1. Mục tiêu
a) Kiến thức:
Củng cố và khắc sâu phép trừ hai số tự nhiên
b) Kĩ năng:
Tìm một số chưa biết trong phép trừ , tính nhẩm và sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép trừ.
c) Thái độ:
Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận
2. Chuẩn bị:
-GV: SGK, thước thẳng, máy tính bỏ túi, bảng phụ.
- HS:SGK, máy tính bỏ túi, bảng nhóm.
3. Phương pháp
Phương pháp gợi mơ, vấn đáp và giải quyết vấn đề.
4. Tiến trình
4.1 Ổn định: (1)
Kiểm diện học sinh, kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
4.2 Sửa bài tập cũ (8)
Ø LUYỆN TẬP 1 Tiết :10 Ngày dạy:15/09/2010 1. Mục tiêu a) Kiến thức: Củng cố và khắc sâu phép trừ hai số tự nhiên b) Kĩ năng: Tìm một số chưa biết trong phép trừ , tính nhẩm và sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép trừ. c) Thái độ: Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận 2. Chuẩn bị: -GV: SGK, thước thẳng, máy tính bỏ túi, bảng phụ. - HS:SGK, máy tính bỏ túi, bảng nhóm. 3. Phương pháp Phương pháp gợi mơ,û vấn đáp và giải quyết vấn đề. 4. Tiến trình 4.1 Ổn định: (1’) Kiểm diện học sinh, kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh 4.2 Sửa bài tập cũ (8’) GV: Nêu yêu cầu HS1: 1) Điều kiện để thực hiện phép trừ là gì? Cách tìm số bị trừ ? ( 4 điểm) 2) Sửa bài 44/ SGK/ 24 (10 điểm) HS1: 1) Số bị trừ số trừ Số bị trừ = Hiệu + số trừ 2) Bài 44/ SGK/ 24 7x – 8 = 713 7x = 713 + 8 x = 721 : 7 x = 103 HS2: 1) Nêu cách tìm số trừ ? ( 2 điểm) 2) Tìm x biết 36 – 4x = 12 (8 điểm) HS2: 1) Số trừ = số bị trừ – hiệu 2) 36 – 4x = 12 4x = 36 – 12 x = 24 : 4 x = 6 4.3 Bài tập mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: (8’) Dạng1: Tìm x GV: Đưa bảng phụ có ghi đề bài tập 47/SGK/24: Tìm x biết a) (x - 35) – 120 = 0 b) 124 + (118 - x) = 217 c) 156 – (x + 61) = 82 GV: Gợi ý học sinh thực hiện. a) Em hãy nêu cách tìm số bị trừ ? b) Hãy nêu cách tìm số hạng khi biết tổng? c) Hãy nêu cách tìm số trừ khi biết hiệu và số bị trừ ? HS: Ba học sinh lần lượt nêu cách làm ( mỗi em một câu), rồi lên bảng thựïc hiện. Bài 47/ SGK/ 24 a) (x - 35) – 120 = 0 x – 35 = 120 x = 120 + 35 x = 155 b) 124 + (118 - x) = 21 118 – x = 217 – 124 x = 118 – 93 x = 25 c) 156 – (x + 61) = 82 x + 61 = 156 – 82 x = 74 – 61 x = 13 Hoạt động 2:(10’) Dạng 2: Tính nhẩm GV: Gợi ý bài 48; 49 / SGK/ 24 Đưa một trong hai số hạng về dạng chẳn chục (chẳn trăm, chẳn nghìn, ...) bằng cách thêm, bớt hai số hạng. HS: Hai HS lên bảng thực hiện ( mỗi em 1 bài) Bài 48/ SGK/ 24 a) 35 + 98 = (35 - 2) + (98 + 2) = 33 + 100 = 133 b) 46 + 29 = (46 - 1) + (29 + 1) = 45+ 30 = 75 Bài 49/ SGK/ 24 a) 321 – 96 = (321 + 4) – (96 + 4) = 325 – 100 = 225 b) 1354 – 997 = (1354 + 3) – (997 + 3) = 1357 – 1000= 357 GV: Gợi ý bài 70/ SBT/ 11 Cho 1538 + 3425 = S. Làm thế nào để có ngay kết quả S – 1538; S – 3425 HS: Một HS đứng tại chỗ trả lời. Bài 70/ SBT/ 11 Dựa vào mối quan hệ của các thành phần phép tính ta có ngay kết quả: S – 1538 = 3425: S – 3425 = 1538 Hoạt động 3: (10’) Dạng 3: Sử dụng máy tính bỏ túi GV: Hướng dẫn HS sử dụng máy tính bỏ túi như phép cộng. Bài 50/ SGK/ 25 HS:Thực hành trên máy tính bỏ túi và đọc kết quả Bài 50/ SGK/ 25 425 – 257 = 168 91 – 56 = 35 82 – 56 = 26 73 – 56 = 17 652 – 46 – 46 – 46 = 514 4. 4 Bài học kinh nghiệm (2’) Để tính nhẩm tổng hoặc hiệu ta dựa vào đặc điểm của số hạng đã cho để thêm vào ( bớt đi) cùng một số hạng để có kết quả nhanh. 4. 5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:(6’) - Xem lại các bài tập đã giải. - Làm bài: 52/ SGK / 25; 65,66/SBT/10,11 - Ôn tập : Phép chia số tự nhiên, phép chia hết và phép chia có dư; chuẩn bị máy tính bỏ túi. -Hướng dẫn : Bài tập 52 :a) 14 . 50 = (14 : 2) . (50 . 2) b) 2100 : 50 = (2100 . 2) : (50 . 2) c)132 : 12 = (120 + 12) : 12 = 120 : 12 + 12 : 12 5. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: