Giáo án Số học lớp 6 - Đỗ Thừa Trí - Tiết 1: Phép cộng và phép nhân

Giáo án Số học lớp 6 - Đỗ Thừa Trí - Tiết 1: Phép cộng và phép nhân

I. Mục Tiêu:

* Kiến thức:

HS nắm vững các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, phép nhân số tự nhiên; tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng; biết phát biểu và viết dạng tổng quát của các tính chất đó.

* Kỹ năng:

HS biết vận dụng các tính chất trên vào bài tập tính nhẩm, tính nhanh.

* Thái độ:

HS biết vận dụng hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán.

II. Chuẩn Bị:

- GV: Phần màu, bảng phụ ghi tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên.

- HS: Chuẩn bị bảng nhóm và bút viết.

- Phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenkhanh Lượt xem 1058Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học lớp 6 - Đỗ Thừa Trí - Tiết 1: Phép cộng và phép nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 01 – 01 – 2008
Tuần: 1
Tiết: 1
§5. PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN
I. Mục Tiêu:
Kiến thức:
HS nắm vững các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, phép nhân số tự nhiên; tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng; biết phát biểu và viết dạng tổng quát của các tính chất đó.
Kỹ năng:
HS biết vận dụng các tính chất trên vào bài tập tính nhẩm, tính nhanh.
Thái độ:
HS biết vận dụng hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán.
II. Chuẩn Bị:
- GV: Phần màu, bảng phụ ghi tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên.
- HS: Chuẩn bị bảng nhóm và bút viết.
- Phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
III. Tiến Trình:
1. Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: (3’)
GV giới thiệu vào bài mới: 
Ở Tiểu học chúng ta đã học phép toán công và phép toán nhân. Trong phép toán công và phép toán nhân có các tính chất cơ bản là cơ sở giúp ta tính nhẩm, tính nhanh. Đó là nội dung bài hôm nay.
 2.Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (10 ‘)
	GV giới thiệu về phép cộng và phép nhân như SGK.
Vậy:	Tích của một số với số 0 thì bằng bao nhiêu?
	Nếu tích hai thừa số bằng không thì có ít nhất một thừa số bằng bao nhiêu?
	HS chú ý và làm ?1	
	HS trả lời phần ?2
 1. Tổng và tích 2 số tự nhiên:
	Phép cộng: a + b = c
	Phép nhân: a . b = d
?1:
a
12
21
1
0
b
5
0
48
15
a+b
17
21
49
15
a.b
60
0
48
0
Chú ý: 
Tích của một số với số 0 thì bằng 0.
Nếu tích hai thừa số bằng không thì có ít nhất một thừa số bằng 0.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 2:(15’)
	GV treo bảng phụ tính chất của phép cộng và phép nhân.
	Phép cộng số tự nhiên có tính chất gì? Phát biểu các tính chất đó?
	Yêu cầu HS phát biểu lại các tính chất.
	Cho HS làm ?3
	HS theo dõi các tính chất ở bảng phụ.
	HS phát biểu các tính chất như SGK.
	HS làm ?3 theo nhóm.
2. Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên:
Cộng
Nhân
a+b = b+a
a.b = b.a
(a+b)+c = a+(b+c)
(ab)c = a(bc)
a+0 = 0+a = a
a.1 = 1.a = a
a.(b + c) = ab + ac
Phát biểu các tính chất: (SGK)
?3:
a)46+17+54 = (46+54)+17=100+17
	=117
b) 4.37.25 = (4.25).37=100.37=3700
c) 87.36+87.64=87.(36+64)= 87.100
	=8700
 4. Củng Cố (15’)
 - GV cho HS làm bài tập 26; 27 SGK.
 5. Dặn Dò: ( 2’)
 Học kĩ bài đã học. Làm các bài tập 28; 29; 30.

Tài liệu đính kèm:

  • docSH6T6.doc