Giáo án Số học 6 - Tiết 48-54 - Năm học 2007-2008

Giáo án Số học 6 - Tiết 48-54 - Năm học 2007-2008

I- MỤC TIÊU:

- Kiến thức: HS biết vận dụng các tính chất của phép cộng các số nguyên để tính đúng , tính nhanh các tổng , rút gọn biểu thức .

 - Kĩ năng : Tiếp tục củng cố kỹ năng tìm số đối, tìm GTTĐ của một số nguyên .

 - Thái độ : Áp dụng phép cộng số nguyên vào bài tập thực tế, rèn luyện tính sáng tạo của HS .

 II- CHUẨN BỊ :

 - GV : Sgv , sgk, bảng phụ.

 - HS : Sgk , bảng nhóm, kiến thức :Các tính chất phép cộng trong Z, số đối,

 III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1- Ổn định tình hình lớp :(1) Kiểm tra sĩ số

 2- Kiểm tra bài cũ: (6)

 Phát biểu các tính chất của phép cộng các số nguyên, viết công thức ?

 Áp dụng : Tìm tổng các số nguyên , biết : -4 < x=""><>

+ Đáp án : HS phát biểu 4 tính chất. x = -3 ; -2 ; -1 ; 0 ; 1 ; 2 = > S = -3

 3-Giảng bài mới :

+ Giới thiệu bài : (1) Tiếp tục vận dụng các kiến thức đã học về các tính chất của phép cộng các số nguyên ta đi vào luyện tập.

 

doc 15 trang Người đăng vanady Lượt xem 1043Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học 6 - Tiết 48-54 - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16 Ngày soạn :19 .12.2007 
Tiết : 48 LUYỆN TẬP
	I- MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS biết vận dụng các tính chất của phép cộng các số nguyên để tính đúng , tính nhanh các tổng , rút gọn biểu thức .
	- Kĩ năng : Tiếp tục củng cố kỹ năng tìm số đối, tìm GTTĐ của một số nguyên .
	- Thái độ : Áp dụng phép cộng số nguyên vào bài tập thực tế, rèn luyện tính sáng tạo của HS .
	II- CHUẨN BỊ :
	- GV : Sgv , sgk, bảng phụ.
	- HS : Sgk , bảng nhóm, kiến thức :Các tính chất phép cộng trong Z, số đối, 
	III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	1- Ổn định tình hình lớp :(1’) Kiểm tra sĩ số
 2- Kiểm tra bài cũ: (6’)
 Phát biểu các tính chất của phép cộng các số nguyên, viết công thức ?
 Áp dụng : Tìm tổng các số nguyên , biết : -4 < x < 3
+ Đáp án : HS phát biểu 4 tính chất. x = -3 ; -2 ; -1 ; 0 ; 1 ; 2 = > S = -3 
	 3-Giảng bài mới :
+ Giới thiệu bài : (1’) Tiếp tục vận dụng các kiến thức đã học về các tính chất của phép cộng các số nguyên ta đi vào luyện tập. 
+ Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
Hoạt động 1 : Chưã bài tập ở nhà
GV.Cho hs chữa bài 39, gv ghi đề trên bảng:
GV.Có thể làm nhiều cách:
 - Cộng từ trái sang phải
- Cộng các số dương, các số âm rồi tính tổng 
- Nhóm các số hạng một cách hợp lý 
GV. Vận dụng trả lời câu c)
 (-17) + 5 + 8 + 17
GV. Treo bảng phụ bài 40 cho hs nêu kết quả vào ô trống
HS. 2 hs lên bảng thực hiện
Mỗi hs một câu.
 a)1 +(-3)+5 +(-7)+ 9+(-11) b)(-2) + 4 + (-6)+ 8 + (-10) + 12
HS.= [(-17)+17] + (5 + 8)
 = 0 + 13 = 13
 HS.Từng em nêu kết quả 
Bài 39:
a) 1 +(-3)+5 +(-7)+ 9+(-11) 
= [1+(-3)]+[5 +(-7) + [9 + (-11)]
= (-2) + (-2) + (-2) = -6
b)(-2) + 4 + (-6)+ 8 + (-10) + 12
= [(-2) +4 ] + [(-6) +8] + [(-10) + 12 ] = 2 + 2 + 2 = 6
Bài 40:
a
3
-15
-2
0
-a
-3
15
2
0
3
15
2
0
20’
Hoạt động 2 : Luyện tập
GV.Ghi bài 42a) lên bảng , để tính nhanh hợp lí ta làm thế nào?
GV. Từng nhóm bàn trao đổi và nêu kết quả? 
GV. Với çxç < 10 , tìm x sau đó tìm tổng? Hoạt động theo nhóm
GV. Cho hs đọc đề bài 43, gv vẽ hình 48 lên bảng.
GV.Sau 1h, ca nô 1 ở vị trí nào?
Ca nô 2 ở vị trí nào?
GV.Vậy chúng cách nhau bao nhiêu km?
GV.Tương tự câu a, sau 1h, ca nô 1 và 2 ở vị trí nào?
GV.Treo bảng phụ bài 46, hướng dẫn cho hs sử dụng máy tính, từng nhóm bàn trao đổi, đại diện nêu kết quả?
HS. Chọn cặp số nguyên sao cho tổng của chúng tròn chục, tròn trăm.
 HS.Sau khi trao đổi 1 hs lên bảng trình bày 
HS. Từng nhóm hoạt động:
 -10 a= 0;1;2 
3; 4; 5; 6; 7; 8 
Tổng bằng 0
HS.Đọc đềø bài 43.
HS. Ca nô 1 ở B, ca nô 2 ở D ( cùng chiều với B)
HS. Hai ca nô cách nhau:10 – 7 = 3 (km)
HS.Sau 1h, ca nô 1 ở B, ca nô 2 ở A ( ngược chiều với B). Hai ca nô cách nhau:10 + 7 =17(km)
HS. Hoạt động theo nhóm bàn, nhận xét kết quả .
Bài 42 :
a) 27 + [43 +(-217) +(-23)]
= [217+(-217)]+[43+(-23)]
b) -10 a= 0;1; 2;3; 4; 5; 6; 7; 8 
Tổng bằng 0
Bài 43:
a) Sau 1h , ca nô1 ở B, ca nô 2 ở D(cùng chiều với B)
Vậy hai ca nô cách nhau: 10 – 7 =3 (km)
