Giáo án Số học 6 - Tiết 107-111 - Năm học 2007-2008 - Trường THCS Phước Lộc

Giáo án Số học 6 - Tiết 107-111 - Năm học 2007-2008 - Trường THCS Phước Lộc

I-MỤC TIÊU :

-Kiến thức : Rút kinh nghiệm việc tiếp thu kiến thức của hs.

-Kĩ năng : Rèn kĩ năng giải toán , trình bày .

-Thái độ: Rèn luyện tư duy lô gíc , tính cẩn thận , chính xác .

II- ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH LÀM BÀI CHUNG:

 1. Tình hình làm bài chung:

- Hs được ôn tập về những kiến thức có liên quan , đa số những hs chăm học đều có thể làm bài tốt .

- Đa số hs trung bình , yếu , kém chưa nắm chắc các kiến thức của các bài tập, còn nhầm lẫn kiến thức này với kiến thức nọ. Hầu hết những hs này học đâu quên đó, đến những kiến thức học ở tiểu học các em vẫn không nhớ.

- Bài 1a, bài 2, bài 4, kĩ năng quá nâng cao không phù hợp với đối tượng hs trung bình, yếu, kém như hiện nay.

 - Mức độ làm bài chỉ đạt xấp xỉ 45% từ trung bình trở lên, không có bài đạt điểm 10.

 2. Thống kê số liệu điểm thi:

 

