Giáo án Số học 6 - Tiết 60: Nhân hai số nguyên khác dấu - Năm học 2010-2011

Giáo án Số học 6 - Tiết 60: Nhân hai số nguyên khác dấu - Năm học 2010-2011

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Tương tự phép nhân hai số tự nhiên, học sinh thay phép nhân thành phép cộng các số nguyên bằng nhau để từ đó tìm được kết quả của phép nhân hai số nguyên khác dấu. Học sinh nắm được quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.

2.Kĩ năng: Học sinh hiểu và tính đúng tích hai số nguyên khác dấu. Vận dụng vào một số bài toán thực tế.

3.Thái độ: Học sinh hiểu và vận dụng quy tác vào tính tích hai số nguyên khác d

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- GV: Bảng phụ ghi quy tắc và các ví dụ, bài tập

- HS: Bảng nhóm, bút viết bảng

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp. (1)

 

doc 2 trang Người đăng vanady Lượt xem 1076Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học 6 - Tiết 60: Nhân hai số nguyên khác dấu - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/01/2011
Ngày dạy: 05/01/2011
Tiết 60 Nhân hai số nguyên khác dấu
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Tương tự phép nhân hai số tự nhiên, học sinh thay phép nhân thành phép cộng các số nguyên bằng nhau để từ đó tìm được kết quả của phép nhân hai số nguyên khác dấu. Học sinh nắm được quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
2.Kĩ năng: Học sinh hiểu và tính đúng tích hai số nguyên khác dấu. Vận dụng vào một số bài toán thực tế.
3.Thái độ: Học sinh hiểu và vận dụng quy tác vào tính tích hai số nguyên khác d
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Bảng phụ ghi quy tắc và các ví dụ, bài tập
- HS: Bảng nhóm, bút viết bảng
III. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định lớp. (1’)
2. Kiểm tra bài cũ. (5’)
	Hoạt động của GV	
Hoạt động của HS
- Phát biểu quy tắc chuyển vế ?
Chữa bài tập 96 SBT.65
Tìm số nguyên x biêt:
a) 2 – x = 17 – (- 5)
b) x – 12 = (- 9) - 15
Một HS lên bảng phát biểu quy tắc và chữa bài tập
a) x = 20
b) x = - 12
HS khác nhận xét và chữa bài của bạn
 3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Nhận xét mở đầu (12’)
GV: Chúng ta đã học phép cộng, trừ các số nguyên. Hôm nay chúng ta sẽ học tiếp phép nhân số nguyên.
Chúng ta đã biết phép nhân các số tự nhiên là phép cộng các số bằng nhau. Hãy thay phép nhân bằng phép cộng để tìm kết quả:
a) 3.4
b) (-3) .4
c) (- 5). 3
d) 2.(- 6)
HS thay phép nhân thành phép cộng
GV: Qua các ví dụ trên, khi nhân hai số nguyên em có nhận xét gì về GTTĐ của tích và dấu của tích ?
HS phát biểt.
GV: Ta có thể tìm kết quả bằng cách khác:
(- 5).3 = (- 5) + (- 5) + (- 5) = - (5+5+5) = - (3.5) = -15
Hoạt động 2: Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu (15’)
a) Quy tắc:
GV: Từ các ví dụ trên hãy nêu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu ?
HS nêu quy tắc như trong SGK
GV đưa quy tắc trên bảng phụ , y/c HS đọc lại
GV chú ý HS: “nhân hai GTTĐ” và “dấu trừ”
GV: Hãy nhắc lại quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu ? So sánh hai quy tắc ?
HS nhắc lại quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu và so sánh:
*Củng cố: Cho HS làm bài tập 73 SGK
*HS làm bài tập
*Chú ý: Hãy nêu kết quả của phép nhân một số nguyên với số 0 ?
15.0 =? ; (-15 ).0 = ? ; a.0 = ? (a Z)
1. Nhận xét mở đầu
 Phép nhân các số tự nhiên là phép cộng các số bằng nhau
a) 3.4 = 3 + 3 + 3 + 3 = 12
b) (-3) .4 = (-3) +(-3) +(-3)+(-3)=-12
c) (- 5). 3=(- 5) + (- 5) + (- 5) = - 15
d) 2.(- 6) (- 6) + (- 6) = -12
Khi nhân hai số nguyên khác dấu, tích có:
- GTTT bằng tích các GTTĐ.
- Dấu là dấu “-“
*HS quan sát và giải thích cách làm:
- Thay phép nhân thành phép cộng
-Cho các số hạng vào dấu ngoặc có dấu “-“ đằng trước.
-Chuyển phép cộng trong ngoặc thành phép nhân
2. Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
Quy tắc:
Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đổi dấu 
“-” trước kết quả nhận được.
- So Sánh.
+Quy tắc cộng:
- Trừ hai GTTĐ
- Dấu của số có GTTĐ lớn hơn
+Quy tắc nhân:
- Nhân hai GTTĐ
- dấu là dấu “-“
*Bài 73 (Trang 89)
-5 .6 = -30 -10.11 = - 110
9.(- 3) = -27 150.(- 4) = - 600
*Chú ý.
15.0 = 0 (-15 ).0 = 0 a.0 = 0
4. Luyện tập. (7’)
	Hoạt động của GV	
Hoạt động của HS
GV đưa đề bài Ví dụ : SGK lên bảng phụ, HS đọc đề bài và tóm tắt
?Làm 1SP đúng quy cách được thưởng 20000đ có nghĩa như thế nào ? 
Làm 1SP sai quy cách thì bị trừ 10000đ thì có nghĩa như thế nào ?
Muốn tính tiền lương ta phải làm phép toán gì ?
GV gọi 1 HS lên bảng trình bày
HS đọc đề bài và tóm tắt
-Một SP đúng quy cách thưởng 20000đ
-Một SP sai quy cách bi trừ 10000đ
Một tháng làm 40 SP đúng quy cách và 10 SP sai quy cách
Tính lương tháng ?
*HS nêu cách tính: 
Lương = Tổng tiền được –Tiền bị trừ
Một HS lên bảng trình bày như trong SGK
5. Củng cố.(3’) 
 	Các câu sau đúng hay sai ? Nếu sai hãy sửa lại:
a) Muốn nhân hai số nguyên khác dấu ta nhân hai GTTĐ với nhau rồi đặt trước tích tìm được dấu của số có GTTĐ lớn hơn
b) Tích của hai số nguyên trái dấu luôn là một số âm.
c) a. (- 5) 0
d) x + x + x +x = 4 + x
e) (-5).4 < (-5).0
 6. Hướng dẫn về nhà.(2’)
+ Học thuộc quy tắc và so sánh với quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu
+ Làm bài tập: 76; 77 SGK.89; 113 ;;116 SBT.68

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 60(1).doc