b)Sau 1h, ca nô 1 ở B, ca nô 2 ở A ( ngược chiều với B). Hai ca nô cách nhau: 10 + 7 =17(km)
Bài 46:
a)187+(-54) = 133
b) (-203)+349 = 146
c) (-175)+ (-213) = -388
4’
 Hoạt động 2 : Củng cố
GV.Nhắc lại các tính chất của phép cộng số nguyên . Quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu .
G V.Vận dụng tính chất phép cộng để làm gì? (tính nhanh, hợp lý).
GV.Số dương và số âm biểu thị điều gì ở bài 43?( Vận tốc cùng chiều mang dấu +, ngược chiều dấu -)
 4/ Dặn dò hs chuẩn bị tiết học tiếp theo : (3’)
- Ôn các tính chất của phép cộng các số nguyên , quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu.
- Làm bài tập 44; 45/80 sgk và 60,61,62,63/61sbt
 H D : Bài 44 Tương tự bài 43 , nếu lập đề toán cần theo hình vẽ sẵn
- Chuẩn bị tiết sau chuẩn bị xem phép trừ 2 số nguyên có gì khác với phép trừ hai sốâ tự nhiên không ? 
 IV – RÚT KINH NGHIỆM ,Ø BỔ SUNG :
Ngày soạn :28 .11.2008 
Tiết : 48 § 7 PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN
	I- MỤC TIÊU:
Kiến thức : HS hiểu được quy tắc phép trừ trong Z.
Kĩ năng : Biết tính đúng hiệu của hai số nguyên và qua đó rèn luyện kỷ năng tính toán.
Thái độ : Bước đầu hình thành dự đóan trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một lọat hiện tượng liên tiếp và rèn tính cẩn thận , chính xác trong khi làm bài tập
	II- CHUẨN BỊ :
	- GV : Bảng phụ ghi BT ? Quy tắc và công thức phép trừ .
	- HS : Sgk, bảng con, bảng nhóm , máy tính. Ôn lại quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu 
	III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1.Ổn định tình hình lớp : (1’) Kiểm tra sĩ số , nề nếp và đồ dùng học tập của học sinh.
	2.Kiểm tra bài cũ: (6’)
HS1. Nêu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu , khác dấu ?
- Áp dụng : Tính 7 + (-10) ; (-16) + (-20) ; 14 + (-10)
Đáp: Quy tắc sgk. Kết quả: 7 + (-10)= -3 ; (-16) + (-20)= -36 ; 14 + (-10)= 4
	3.Giảng bài mới:
a.Giới thiệu bài: (1’) Phép trừ trong tập hợp N đôi khi không thực hiện được . Phép trừ trong Z có luôn luôn thực hiện không ? Tiết học hôm nay ta xét xem.
b.Tiến trình tiết dạy :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
24’
Hoạt động 1 : Hiệu của hai số nguyên
GV. Ta đã biết trừ hai số tự nhiên thực hiện được khi nào?.
 GV.Còn phép trừ hai số nguyên sẽ như thế nào ? Hãylàm bt ? (Gợi ý:Chuyển hiệu thành tổng) 
GV. Cho hs thảo luận nhóm
a)3 -1 = 3 + (-1)
 3 -2 = 3 + (-2)
 3 - 3 = 3 + (-3)
 3 – 4 = ?
 3 – 5 = ?
b) 2 – 2 = 2 + (-2)
 2 – 1 = 2 + (-1)
 2 – 0 = 2 + 0
 2 – (-1) = ?
 2 – (-2) = ? 
GV.Kiểm tra kết quả từng nhóm
GV.Từ kết quả trên dự đóan a–b =?à Quy tắc trừ hai số nguyên ?
 GV. Phát biểu chuẩn 
 GV. Như vậy hiệu của hai số nguyên a và b là tổng của a và b là tổng của a và số đối của b.
GV.Cho hs làm vd :
 4 – 7 = ? (-5) – (-2) = ?
 GV.Giới thiệu phần nhận xét
 GV.Vận dụng phép trừ hai số nguyên để giải một số bài tóan thực tế .VD:Nhiệt độ ở Sapa hôm nay là bao nhiêu ?
GV. Có nhận xét gì về phép trừ trong N và phép trừ trong Z .
 GV : Giới thiệu thêm cho HS biết lý do chính cần mở rộng tập hợp N thành tập hợp Z phép trừ luôn thực hiện được .
HS. Số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ
HS. Suy nghĩ
HS. Thảo luận nhóm
 a)3 – 4 = 3 + (-4)
 3 – 5 = 3 + (-5)
 b)2 – (-1) = 2 + 1
 2 – (-2) = 2 + 2
HS.Đại diêïn nhóm nhận xét 
HS.Dự đóan 
a – b = a + (-b)
HS. Phát biểu quy tắc, hs khác nhắc lại
HS.
 4 – 7 = 4 + (-7) = -3 
 (-5) – (-2) = (-5) + 2 = -3 
HS. Đọc vd sgk và 1hs lên bảng trình bài 
 3 – 4 = 3 + (-4) = -1
HS. Phép trừ trong N không phải bao giờ cũng thực hiện được . Còn trong Z luôn thực hiện được .
1) Hiệu của hai số nguyên
a – b = a + (-b)
2.Ví dụ:
4 – 7 = 4 + (-7) = -3 
 (-5) – (-2) = (-5) + 2 = -3 
 Nhận xét :
Phép trừ trong N không phải bao giờ cũng thực hiện được . Còn trong Z luôn thực hiện được .
11’
Hoạt động 2 : Củng cố 
GV. Cho hs làm bài 47 sgk,gv ghi đề:
Tính 2 – 7 ; 1 – (-2) ; (-3) – 4
GV. Cho hs làm bài 48
Tính: 
7 – 0 ; 0 – 7 
a – 0 ; 0 - a 
GV.Treo bảng phụ bài 49
a
15
0
-a
-2
-(-3)
GV : Học thuộc các quy tắc cộng trừ các số nguyên.
Hướng Dẫn : 
Bài 50: Tính kết quả theo từng dòng, từng cột .
 Bài 51: Thực hiện phép tính trong ngoặc trước.
 HS. Đọc đề, làm BT vào vở nhá, 3 hs lên bảng:
2 -7 = 2 + (-7) = -5
1 – (-2) = 1 + 2 = 3
(-3) – 4 = (-3) + (-4) = -7 
 HS.Đứng tại chỗ trình bày 
7 – 0 = 0 + (-7) = -7;
7 – 0 = 7; a – 0 = a ;
0 – a = -a
HS. 1hs lên bảng điền vào ô trống 
a
15
 2
0
 -3
-a
-15
-2
0
-(-3)
 4.Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’)
a. Bài tập : Làm các bài tập : 50, 51 sgk ; 73, 74, 76 sbt
b.Chuẩn bị tiết sau : + Chuẩn bị tốt các bài tập để hôm sau Luyện tập.
 + Mang thước , máy tính , bảng nhóm và bút viết bảng nhóm.
 IV – RÚT KINH NGHIỆM , BỔ SUNG :
Ngày soạn :7 .12.2008 
Tiết :49 LUYỆN TẬP
	I- MỤC TIÊU:
Kiến thức : Củng cố các quy tắc phép trừ , quy tắc phép cộng các số nguyên
Kĩ năng : Rèn luyện kỹ năng trừ số nguyên : Biến trừ thành cộng , thực hiện phép cộng , kỹ năng tìm số hạng chưa biết của một tổng, thu gọn biểu thức .
Thái độ : Kiểm tra, rèn tính cẩn thận cho hs .
	II- CHUẨN BỊ :
	- GV : Bảng phụ, sgk.
	- HS : Sgk, bảng nhóm. Ôn lại quy tắc trừ hai số nguyên .
	III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1.Ổn định tình hình lớp : (1’) Kiểm tra sĩ số , nề nếp và đồ dùng học tập của học sinh.
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 Câu hỏi :
 HS. Viết công thức phép trừ số nguyên? Thế nào là hai số đối nhau ?
 Áp dụng : Tính : 7 -15 ; (-4) – 9 ; (+12) – (-7) ; 0 – 9 
 Đáp án : a – b = a + (-b) ; hai số có tổng bằng 0
 7 – 15 = 7 + (-15) = -8 ; (-4) – (-9) = (-4) + 9 = 5
 (+12) – (-7) = 12 + 7 = 19 ; 0 – 9 = -9
3.Giảng bài mới : 
a.Giới thiệu bài: (1’) Để củng cố phép trừ và phép cộng các số nguyên, tiết hôm nay ta đi giải một số bài toán liên quan.
b.Tiến trình tiết dạy
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
Hoạt động 1 : Chưã bài tập ở nhà
GV. Cho hs chữa bài tập 51.
 Cho hs nhận xét, đánh giá 
HS.Hai hs lên bảng thực hiện , nhận xét 
Bài 51:
a) 5 – (7 – 9) = 5 – (-2)
 = 5 + 2 = 7
 b) (-3) -(4 – 6) = -3-(- 2)
 = (-3) + 2 = -1
20’
Hoạt động 2 : Luyện tập
GV. Cho hs đọc đề bài 52, vậy tính tuổi thọ của nhà bác học Acsimet ta làm như thế nào ?
GV. Treo bảng phụ bài tập 53 :
Nhắc lại x – y = x + (-y)
( Hs yếu cần đặt tính để tìm kết quả )
