 19: 
 Đ10. Tính chất chia hết của một tổng
I.Mục tiêu:
* Kiến thức: 
- HS nắm được tính chất chia hết của một tổng.
* Kĩ năng:
- Bước đầu biết vận dụng vào giải quyết những bài toán đơn giản.
* Thái độ:
- Cẩn thận trong tính toán, tích cực trong học tập.
II.Phương pháp và phương tiện dạy, học:
1)Phương pháp:
- Nêu vấn đề.
2)Phương tiện dạy, học:
+GV: Giáo án, SGK, bảng phụ.
+HS :SGK, vở nghi, vở nháp, phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: (05 phút)
- Mục tiêu: Kiểm tra ý thức học tập ở nhà của HS. Củng cố kiến thức cũ cho HS.
- Các bước tiến hành: 
Giáo viên
1, Khi nào ta nói số t/n a chia hết cho số t/n b ? cho ví dụ !
2, a, Các số 3, 15, 3 + 15, 15 - 3 có chia hết cho 3 không ?
 b, Các số 15, 6, 15 + 6, 15 - 6 có chia hết cho 5 không ?
Học sinh
1, khi tìm được số t/n q sao cho : a = b.q ta nói số t/n a chia hết cho số t/n b
2, a, 3, 15, 3 + 15, 15 - 3 đều chia hết cho 3
 b, 15 chia hết cho 5, 
 6 không chia hết cho 5, 
 15 + 6 không chia hết cho 5, 
 15 - 6 không chia hết cho 5,
2.Bài mới:
HĐ1: Đặt vấn đề vào bài (03 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề để thông qua đó tạo cho HS vấn đề cần giải quyết.
- Các bước tiến hành:
- GV giới thiệu: Có những trường hợp không tính tổng 2 sốmà vẫn xác định được tổng đó có chia hết hay không chia hết cho một số nào đó.
- Bài hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề đó.
- Chú ý nghe giảng. 
HĐ2: Tìm hiểu tính chất 1 (14 phút)
- Mục tiêu: Nắm được tính chất 1. Vận dụng được tính chất 1 vào việc làm các bài tập. 
- Các bước tiến hành: 
B1:
◐ Mỗi em lấy 1 VD
◈ Tương tự T/c1 từ bài cũ ta thấy t/c vẫn đúng cho một hiệu.
◈ Tổng 56 + 70 + 7 có chia hết cho 7 không ?
B2:
◐ Hãy xét xem các tổng sau có chia hết cho 8 không ?
 a, 
 b, 
1, Tính chất 1:
 TC: Nếu : a ∶ m, b ∶ m => (a + b) ∶ m
VD1: 6 ∶ 6, 12 ∶ 6 => (6 + 12) ∶ 6
 56 ∶ 7, 77 ∶ 7 => (56 + 77)∶ 7
BT: (56 + 70 + 7) ∶ 7
Chú ý:
 * Nếu : a ∶ m, b ∶ m => (a - b) ∶ m
 (a ≥ b)
 * Nếu : a ∶ m, b ∶ m, ..., c ∶ m
 => (a + b + ... + c) ∶ m
 VD2: 
 a, 
 b, 32 ∶ 8
 40 ∶ 8 => (32 + 40 + 12) ٪ 8
 12٪ 8
HĐ3: Tìm hiểu tính chất 2 (14 phút)
- Mục tiêu: Nắm được tính chất 2. Bước đầu biết vận dụng vào giải quyết những bài toán đơn giản
- Các bước tiến hành:
B1: 
- Đề nghị HS thảo luận làm ?2.
Từ ?2 suy ra T/C 2.
B2:
- Đưa ra chú ý và dạng tổng quát của tính chất 2.
B3: 
- Đề nghị HS thảo luận làm ?3 và ?4.
- Đưa ra bài tập và yêu cầu HS làm.
2, Tính chất2
TC: Nếu : a ∶ m, 
 b ٪ m => (a + b) ٪ m 
Chú ý: 
 * a ∶ m, 
 b ٪ m => (a - b) ٪ m (a ≥ b)
 * a ٪ m 
 b ∶ m 
 ... => (a + b + ... + c) ٪ m
 c ∶ m
 ** a ٪ m
 b ٪ m Chưa chắc a + b, a - b có chia hết cho m hay không ?
 BT: 5 ٪ 3 (5 + 4) ∶3
 4 ٪ 3 Nhưng (5 + 2) ٪ 3
 2 :/ 3 
IV.Củng cố bài: (08 phút)
- Mục tiêu: Vận dụng các tính chất chia hết của một tổng để làm một số bài tập đơn giản
- Các bước tiến hành:
◈ Nhắc lại T/c và Chú ý
◐ Em hãy giải thích vì sao ?
Bài 83: 
a, (48 + 56) ∶ 8 theo T/c1
b, (80 + 14) ٪ 8 theo T/c2
Bài 84: 
a, (54 - 36) ∶ 6 theo Chú ý1
b, (60 - 14) ٪ 6 theo Chú ý2
Bài 86: Điền vào bảng phụ
V.Yêu cầu về nhà: (01 phút)
- Học thuộc các tính chất chia hết của một tổng.