doc 8 trang Người đăng vanady Lượt xem 1159Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học 6 - Tiết 107-111 - Năm học 2007-2008 - Trường THCS Phước Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 35 Ngày soạn : 2 .5.2008 
Tiết: 107	ÔN TẬP CUỐI NĂM (Tiết 1)
I-MỤC TIÊU :
	+ Kiến thức: Ôn tập về tập hợp, luỹ thừa, các phép tính về số tự nhiên, số nguyên, phân số
+ Kĩ năng : Rèn luyện việc sử dụng một số ký hiệu tập hợp, giải toán tính giá trị biểu thức, tìm x, toán đố.
+ Thái độ : Rèn tính cẩn thận , chính xác trong tính toán.
II-CHUẨN BỊ :
	+GV: Sgk, bảng phụ ghi câu hỏi và bài tập, đề cương ôn .
+HS:Làm các câu hỏi ôn tập cuối năm phần số học (trang 65;66 sgk) và bài tập 168-175 (trang 66;67 sgk),bút dạ, bảng nhóm , sgk , máy tính bỏ túi.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1)Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số .
	2)Kiểm tra bài cũ: ( 6’)Bảng phụ.
HS1. An đọc hết 24 trang thì xong quyển sách.Hỏi quyển sách có tất cả bao nhiêu trang?
HS2. 75% một mảnh vải dài 3,75 m. Hỏi cả mảnh vải dài bao nhiêu?
Đáp: HS1. Số trang sách: 24: = 24.5=120( trang)
 HS2. Mảnh vải dài : 3,75: 75% = = 5(m)
3)Bài mới:
- Giới thiệu bài : (1’)Nhằm hệ thống một số kiến thức đã học, tiết học hôm nay ta đi vào ôn tập tiết đầu tiên.
- Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Nội dung
12’
Hoạt động 1:Ôn về tập hợp và luỹ thừa
GV. Nêu câu 1 ôn tập :
a)Đọc các ký hiệu : 
b)Cho ví dụ sử dụng các ký hiệu trên ?
GV.Gọi hs lên bảng chữa bài tập 168 /66 sgk
GV.Điền ký hiệu thích hợp vào ô trống: bài 169a/ Với a,n N :
 an = với .
  thừa số
 Với a thì = 
b/ với a,m,n N :
 am.an = ..
 am:an = .. với ..
GV.Cho hs trả lời bài 170:CL=?
HS.a)Từng hs đọc các kí hiệu
b) Cho ví dụ. 
HS. Điền kí hiệu vào ô vuông thích hợp: ,,,,
HS.Trả lời từng câu hỏi GV
HS. CL= 
1. Ôn về tập hợp và luỹ thừa
Ví dụ 5N, 2Z,N, N
Bài 169: a/ Với a,n N :
 an = với a 
 n thừa số
 Với a thì = 1
b/ Với a,m,n N :
 am.an = am+n
 am:an = am-n với mn
18’
Hoạt động 2:Các phép tính về số tự nhiên, số nguyên , phân số
GV.Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu dương , ta làm thế nào?
GV.Muốn cộng (trừ) hai phân số cùng mẫu, khác mẫu ta làm thế nào ?
GV.Trả lời câu hỏi 4: Điều kiện nào thì hiệu hai số tự nhiên, số nguyên cũng là số tự nhiên, số nguyên ?
GV. Điều kiện thương hai số tự nhiên là số tự nhiên, thương hai phân số là phân số?
GV. Treo bảng phụ : Tính giá trị của biểu thức:
A = 
B= 
GV.Cho hs đọc đề bài 175/67
GV.Để chảy đầy bể, một mình vòi A phải mất mấy giờ ?(Gợi ý: Để chảy nửa bể vòi A mất 4h 30’)
GV. Tương tự vòi B chảy một mình mất bao nhiêu giờ?
GV.Một giờ vòi A chảy mấy phần của bể ? 
GV.Vòi B chảy mấy phần của bể? 
GV. Hai vòi cùng chảy vào bể thì chiếm mấy phần của bể? 
GV. Vậy hai vòi cùng chảy vào bể thì sau mấy giờ bể sẽ đầy?
HS.Ta so sánh tử , tử lớn hơn thì phân số lớn hơn.
HS.Cùng mẫu: Cộng tử với nhau, mẫu giữ nguyên.
Khác mẫu: -Qui đồng mẫu.
- Cộng tử với nhau mẫu giữ nguyên.
HS.Số tự nhiên: a-b, ab
Số nguyên :a-b , mọi a,b Z
HS.Với a,b N: thương là số tự nhiên khi ab,thương là phân số khi phân số chia 0
GV. Hai hs lên bảng trình bày, cả lớp làm vào vở nháp.
HS.Đọc đề .
HS.Một mình vòi A phải mất 
