Giáo án Số học khối 6 - Tiết 54: Luyện tập - Trường THCS Hoài Xuân

Giáo án Số học khối 6 - Tiết 54: Luyện tập - Trường THCS Hoài Xuân

 I-MỤC TIÊU

1-Kiến thức : HS củng cố quy tắc dấu ngoặc , các tính chất của đẳng thức ; quy tắc chuyển vế

2-Kỹ năng Hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế để giải các bài toán tìm x, tính nhanh, hợp lý.

3-Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận , chính xác, có ý thức vận dụng kiến thức toán học để giải một số bài toán thực tế.

II-CHUẨN BỊ

GV : B ảng phụ ghi bài KTBC , và các BT

HS : Học và làm các bài tập đã cho ở tiết trước

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1-Ổn định tổ chức (1ph)

2-Kiểm tra bài cũ (7ph)

 

doc 3 trang Người đăng nguyenkhanh Lượt xem 904Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học khối 6 - Tiết 54: Luyện tập - Trường THCS Hoài Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 7.12.2009
Tiết 54 LUYỆN TẬP
 I-MỤC TIÊU 
1-Kiến thức : HS củng cố quy tắc dấu ngoặc , các tính chất của đẳng thức ; quy tắc chuyển vế 
2-Kỹ năng Hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế để giải các bài toán tìm x, tính nhanh, hợp lý.
3-Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận , chính xác, có ý thức vận dụng kiến thức toán học để giải một số bài toán thực tế. 
II-CHUẨN BỊ
GV : B ảng phụ ghi bài KTBC , và các BT 
HS : Học và làm các bài tập đã cho ở tiết trước 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1-Ổn định tổ chức (1ph)
2-Kiểm tra bài cũ (7ph)
Câu hỏi
Đáp án
HS1(TB) : Phát biểu quy tắc chuyển vế
Vận dụng :
Tìm số nguyên x , biết
 tổng của 3 số 3, -2, x bằng 5
HS2(KH) : Phátbiểu quy tắc dấu ngoặc 
Vận dụng : Bỏ dấu ngoặc rồi tính
(13 – 135 + 49) – (13 + 49)
HS1: Phát biểu quy tắc chuyển vế như SGK
Vận dụng :Nêu được 3 + (-2) + x = 5
 1+ x = 5
 x= 5 – 1
 x = 4 
HS2 : Phát biểu quy tắc dấu ngoặc như SGK
Vận dụng : Thực hiện phép tính
(13 – 135 + 49) – (13 + 49)
=13 – 135 + 49 – 13 – 49
= (13 – 13) + (49 – 49) – 135
= 0 – 0 – 135
= -135
3-Bài mới
GV : Các em đã học quy tắc chuyển vế . Vậy áp dụng linh hoạt trong giải toán một cách linh hoạt như thế nào ?
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
7ph
HĐ1:
GV ghi đề bài tập 70 SGK
Hỏi:Hs(TB)Cho biết cách å tính tổng một cách hợp lý ta vận dụng tính chất hay quy tắc nào ? 
Yêu cầu HS phát biểu tính chất tổng đại số 
Gọi 2 HS lên bảng làm GV nhận xét, sửa chữa
Lưu ý : Kết hợp các số tròn chục tròn trăm để tính cho nhanh 
HS đọc và nghiên cứu đề bài 
HS : Ta vận dụng tính chất tổng đại số 
HS : Phát biểu tính chất
HS tiếp nhận 
 HS làm tương tự câu b xác định kết quả là 40
HS khác nhận xét 
Dạng 1:Tính các tổng sau một các hợp lý 
Bài 70 tr 88 SGK
a)3784 + 23 – 3785 – 15
=(3784– 3785)+(23 – 15)
= -1 + 8 = 7
b)21 + 22+ 23 + 24 – 11 – 12 – 13 – 14 
=(21 – 11) + (22 – 12) + (23 – 13) + (24 – 14)
= 10 + 10 + 10 + 10
= 40
7ph
HĐ2:
GV ghi nội dung bài tập 71
Hỏi:Hs(TB) Với bài này để tính nhanh ta vận dụng tính chất hay quy tắc nào? 