- Xem lại các bài tập đã chữa.
- Làm các bài tập 85, 87, 88, 89, 90 trong SGK 
Ngày soạn: 03/10/2009
Ngày giảng: 05/10/2009 (6A, 6B)
Tiết 20: 
 Đ11. Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
I.Mục tiêu:
* Kiến thức: 
- HS hiểu được cơ sở lý luận của dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 đã công nhận ở lớp 5, dựa vào tính chất chia hết của một tổng.
* Kĩ năng:
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 vào giải toán.
* Thái độ: 
- Cẩn thận trong tính toán, tích cực trong học tập.
II.Phương pháp và phương tiện dạy, học:
1)Phương pháp:
- Nêu vấn đề.
2)Phương tiện dạy, học:
+GV: Giáo án, SGK, bảng phụ.
+HS :SGK, vở nghi, vở nháp, phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: (7 phút) 
- Mục tiêu: Kiểm tra ý thức học tập ở nhà của HS. Củng cố kiến thức cũ cho HS.
- Các bước tiến hành:
Giáo viên
1,Tìm trong các số :
 123; 34; 25; 50; 75; 76.
a, Những số chia hết cho 2 ?
b, Những số chia hết cho 5 ?
c, Những số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 ?
◐ Em hãy giải thích vì sao ?
2, Hãy thay dấu * bằng một chữ số để tổng sau 
a, 630 + * chia hết cho 2 ?
b, 630 + * chia hết cho 5 ?
c, 630 + * chia hết cho cả2và 5?
(mỗi câu có mấy cách điền)
Học sinh
1, 
a, Những số chia hết cho 2 : 34; 50; 76.
b, Những số chia hết cho 5 : 25; 50; 75.
c, Những số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 : 50
2, 
a, 630 + 2 chia hết cho 2 ( Có 5 cách )
b, 630 + 5 chia hết cho 5 ( có 2 cách )
 c, 630 + 0 chia hết cho cả 2 và 5 
 ( có 1 cách)
Hoạt động 1: Đặt vấn đề vào bài (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề để thông qua đó tạo cho HS vấn đề cần giải quyết.
- Các bước tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV giới thiệu:ở lớp 5 các em đã biết dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, nhưng không hiểu vì sao ? Hôm nay ta sẽchứng tỏ điều đó là hoàn toàn đúng 
- Chú ý nghe giảng
Hoạt động 2: Tìm hiểu dấu hiệu chia hết cho 2 (10 phút)
- Mục tiêu: Nắm được dấu hiệu chia hết cho 2. Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2 vào giải toán
- Các bước tiến hành:
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
B1:
◐ Mỗi em lấy 1 VD
◈ áp dụng t/c chia hết của một tổng tìm ra chữ số thay thế cho *
◈ Nếu thay * bằng các chữ số còn lại (1; 3; 5; 7; 9) thì số 63* có chia hết cho 2 không ?
B2:
◐ Hãy xét xem các số sau số nào chia hết cho 2, số nào không chia hết cho 2 ?
 23; 589; 902; 58; 4; 0
◈ chữ số chẵn và số chẵn khác nhau ở điểm nào ?, chữ số lẻ và số lẻ khác nhau ở điểm nào ?
◈ Số chẵn biểu thị bằng công thức nào ? Số lẻ biểu thị bằng công thức nào ?
◈ Dấu hiệu nhận biết số chẵn ?
1, Dấu hiệu chia hết cho 2:
 Dấu hiệu: (SGK) 
BT: Tìm chữ số thay thế cho * để số 63* ∶ 2 ?
+Ta có : 63* = 630 + *
630 ∶ 2 và (630 + *) ∶ 2 * ∶ 2 
 * = 0; 2; 4; 6; 8 (chữ số chẵn)
+Ta có : 63* = 630 + *
630 ∶ 2 và * ٪ 2 ( với * = 1; 3; 5; 7; 9 (chữ số lẻ))
=> (630 + *) ٪ 2 hay 63* ٪ 2
KL: Khẳng định dấu hiệu chia hết cho 2
VD: 
 Những số chia hết cho 2: 902; 58; 4; 0
 Những số không chia hết cho 2: 23; 589
Chú ý:
 * Phân biệt chữ số chẵn và số chẵn, Phân biệt chữ số lẻ và số lẻ.
 * CT biểu thị số chẵn: 2.k (k ∈ N)
 CT biểu thị số lẻ: 2.k + 1 (k ∈ N)
 * Dấu hiệu nhận biết số chẵn là dấu hiệu chia hai
Hoạt động 3: Tìm hiểu dấu hiệu chia hêt cho 5 (10 phút)
 - Mục tiêu: Nắm được dấu hiệu chia hết cho 5. Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho vào giải toán
 - Các bước tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
B1:
◐ Tương tự phần1, giải BT sau!
B2:
◐ Nêu dấu hiệu vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5
Dấu hiệu: (SGK) 
BT: Tìm chữ số thay thế cho * để số 63* ∶ 5 ?
