Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 12: Lũy thừ với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số - Nguyễn Duy Trí

Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 12: Lũy thừ với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số - Nguyễn Duy Trí

A. MỤC TIÊU:

Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:

I. Kiến thức:

- Học sinh nắm được định nghĩa lũy thừa.

- Phân biệt được cơ số và số mũ.

- Nắm được công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số.

II. Kỹ năng:

- Học sinh biết viết gọn một tích có nhiều thừa số bằng nhau bằng cách dùng lũy thừa.

- Biết tính giá trị của các lũy thừa.

- Biết nhân hai lũy thừa cùng cơ số.

III. Thái độ:

- Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận.

- Rèn cho học sinh tư duy logic, tư duy trừu tượng.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

- Nêu vấn đề.

- Hoạt động nhóm.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

I. Giáo viên: Sgk, giáo án.

II. Học sinh: Sgk, dụng cụ học tập.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số:

- Lớp 6B: Tổng số: Vắng:

II. Kiểm tra bài cũ:

III. Nội dung bài mới:

1. Đặt vấn đề:

 Trong phép cộng nhiều số hạng bằng nhau ta có thể viết gọn thành phép nhân

 Ví dụ : 3 + 3 + 3 + 3 = 3 . 4

Vậy khi nhân nhiều thừa số bằng nhau chẳng hạn như 3 . 3 . 3 . 3 ta có thể viết gọn?

2. Triển khai bài dạy

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 12: Lũy thừ với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số - Nguyễn Duy Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: ..
Tiết 12: LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN.
NHÂN HAI LŨY THỪA CÙNG CƠ SỐ
MỤC TIÊU:
Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:
Kiến thức:
Học sinh nắm được định nghĩa lũy thừa.
Phân biệt được cơ số và số mũ.
Nắm được công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số.
Kỹ năng:
Học sinh biết viết gọn một tích có nhiều thừa số bằng nhau bằng cách dùng lũy thừa.
Biết tính giá trị của các lũy thừa.
Biết nhân hai lũy thừa cùng cơ số.
Thái độ:
Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận.
Rèn cho học sinh tư duy logic, tư duy trừu tượng.
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Nêu vấn đề.
Hoạt động nhóm.
CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
Giáo viên: Sgk, giáo án.
Học sinh: Sgk, dụng cụ học tập.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số:
- Lớp 6B: Tổng số: Vắng:
Kiểm tra bài cũ: 
Nội dung bài mới:
Đặt vấn đề: 
 Trong phép cộng nhiều số hạng bằng nhau ta có thể viết gọn thành phép nhân 
 Ví dụ : 3 + 3 + 3 + 3 = 3 . 4
Vậy khi nhân nhiều thừa số bằng nhau chẳng hạn như 3 . 3 . 3 . 3 ta có thể viết gọn?
Triển khai bài dạy
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:
GV: Giới thiệu lũy thừa, cơ số, số mũ.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
GV: Giới thiệu cách đọc.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
GV: Nhấn mạnh: Trong một lũy thừa với số mũ tự nhiên (¹ 0) 
 + Cơ số cho biết giá trị của mỗi thừa số bằng nhau.
 + Số mũ cho biết số lượng các thừa số bằng nhau.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
GV: Yêu cầu HS làm ?1
Điền vào ô trống:
Lũy thừa
Cơ số
Số mũ
Giá trị
72
23
3
4
HS: Từng em đứng tại chổ trả lời.
GV: Giới thiệu cách gọi tên a2 và a3 cho HS.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
GV: Giới thiệu quy ước a1 = a cho HS.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên:
Người ta viết gọn: 3 . 3 . 3 . 3 = 34 ; 
 a . a . a = a3 
Ta gọi 34 ; a3 là một lũy thừa 
* Định nghĩa: 
Lũy thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a:
 an = a . a .  . a (n ¹ 0)
 n thừa số
 a: gọi là cơ số; n: gọi là số mũ.
an
 Số mũ
 Cơ số
 Lũy thừa
?1
Lũy thừa
Cơ số
Số mũ
Giá trị
72
23
34
7
2
3
2
3
4
49
8
81
4 Chú ý :
 + a2 còn được gọi là a bình phương (hay bình phương của a)
 + a3 còn được gọi là a lập phương (hay lập phương của a) 
 Quy ước : a1 = a
Hoạt động 2
GV: Hướng dẫn cách nhân hai lũy thừa cùng cơ số thông qua ví dụ.
HS: Chú ý theo dõi.
GV: Hãy viết hệ thức tổng quát khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số?
HS: am . an = am + n 
GV: Hãy phát biểu bằng lời?
HS: Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ.
GV: Yêu cầu HS làm ?2 sgk
 Viết tích của hai lũy thừa sau thành một lũy thừa: x5 . x4; a4 . a.
HS: x5 . x4 = x5 + 4 = x9
 a4 . a = a4 + 1 = a5
2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số:
 Ví dụ : 23 . 22 = (2 . 2 . 2) . (2 . 2) 
 = 25 (= 23 + 2)
 a4 . a3 = a . a . a . a . a . a . a
 = a7 (= a4 + 3)
Tổng quát:
 am . an = am + n 
4 Chú ý :
 Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ.
?2
x5 . x4 = x5 + 4 = x9
a4 . a = a4 + 1 = a5
Củng cố
Phát biểu định nghĩa lũy thừa với số mũ tự nhiên?
a1 = ?
am . an = ?
33 . 34 = ?
Tính giá trị các lũy thừa sau: 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 210;
Tìm số tự nhiên a, biết: a2 = 35; a3 = 27
Dặn dò
Nắm vững kiến thức vừa học: Lũy thừa với số mũ tự nhiên; nhân hai lũy thừa cùng cơ số.
Làm bài tập 56, 57, 58, 59, 60 sgk.
Chuẩn bị cho tiết sau: “luyện tập”.

Tài liệu đính kèm:

  • docSO HOC 6 T12 LUY THUA VOI SO MU TU NHIEN.doc