Yêu cầu HS phát biểu quy tắc dấu ngoặc 
Gọi 2 HS thực hiện trình bày ở bảng 
GV gọi HS nhận xét, GV sửa chữa chú ý cho HS khi đưa các số hạng vào trong dấu ngoặc mà có dấu “ – “ đằng trước thì phải đổi dấu các số hạng 
HS đọc và nghiên cứu đề 
HS : Ta vận dụng quy tắc dấu ngoặc và tính chất của tổng đại số 
HS phát biểu quy tắc dấu ngoặc
2 HS trình bày ở bảng thực hiện bỏ dấu ngoặc , thay đổi vị trí các số hạng tính toán xác định kết quả 
a) 1999
b) -900
HS khác nhận xét
Bài 71 tr 88 SGK
Tính nhanh 
a)-2001+(1999 + 2001)
= -2001 + 1999 + 2001
=(-2001+ 2001) + 1999
= 1999
b)(43 – 863) – (137 – 57)
= 43 – 863 – 137 + 57
=(43 + 57) – (863 + 137)
= 100 – 1000
= -900
8ph
HĐ3:
GV giới thiệu nội dung bài tập 66SGK 
GV : Vận dụng quy tắc chuyển vế các em hãy làm bài tập trên 
GV hướng dẫn câu a 
2 – x = 17 – (- 5)
 2 – x = 22
 2 – 22 = x
 -20 = x 
 x = -20
Hỏi:Hs(TB) Ta đã thực hiện theo trình tự như thế nào ?
GV : Ngoài cách này ra ta còn cách thực hiện nào khác ? 
Gọi 1 HS lên bảng thực hiện tương tự đối với câu b
GV nhận xét, sửa chữa và cho HS nêu cách thực hiện khác
HS đọc và nghiên cứu đề bài 
HS quan sát 
HS nêu trình tự thực hiện 
HS : Ta chuyển vế rồi thực hiện phép tính 
1 HS lên bảng trình bày bài giải , HS cả lớp cùng làm xác định kết quả -11
HS nhận xét bài làm của bạn 
Dạng 2 : Các bài toán tìm x
Bài 66 tr87 SGK
Tìm số nguyên x biết 
a) 4 –( 27 – 3 ) = x – ( 13 – 4 )
4 – 24 = x – 9 
 -20 + 9 = x
 -11 = x
 x = -11
b) 2 – x = 17 – (- 5)
 2 – x = 22
 2 – 22 = x
 -20 = x 
 x = -20
10ph
HĐ4:
GV (ĐVĐ) Nếu a = b gọi là đẳng thức . Vậy thì nếu a > b gọi là bất đẳng thức . Trong bất đẳng thức cũng có vế trái và vế phải như đẳng thức 
GV giơiù thiệu tính chất và quy tắc chuyển vế (như bên )
GV treo bảng phụ ghi đề bài 68 tr87 SGK 
Hỏi:Hs(TB) Tính hiệu số bà thắng thua của từng năm như thế nào ?
Gv nhận xét sửa chữa
HS ghi nhận 
HS ghi nhận
 Lấy hiệu số bàn thắng trừ đi số bàn thua 
 Năm ngoái 27 -48 = -21
 Năm nay 39 -24 = 15 
Dạng 3 : Quy tắc chuyển vế trong bất đẳng thức 
Nếu a > b thì ta gọi là một bất đẳng thức 
Tính chất 
Nếu a> b thì a+c > b+c
Nếu a+c > b+c thì a> b 
Quy tắc chuyển vế trong bất đẳng thức 
Bài 101 tr 66 SBT 
Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của bất đẳng thức ta phải đổi dấu của nó
Dạng4 :bài toán thực tế 
Bài 68 tr 87 SGK
Hiệu số bàn thắng thua của đội bóng đá năm ngoái là 
 27 – 48 = -21 
 Hiệu số bàn thắng thua của đội bóng đá năm nay là 
 39 -24 = 15 
3ph
4-Cũng cố:
Yêu cầu HS phát biểu quy tắc bỏ dấu ngoặc , đưa một số hạng vào trong ngoặc, qu tắc chuyển vế trong 1 đẳng thức , bất đẳng thức 
5-Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp (2ph)
-Học thuộc tính chất đẳng thức và quy tắc chuyển vế, quy tắc dấu ngoặc
-Xem lại các bài tập đã giải 
-BTVN : 67 đến 69 tr 87 SGK và 96, 97 ,103 SBT
-Xem trước bài mới : Nhân hai số nguyên khác dấu 
IV-RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 54 LUYEN TAP.doc