+Ta có : 63* = 630 + *
630 ∶ 5 và (630 + *) ∶ 5 * ∶ 5 
 * = 0; 5 
+Ta có : 63* = 630 + *
630 ∶ 5 và * ٪ 5 ( với * = 1; 2; 3; 4; 6; 7; 8; 9)
=> (630 + *) ٪ 5 hay 63* ٪ 5
KL: Khẳng định dấu hiệu chia hết cho 5
VD: (Bài1 ở bài cũ)
3, Nhận xét: (SGK)
IV.Củng cố bài: (13 phút)
- Mục tiêu: Vận dụng tốt các dấu hiệu chia hết cho 2 và cho 5 vào giải toán.
- Các bước tiến hành:
B1:
◐ Em trả lời từng câu !
B2:
◐ Em lên bảng làm !
B3:
◐ Em giải thích tại sao ?
* Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
Bài 92:
Trong các số 2141; 1345; 4620; 234.
a, số chia hết cho 2 mà không chia hết cho 5 là: 234
b, số chia hết cho 5 mà không chia hết cho 2 là:1345
c, số chia hết cho 2 và chia hết cho 5 là: 4620
d, số không chia hết cho 2 và 5 là : 2141
Bài 93:
a, (136 + 420) ∶ 2, ∶ 5 và ...
b, (625 - 450) ٪ 2, ∶ 5 và ...
c, (1.2.3.4.5.6 + 42) ∶ 2 , ٪ 5 vì ...
d, (1.2.3.4.5.6 - 35) ٪ 2, ∶ 5 vì ...
Bài 94:
a, 264; 736 chia 2 dư 0
 813; 6547 chia 2 dư 1
b, 813 chia cho 5 dư 3
 264 chia cho 5 dư 4
 736 chia cho 5 dư 1
 6547 chia cho 5 dư 2
V.Yêu cầu về nhà: (2 phút)
 - Xem lại các ví dụ và bài tập đã làm. 
 - BTVN: 95; 96 → 100(SGK)
Ngày soạn: 05/10/2009
Ngày giảng: 07/10 (6B), 08/10 (6A)
Tiết 21:
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức: HS nắm vững dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5.
2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng dấu hiệu vào giải toán, kỹ năng lập luận lôgic.
3.Thái độ: 
- Cẩn thận trong tính toán, tích cực trong học tập.
II . Đồ dùng dạy học:
 GV:
 HS:
III.Phương pháp:
- Dạy học tích cực và học hợp tác.
IV.Tổ chức giờ học:
 *Kiểm tra bài cũ: (8 phút)
 - Mục tiêu: Kiểm tra ý thức học tập ở nhà của HS. Củng cố kiến thức cũ cho HS.
 - Cách tiến hành:
Giáo viên
1, Hãy dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho cả 2 và 5 . cho VD ?
Học sinh
1, Dấu hiệu (SGK)
 VD: 134 ∶ 2, 45 ∶ 5, 30 ∶ 2 và 5
Hoạt động 1: (35 phút)
 - Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng vận dụng dấu hiệu vào giải toán, kỹ năng lập luận lôgic.
Cẩn thận trong tính toán, tích cực trong học tập
 - Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
◐ H/s lên bảng làm, Lớp nhận xét!
◐ Giải thích vì sao?
◐ Giải thích vì sao?
◐ Giải thích vì sao?
◐ Vì sao * =2, 4, 6, 8 ?
◐ Vì sao chỉ có số 88 thoả mãn ?
◐ Tại sao c = 5 ?
◐ Ô tô đầu tiên ra đời năm nào ?
Bài 96:
a, Không thể điền bất kỳ số nào vào dấu * để được *85 ∶ 2 vì tận cùng là 5
b, VD * = 3 ⇒ 385 ∶ 5 (có 9 cách điền)
Bài 97:
a, 450, 540, 504.
b, 405, 450, 540.
Bài 94:
a, 813 chia 2 dư 1
 264 chia 2 dư 0
 736 chia 2 dư 0
 6547 chia 2 dư 1
b, 813 chia 5 dư 3
 264 chia 5 dư 4
 736 chia 5 dư 1
 6547 chia 5 dư 2 
Bài 98:
a, Đúng
b, Sai
c, Đúng
d, Sai
Bài 99:
** ∶ 2 ⇒ * = 0, 2, 4, 6, 8 ⇒ * =2, 4, 6, 8
 * ≠ 0
Vậy ** = 22, 44, 66, 88
Trong 4 số này chỉ có 88 chia 5 dư 3 nên số cần tìm là 88
Bài 100:
n = abbc ∶ 5 ⇒ c = 0, 5 vì c ∈ {1; 5; 8} 
⇒ c = 5 
⇒ hoặc 1885 T/m trước năm 2004
 hoặc 8115 không t/m vì sau năm 2004
IV.Yêu cầu về nhà: (2 phút)
Làm thêm BT (BTT), Ôn tập dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 !

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 18-21.doc