 4 h 30’=4,5h . 2 = 9h
HS.2h15’=2,25h.2= 4,5h=h
HS. Một giờ vòi A chảy bể
HS. Vòi B chảy: 1: = bể
HS.Lên bảng tính:
 bể
HS.Sau 3 giờ bể đầy.
2. Các phép tính về số tự nhiên, số nguyên, phânsố
- So sánh hai phân số cùng mẫu dương: so sánh tử , tử lớn hơn thì phân số lớn hơn.
- Cộng (trừ) hai phân số:
.Cùng mẫu: Cộng tử với nhau, mẫu giữ nguyên.
.Khác mẫu:
- Qui đồng mẫu.
- Cộng tử với nhau mẫu giữ nguyên.
Bài 171: A=
B=
Bài 175:
Một mình vòi A phải mất 4 h 30’=4,5h . 2= 9h
Vòi B chảy một mình mất
2h15’=2,25h.2= 4,5h=h Một giờ vòi A chảy bể
Vòi B chảy: 1: = bể
Một giờ cả hai vòi chảy được: bể Vậy hai vòi cùng chảy vào bể thì sau 3 giờ bể đầy.
5’
Hoạt động 3: Củng cố
GV.Ghi đề bài, cho hs hoạt động nhóm: Tìm x biết a)	 b) x + 15% x = 115
GV. Cho các nhóm nhận xét
HS.Hoạt động nhóm .N123 làm câu a, N456 làm câu b
HS. Đại diện nhóm nhận xét.
a) x=
b)(1+15%)x = 115
 x = 115:(1+15%)
 x = 115:= 100
 4)Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau : ( 2’)
	+ Nắm chắc các dạng bài tập đã giải, các kiến thức đã học về số nguyên , phân số.
	+ Làm các bài tập ôn tập sgk và câu hỏi ôn từ câu 6-9, cũng như các bài tập theo đề cương.	
	+ Chuẩn bị tiết sau ôn tập cuối năm tiết 2 .
IV-RÚT KINH NGHIỆM Ø BỔ SUNG:
Tuần: 35 Ngày soạn : 5.5.2008 
Tiết: 108	ÔN TẬP CUỐI NĂM (Tiết 2)
I-MỤC TIÊU :
	+ Kiến thức: Ôn tập về ba bài toán về phân số.
+ Kĩ năng : Rèn kĩ năng giải toán về tìm gía trị phân số của một số cho trước, tìm một số biết phân số bằng nó và cách tìm tỉ số phần trăm.
+ Thái độ : Giúp hs rèn tính cẩn thận chính xác khi giải toán.
II-CHUẨN BỊ :
	+GV:Bảng phụ ghi câu hỏi và bài tập, sgk, sgv.
+HS:Làm câu hỏi 6 ôn tập cuối năm và bài tập 173/65, bài tập theo đề cương, bút dạ, bảng nhóm , sgk , máy tính bỏ túi.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1)Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số .
	2)Kiểm tra bài cũ: ( 6’)Bảng phụ: Chọn câu đúng trong các câu sau:
	1.Số đối của phân số - là : A. B. C. - D. Đáp số khác.
	2.Hỗn số 1 viết dưới dạng phân số là: A. B. C. D. Đáp số khác.
	3. Kết quả phép tính : 3 bằng : A. B. C. 2 D. Đáp số khác.
	4.Viết số đo 15 phút theo đơn vị giờ: A.3,4 giờ B. 0, 15 giờ C.0,25 giờ D. Đáp số khác.
	Đáp : 1. A; 2. B ; 3.C ; 4. C
3)Bài mới:
- Giới thiệu bài : (1’)Nhằm hệ thống một số kiến thức đã học, tiết học hôm nay ta đi vào ôn tập tiết 2.
- Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Nội dung
12’
Hoạt động 1:Ôn về ba bài toán cơ bản của phân số
GV. Tìm a biết a bằng của b là? 
GV.Tìm b biết của b bằng a là ?
GV.Tìm tỉ số của a và b là? 
GV. Muốn tìm tỉ lệ xích khoảng 
cacùh hai điểm trên bản vẽ a, và 
khoảng cách trên thực tế b ta 
tính thế nào? Suy ra a =? b = ?
HS. a = b. (m,n
HS.b = a: ( m,nN*)
HS. a:b = 
HS. T = . Suy ra a = b.T; 
b = 
1. Ôn về ba bài toán cơ bản của phân số
- Tìm a biết a bằng của b là: a = b. (m,n
-Tìm b biết của b bằng a là:b = a: ( m,nN*)
-Tìm tỉ số :a:b =
18’
Hoạt động 2: Luyện tập
 GV.Cho hs đọc đề bài 173 sgk
GV.Khi xuôi dòng , trong 1 giờ ca nô đi được mấy phần khúc sông ?
GV.Khi đi ngược dòng thì 1 giờ ca nô đi được ?
GV. Vậy 1 giờ dòng nước chảy bao nhiêu phần khúc sông ?
GV. ứng với 3 km , vậy độ dài khúc sông chiếm bao nhiêu km ?