GV.Ghi đề bài 54 : Tìm số nguyên biết :a) x + 2 = 3; 
 b) x + 6 = 0 ; c) x + 7 = 1
GV. Làm thế nào để tìm được x trong 3 bài toán trên?
GV.Cho lớp hoạt động nhóm
GV.Cho các nhóm nhận xét.
HS. Đọc đề bài 52 SGK
HS.Lấy năm mất trừ đi na ...  
– [2+(-5)] = -(-3) = 3
b) Tổng các số đối của 2 và -5 là -2+5 = 3.Vậy số đối của một tổng bằng tổng các số đối của các số hạng.
HS.-(-3+ 5 + 4) = -6
 3+(-5)+ (-4) = -6
-(-3+5+4) = 3 + (-5) + (-4)
HS. Thực hiện ?2 trên bảng nhóm. 
a)7+(5-13) = 7+5+(-13) = -1
b) 12-(4 – 6) = 12 -4 +6 = 14 
HS. Đại diện nhóm nhận xét
HS. a+ (b-c) = a+b - c
 a – (b+c) = a- b –c
HS.Phát biểu qui tắc dấu ngoặc như sgk. Hs khác nhắc lại.
HS.a) 324 + [112 –(112+324)]
= 324 + 112 -112-324 = 0
b) (-257) – [(-257+ 156) -56]
= -257 + 257 – 156 + 56 = -100
1- Qui tắc dấu ngoặc:
 * Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đằng trước thì ta phải đổi dấu các số hạng trong ngoặc : Dấu “+” thành dấu “-” và dấu “-” thành dấu “+’.
* Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì dấu của các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.
Ví dụ : Tính nhanh
a) 324 + [112 –(112+324)]
= 324 + 112 -112-324 = 0
b) (-257) – [(-257+ 156) -56]
= -257 + 257 – 156 + 56 = -100
8’
Hoạt động 2 : Tổng đại số
 GV.Hãy viết phép trừ thành phép cộng a- b = ?
 GV. Vì phép trừ có thể diễn tả thành phép cộng , nên một dãy các phép tính cộng , trừ các số nguyên gọi là tổng đại số.Vậy thế nào gọi là một tổng đại số ?
GV.Viết gọn tổng sau(bỏ dấu ngoặc) :5 + (-3) –(-6) –(+ 7) = ?
GV.Trong một tổng đại số ta có thể vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp và qui tắc dấu ngoặc để làm gì?
 GV.Nêu chú ý sgk-85
HS. a – b = a + (- b)
HS.Nêu khái niệm .Một hs khác nhắc lại
HS. 1 hs lên bảng thực hiện:
5 + (-3) –(-6) –(+ 7) = 5-3+6-7. HS.Nêu nhận xét sgk /84
HS . Theo dõi , trả lời:
2- Tổng đại số : 
* Một dãy các phép tính cộng , trừ các số nguyên gọi là tổng đại số .
* Nhận xét : sgk
 * Chú ý : sgk
8’ 
Hoạt động 3 : Củng cố 
GV. Phát biểu qui tắc dấu ngoặc ? GV. Cho hs làm ?3, áp dụng qui tắc bỏ dấu ngoặc rồi thực hiện phép tính :
 a) (768 -39) – 768
 b) (- 1579) – (12- 1579)
GV. Treo bảng phụ : Cách đặt dấu ngoặc sau đúng(Đ), sai (S)
a) 15- 25+12 = 15 – (25+12) 
b) 43 -8 -25 = 43 – (8 -25)
c) a – b –c = a – (b + c )
d) a –b –c = ( a-b ) –c
GV. Cho 2 hs lên bảng làm bài 59sgk.
Hướng dẫn : Bài 58:a/ x+ 22 + (-14) + 52 = x + 60ø, b/ Tương tự 
HS .Phát biểu qui tắc
HS.Làm vào vở nháp 
a) (768 -39) – 768 = -39
b) (- 1579) – (12- 1579)
= -1579 – 12 + 1579 = - 12
HS.
a) Sai : 15-25 +12=15 –(25+12) 
b) Sai : 43 -8 -25 = 43 – (8 -25)
c) Đúng.
d) Đúng.
HS. a)(2736 – 75) -2736 = - 75
b) (=2002) – (57-2002) = - 57
	4 .Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (2’)
a.Bài tập : Giải các bài 57;58; 60 /85 sgk ; bài tập 89 ; 90 sbt /65
Chuẩn bị tiết sau : + Chuẩn bị tốt các bài tập để hôm sau luyện tập.
 + Mang thước , bảng nhóm và bút viết bảng mhóm.
 IV – RÚT KINH NGHIỆM , BỔ SUNG :	
Ngày soạn : 10 .12.2008
Tiết : 51 LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU:
Kiến thức : Củng cố các quy tắc bỏ dấu ngoặc .
