Giáo án Số học 6 - Tiết 43: Luyện tập - Năm học 2009-2010

Giáo án Số học 6 - Tiết 43: Luyện tập - Năm học 2009-2010

I. MỤC TIÊU

- Củng cố khái niệm về tập hợp Z, cách so sánh hai số nguyên, cách tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên, cách tìm số đối, số liền trớc, số liền sau của một số nguyên.

- HS biết tìm GTTĐ của một số nguyên, số đối của một số nguyên; so sánh hai số nguyên, tính giá trị của biểu thức có chứa GTTĐ ở dạng đơn giản.

- Rèn cho HS tính chính xác qua việc áp dụng các quy tắc.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

GV: Bảng phụ ghi bài 19 sgk; bài 32 sbt

HS : Ôn lại kiến thức từ bài 1 đến bài 3

 

doc 2 trang Người đăng vanady Lượt xem 1066Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học 6 - Tiết 43: Luyện tập - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:28/11/09 
 Ngày giảng: Tiết 43 : Luyện tập
I. Mục tiêu 	
- Củng cố khái niệm về tập hợp Z, cách so sánh hai số nguyên, cách tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên, cách tìm số đối, số liền trớc, số liền sau của một số nguyên.
- HS biết tìm GTTĐ của một số nguyên, số đối của một số nguyên; so sánh hai số nguyên, tính giá trị của biểu thức có chứa GTTĐ ở dạng đơn giản.
- Rèn cho HS tính chính xác qua việc áp dụng các quy tắc.
II. Chuẩn bị của GV và HS
GV: Bảng phụ ghi bài 19 sgk; bài 32 sbt 
HS : Ôn lại kiến thức từ bài 1 đến bài 3
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy- trò
ND 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (8 phút)
GV gọi 2 HS lên bảng
HS 1: Trên trục số, số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b khi nào
Chữa bài 18 sbt 
HS 2: giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là gì?
Chữa bài 21 sbt ? Cho /a/ = /b/
Hỏi a và b có quan hệ gì?
* Có thể nói tập hợp Z gồm hai bộ phận là các số nguyên dơng và các số nguyên âm đợc không? Vì sao?
HS 1: trả lời miệng và trình bày lời giải 
Chữa bài 18 sbt 
a) -15; -1; 0; 3;5;8
b) 2000; 10; 4; 0; -9; -97
HS 2: trả lời miệng và ghi lời giải
Chữa bài 21 sbt 
/4//0/
/-2/</-5/; /6/=/-6/
HS : a = b hoặc a = -b 
HS: không.Vì ngoài số nguyên dơng, số nguyên âm, tập Z còn gồm cả số 0
Hoạt động 2: Luyện tập (30 phút)
Dạng 1: So sánh hai số nguyên (8 phút)
Bài 18 sgk/73: 
HS đọc đề bài 
GV vẽ trục số lên bảng và cho HS đọc, trả lời từng câu 
GV dựa vào trục số và giải thích rõ lí do.
Bài 18 sgk/73 
a) Số a chắc chắn là số nguyên dơng 
b) Số b không chắc chắn là số nguyên âm (có thể là 0; 1; 2;)
c) Số C không chắc chắn là số nguyên dơng (c có thể bằng 0)
d) Số d chắc chắn là số nguyên âm 
Bài 19 sgk/73 
GV treo bảng phụ lên bảng và cho HS đọc đề bài 
GV cho 2 HS lên bảng làm 
( HS 1: câu a,c và HS 2: câu b,d)
HS dới lớp cùng làm 
Bài 19 sgk/73 
a) 0 <2 b) -15 <0
c) -10 < -6 hoặc -10 <6 
d) +3 < +9 hoặc - 3 < +9 
Dạng 2: Bài tập tìm số đối của một số nguyên và giá trị tuyệt đối của một số nguyên
Bài 21 sgk/73 
Tìm số đối của mỗi số nguyên sau: -4; 6;/-5/; /3/;4. GV cho HS đọc kết quả 
? Thế nào là hai số đối nhau?
Bài 21 sgk/73 
Số đối của -4 là 4 
Số đối của -6 là 6
Số đối của /-5/ là -5
Số đối của /3/ là -3
Số đối của 4 là -4
Dạng 3: Tính giá trị của biểu thức (5 phút)
Bài 20 sgk/73 
GV chia nhóm cho HS hoạt động theo nhóm (4 HS/nhóm)
Tính giá trị các biểu thức 
Bài 20 sgk/73 
a) /-8/ - /-4/ = 8-4 = 4
b) /-7/./-3/ = 7.3 = 21 
c) /18/:/-6/ = 18:6 = 3
d) /153/ +/-53/ = 153+53 = 206
Dạng 4: Tìm số liền trớc , số liền sau của một số nguyên (6 phút)
Bài 22 sgk/74 
GV cho HS cả lớp làm 2 phút sau đó gọi 3 HS lên bảng làm bài 
a) Tìm số liền sau của mỗi số nguyên: 2;-8; 0; -1
b) Tìm số liền trớc của mỗi số nguyên sau: - 4; 0; 1; -25
c) Tìm số nguyên a biết số liền sau là số nguyên dơng, số liền trớc là số nguyên âm
? Nếu a là số liền trớc của b thì trên trục số a và b có vị trí nh thế nào? 
Bài 22 sgk/74 
Số liền sau của 2 là 3
Số liền sau của -8 là -7
Số liền sau của 0 là 1
Số liền sau của - 1 là 0 
HS 2: làm câu b
HS 3: làm câu c 
Dạng 5: Bài tập về tập hợp (6 phút)
Bài 32 sbt/58
Cho A ={5;-3;7;-5}
a) Viết tập hợp B gồm các phần tử của A và các số đối của chúng
b) Viết tập hợp C gồm các phần tử của A và các GTTĐ của chúng (chú ý mỗi phần tử chỉ liệt kê một lần)
GV cho HS làm theo nhóm (4HS) sau đó gọi 2 HS lên bảng chữa bài 
Bài 32 sbt/58
HS 1: Lên bảng làm câu a
a) B = {5;-3;7;-5;3;-7}
HS 2: lên bảng làm làm câu b
b) C = {5; -3; 7; -5; 3}
Hoạt động 3: Củng cố (5 phút)
? Nhắc lại cách so sánh hai số nguyên a và b trên trục số
? Nhắc lại định nghĩa về GTTĐ của một số nguyên? Nêu quy tắc tính giá trị tuyệt đối của số nguyên âm, số nguyên dơng? Số 0
? a,b,c là số nguyên dơng hay số nguyên âm biết A 0; -c < 0
HS trả lời từng câu hỏi của GV
HS : a là số nguyên âm 
 b là số nguyên dơng 
 c là số nguyên dơng 
Hoạt động 4: Hớng dẫn về nhà (2 phút)
- Học thuộc lý thuyết 
- Xem lại lời giải các dạng bài tập - Làm bài: 25; 26; 27; 28; 29; 30 sbt 

Tài liệu đính kèm:

  • docSH6 T43.doc