GV.Cho hs làm bài tập (bảng phụ)
Lớp 6A có 40 học sinh . Số hs giỏi bằng số học sinh cả lớp. Số hs trung bình bằng số hs cả lớp.Còn lại là hs khá.
a/Tính số hs mỗi loại ?
b/Tính tỉ số phần trăm số hs khá so với hs cả lớp?
GV. Để tính hs mỗi loại trước tiên ta tính gì? Sau đó tính gì ? Làm thế nào tính hs khá ?
GV. Hãy lên bảng trình bày ?
GV. Hãy tính tỉ số hs khá so với hs cả lớp ?
GV. Cho hs đọc đề bài 5 theo đề cương ?
GV. Để tính diện tích thực tế ta làm thế nào?
HS.Đọc đề .
HS. 1 giờ ca nô đi được khúc sông.
HS. khúc sông.
HS. khúcsông.
HS. Lên bảng tính:3:=3.15 = 45 km
HS.Đọc đề .
HS.Trước tiên ta tính hs giỏi.
Sau đó tính hs trung bình . Để tính hs khá ta lấy 40 trừ đi tổng số hs giỏi và trung bình .
HS. 1 hs lên bảng , cả lớp làm vào vở.
HS. 1hs lên bảng tính
HS. Đọc đề 
HS. 1 hs lên bảng tính
2. Luyện tập
Bài 173:Trong 1 giờ ca nô đi xuôi dòng được khúc sông.
Khi đi ngược dòng thì 1 giờ ca nô đi được khúc sông. Vậy 1 giờ dòng nước chảy: khúcsông.
Do đó độ dài khúc sông chiếm: 3:=3.15 =45km
Bài 6: a)Số hs giỏi :
.40 = 8( hs)
Số hs trung bình:
.40 = 25 (hs)
Số hs khá:
40-(8+25)=7(hs)
b) Tỉ số hs khá so với hs cả lớp:= 17,5%
Bài 5:Diện tióch thực tế là:
a= = 1,2 m2
5’
Hoạt động 3: Củng cố
GV.Ghi đề bài, cho hs hoạt động nhóm: Tìm x biết a)	 b) 
GV. Cho các nhóm nhận xét
HS.Hoạt động nhóm .N123 làm câu a, N456 làm câu b
HS. Đại diện nhóm nhận xét.
a) x=
b)
 4)Dặn dò chuẩn bị cho tiết học sau : ( 2’)
	+ Nắm chắc các dạng bài tập đã giải, các kiến thức đã học về ba bài toán về phân số.
	+ Làm các bài tập ôn tập sgk và câu hỏi ôn, cũng như các bài tập theo đề cương.	
	+ Chuẩn bị tiết sau ôn tập cuối năm tiết 3.
IV-RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG:
Tuần: 35 Ngày soạn : 5.5.2008 
Tiết: 109	ÔN TẬP CUỐI NĂM (Tiết 3)
I-MỤC TIÊU :
+ Kiến thức: Ôn tập về các dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9 . Số nguyên tố và hợp số.Ước chung và bội chung, ƯCLN, BCNN của hai hay nhiều số.
+ Kĩ năng : Vận dụng các dấu hiệu chia hết, tìm ƯCL vào bài tập
+ Thái độ :. Rèn tính cẩn thận, giải toán chính xác.
II-CHUẨN BỊ :
	+GV Sgk, sgv, bảng phụ ghi câu hỏi và bài tập.
+HS:Làm các câu hỏi và bài tập đề cương ôn,bút dạ, bảng nhóm ,sgk , máy tính bỏ túi.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1)Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số .
	2)Kiểm tra bài cũ: ( 6’)Bảng phụ.
 1. Số nghịch đảo của là: A. 2 B. -2 C. D.- 
2. Một số âm nhân với số 0 ta được : A.Số âm B.Số 0 C.Số dương D. Không nhân được.
3. Kết quả phép tính là : A. B. C. D.
 Đáp: 1. A ; 2. B ; 3. C
3)Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài : (1’)Nhằm hệ thống một số kiến thức đã học, tiết học hôm nay ta đi vào ôn tập tiết đầu tiên.
- Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Nội dung
12’
Hoạt động 1:Ôn về các dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9 
GV.Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9?
GV.Trong các số sau , số nào chia hết cho 2; 3; 5; 9: 124, 2871, 3450,1209; 1155.
GV. Có số nào vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 9 không?Đó là số nào?
HS. Từng hs nêu 