Kĩ năng : Rèn luyện kỹ năng cộng , trừ số nguyên , thực hiện thành thạo việc bỏ dấu ngoặc.
Thái độ : Rèn tính cẩn thận, chính xác .
	II- CHUẨN BỊ :
	- GV : Bảng phụ, sgk.
	- HS : Giấy nháp , sgk, bảng nhóm. Ôn lại quy tắc dấu ngoặc .
	III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1.Ổn định tình hình lớp : (1’) Kiểm tra sĩ số, nề nếp và đồ dùng học tập của học sinh
 2- Kiểm tra bài cũ: (6’)
 Câu hỏi:
 HS1 . Hãy nêu qui tắc dấu ngoặc ?
 Áp dụng : Tính nhanh các tổng sau: 
	a) (2006 – 75 ) – 2006 b) (-2006) – (57 -2006)
 Đáp án : Nêu như sgk
	a) (2006 – 75 ) – 2006 = 2006 -75 -2006 = 2006 -2006 -75= -75
	b) (-2006) – (57 -2006) = -2006 -57+2006 = - 2006 + 2006 -57 
3.Giảng bài mới : 
a.Giới thiệu bài: (1’) Để củng cố qui tắc bỏ dấu ngoặc , tiết hôm nay ta đi giải một số bài toán liên quan.
b.Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
Hoạt động 1 : Chưã bài tập ở nhà
GV. Cho hai hs chữa bài tập 57, mỗi hs làm hai câu
GV. Cho hs nhận xét đánh giá .
HS.Hai hs lên bảng thực hiện 
HS1.a) (-17) +5+8+17
 = (-17) +17+5+8 = 13
b)30+ 12+ (-20) +(-12)
 = 30+(-20) + 12 +(-12) = 10
HS2.c)(-4)+ (-440) +(-6) +440
= (-4)+(-6) + (-440)+440= -10
d)(-5) + (-10) +16 +(-1)
= (-5) + (-10) +(-1)+16 = 0
HS.Nhận xét .
Bài 57:
a) (-17) +5+8+17
 = (-17) +17+5+8 = 13
b)30+ 12+ (-20) +(-12)
 = 30+(-20) + 12 +(-12) = 10
c)(-4)+ (-440) +(-6) +440
= (-4)+(-6) + (-440)+440
= -10
d)(-5) + (-10) +16 +(-1)
= (-5) + (-10) +(-1)+16 = 0
20’
Hoạt động 2 : Luyện tập
GV. Ghi đề bài 58
GV. Để đơn giản biểu thức , ta phải làm thế nào?
GV. Hãy thực hiện các phép tính trên?
GV. Cho lớp nhận xét ,sửa sai.
GV.Ghi đề bài 60, cho lớp hoạt động nhóm:Bỏ dấu ngoặc rồi tính:
a) (27+65) + (346 -27-65)
b)(42 -69+ 17) –( 42 + 17)
GV.Cho các nhóm nhận xét.
GV. Tìm số nguyên x, biết :
a/( 35 – x) -25 = 40 – (15- 18)
b/ x + 42 = -15 + 27 :32
GV. Hướng dẫn hs thực hiện, gọi hai hs lên bảng trình bày, cả lớp làm vào vở nháp, nhận xét.
HS.Theo dõi đề bài 58 sgk
HS.Ta thu gọn các biểu thức số .
HS.Hai hs lên bảng thực hiện .
HS.Nhận xét , sửa sai.
HS.Aùp dụng quy tắc bỏ dấu ngoặc rồi tính, các nhóm hoạt động .
HS. Đại diện nhóm nhận xét
HS. Đọc đề.
HS. Thực hiện và nhận xét kết quả
Bài 58 :
a) x + 22 + (-14) +52
= x + 22 + 52 + (-14) 
= x + 60
b) (-90) – ( p + 10) + 100
= -90 – p - 10 + 100
= - p
Bài 60:
a) (27+65) + (346 -27-65)
= 27 + 65 + 346 – 27 -65 
= 27 – 27 + 65 -65 + 346
= 346
b)(42 -69+ 17) –( 42 + 17)
= 42 -69 + 17 -42 -17
= 42 -42 + 17 -17 – 69 = -69
Bài 6 :
a/( 35 – x) -25 = 40 –(15-18)
 35 –x -25 = 40-15 +18
 10 –x = 43
 x = 10 – 43
 x = -33
b/ x + 42 = -15 + 27 :32
 x + 42 = -15 + 27:9
 x + 42 = - 15 + 3
 x + 42 = - 12
 x = - 12 -42 
 x = -54
4’
Hoạt động 2 : Củng cố
 GV.Muốn bỏ dấu ngoặc có dấu trừ đằng trước ta làm thế nào
GV.Như thế nào gọi là một tổng đại số ?
GV : HD: Bài 3: Tìm BC ( 2,3,5,9), tức tìm B của BCNN(2,3,5,9) rồi xét số hs nằm trong khoảng 235 đến 250.
 HS : Đổi dấu các số hạng trong ngoặc
HS : Một dãy các phép tính cộng , trừ các số nguyên gọi là tổng đại số
	4.Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (3’)
a. Bài tập :Hoàn thiện lại các bài tập trong tiết này.
	 b. Chuẩn bị tiết sau : + Nghiên cứu lại cách sử dụng máy tính và tự thực hành trước ở nhà.
 + Mang máy tính bỏ túi.
 IV – RÚT KINH NGHIỆM,Ø BỔ SUNG :
Ngày soạn :12 .12.2008
Tiết 52	 : THỰC HÀNH MÁY TÍNH CASIO
 I / MỤC TIÊU :
Kiến thức: Củng cố về các phép toán cộng , trừ số nguyên và quy tắc dấu ngoặc.
Kỹ năng : Rè kỹ năng sử dụng máy tính bỏ túi.
Thái độ : Thấy được sự tiện ích khi sử cụng công nghệ.
 II / CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Máy tính Casio; Bảng phụ hướng dẫn bấm.
 2. Học sinh : Máy tính .
 III / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định tình hình lứp (1’) Kiểm tra sĩ số, nề nếp và đồ dùng học tập của học sinh.
 2. Kiểm tra bài cũ : (2’) GV kiểm tra máy tính HS.
 3.Giảng bài mới :
a.Giới thiệu bài (1’Để củng cố các phép toán cộng , trừ các số nguyên và quy tắc dấu ngoặc hôm nay ta thực hành sử dụng máy tính casio.
 b.Tiến trình tiết dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
4’
 Hoạt động 1:Thông báo nhiệm vụ
GV.thông báo nhiệm vụ cần làm trong tiết thực hành này
GV. Sử dụng máy tính để tính giá trị các biểu thức sau: ?
BT1: a. 187 + (-54) 
 b. (-203) + 349 
 c. (-175) + ( -213)
BT2 : a.169 – 173
 b. 53 – (- 478)
 c. – 153 – ( -1936)
BT3. -257 -
HS. Nhắc lại nhiệm vụ , theo dõi ghi bài 
HS. Tìm hiểu cách làm
Sử dụng máy tính để tính giá trị các biwủ thức.
7’
 Hoạt động 2: Tìm hiểu cách làm 
GV: Treo bảng ví dụ mẫu và hướng dẫn học sinh thực hiện.
GV cho hs nêu các bước thực hành 
GV.Làm mẫu trước lớp cho hs nắm từng bước làm. 
HS. quan sát bảng phụ 
HS.Theo dõi –bổ sung
HS theo dõi
24’
Hoạt động 3: HS thực hành
GV. Cho học sinh thực hành từng bài.
GV. Quan sát các HS thực hành và hướng dẫn những học sinh làm chưa được hoặc cách tính của những loại máy tính khác .
GV.Cho học sinh báo cáo cách bấm và kết quả từng bài.
Gv : Cho học sinh nhận xét và sử sai ( nếu có)
HS. Tiến hành thực hành.
HS: Báo cáo kết quả thực hành
HS : Nhận xét.
5’
 Hoạt động 4: Củng cố - Hướng dẫn về nhà
GV.Đánh giá kết quả thực hiện học sinh.
GV : Cho học sinh nhắc lại cách bấm ?
GV:Hãy so sánh việc thực hiện máy tính để tính với việc tính bằng giấy , bút ?
HS. Thực hiện
HS: Đa số thực hiện bằng máy tính nhanh hơn , nhưng cũng có bài toán mà ta sử dụng quy tắc bỏ ngoặc thì lại tính nhanh hơn.
	4. Dặn dò hs chuẩn bị tiết học tiếp theo (2’)
 a.Bài tập : Tiếp tục sử dụng máy tính để tính : 123+ (-231) ; (-76) + 23 -214 . 
 b.Chuẩn bị tiết sau : + Xem trước bài quy tắc chuyển vế .
 + Mang thước bảng nhóm và bút viết bảng nhóm
 IV / RÚT KINH NGHIỆM , BỔ SUNG :
Ngày soạn : 2.01.2009 	
Tiết : 57 KIỂM TRA HỌC KÌ I 
 I/ MỤC TIÊU: 
Kiến thức: Hs được kiểm tra các kiến thức cơ bản đã học trong học kì I về Đại số, Hình học.
Kĩ năng: Rèn các kĩ năng thực hành giải toán, vận dụng các kiến thức đã học .
Thái độ: Giúp hs biết độc lập suy nghĩ , tự tin, sáng tạo khi trình bày bài giải.
II/ II/ ĐỀ KIỂM TRA: ( Trang sau)
III/ ĐÁP ÁN (Trang sau)
IV/ THỐNG KÊ KẾT QUẢ :
Lớp
Sĩ số
0-1,9
2-3,4
3,5-4,9
5-6,4
6,5-7,9
8-10
Trên TB
6A5
6A6
6A7
V/ RÚT KINH NGHIỆM , BỔ SUNG
 	-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 48-54.doc