HS.Số chia hết cho2: 2124, 3450 . Số chia hết cho 3: 2871, 3450,1209; 1155.Số chia hết cho 5:3450, 1155. Số chia hết cho 9:2871, 1155.
HS. Có, đó là số 1155
1. Ôn về các dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9 
(sgk)
-Số vừa chia hết cho 2 và 5 là số có số tận cùng là số 0.
- Số vừa chia hết cho 2, 3, 5 và 9 là số có số tận cùng là số 0 và tổng các chữ số chia hết cho 9
18’
Hoạt động 2: Số nguyên tố và hợp số.Ước chung và bội chung,ƯCLN, BCNN của hai hay nhiều số.
GV.Thế nào là số nguyên tố , hợp số ?
GV.Tích của hai số nguyên tố là một số nguyên tố hay hợp số?
GV. Cho hs điền vào bảng phụ câu 9?
GV. Ghi đề bài 176 a) Tính:
GV. Để tính biểu thức trên , em hãy nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính ?
GV. Để thực hiện tính(0,5)2 ta làm thế nào?
GV. Còn cách tính naò khác không ?
GV. Để tính phép tính trong ngoặc ta làm thế nào?
GV. Ta vận dụng cách tìm BCNN để làm gì trong phép trừ hai phân số trên ?
GV. Em nào có thể thực hiện được ?
GV. Vậy đối với bài tập này ta trình bày thế nào ?
GV. Cho hs nhận xét và sửa sai
GV. Ghi đề trên bảng phụ :
Tính giá trị biểu thức
-1,8: 
0,25: (10,3-9,8) -
GV. Cho hs nhận xét, sửa sai.
HS.Số nguyên tố là số tự nhiên >1 là số chỉ có 2 ước là 1 và chính nó. Còn hợp số thì nhiều hơn hai ước .
HS.Hợp số .
HS. 1 hs điền phần ƯCLN, hs khác điền phần BCNN.
HS. Theo dõi bài tập.
HS. Nhắc lại thứ tự thực hiện trong hai trường hợp có ngoặc và không ngoặc. 
HS. Nêu kết quả 0,25
HS.Đổi 0,5 ra phân số, kết quả là 
HS.Đổi hỗn số ra phân số rồi thực hiện phép trừ hai phân số khác mẫu.
HS. Vận dụng cách tìm BCNN để tìm mẫu số chung của hai phân số .
HS.1 hs lên bảng thực hiện, cảlớp làm vào vở nháp.
HS. 1 hs lên bảng trình bày , cả lớp làm vào vở
HS. Nhận xét .
HS.Cả lớp làm vào vở , 3 hs lên bảng thực hiện
HS. Nhận xét .
2. Số nguyên tố và hợp số.Ước chung và bội chung,ƯCLN, BCNN của hai hay nhiều số.
-Số nguyên tố , hợp số.
-Cách tìm ƯCLN, BCNN
Bài 176:
Bài tập: 
Tính giá trị biểu thức
a)-1,8: 
= -1,8 : (1 – 0, 75)
= -1,8 : 0, 25
= - 7,2
b) 
= 
= 
c)0,25: (10,3-9,8) -
= 0,25: 0,5 – 0,75
= 0,5 – 0, 75
= - 0,25
5’
Hoạt động 3: Củng cố
GV.Ghi đề bài, cho hs hoạt động nhóm:Tìm x biết a)3- x = 5	 b) x - 
GV. Cho các nhóm nhận xét
HS.Hoạt động nhóm .N123 làm câu a, N456 làm câu b
HS. Đại diện nhóm nhận xét.
a) x= 3 -5 = -2
b) x = 
 4)Dặn dò hs chuẩn bị cho tiết học sau : ( 2’)
	+ Nắm chắc các dạng bài tập đã giải, các kiến thức đã học về chương trình Toán số học 6.
	+ Làm các bài tập ôn tập sgk và câu hỏi ôn từ câu 1-9, cũng như các bài tập theo đề cương.	
+ Chuẩn bị tiết sau thi Học kì II, cần nắm chắc các kiến thức vừa ôn và xem và thực hiện lại toàn bộ các dạng bài tập đã giải .
IV-RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG:
Tuần: 35 Ngày soạn :12.5.2008 
Tiết: 111 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
I-MỤC TIÊU :
-Kiến thức : Rút kinh nghiệm việc tiếp thu kiến thức của hs.
-Kĩ năng : Rèn kĩ năng giải toán , trình bày .
-Thái độ: Rèn luyện tư duy lô gíc , tính cẩn thận , chính xác .
II- ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH LÀM BÀI CHUNG: 
	1. Tình hình làm bài chung:
- Hs được ôn tập về những kiến thức có liên quan , đa số những hs chăm học đều có thể làm bài tốt .
- Đa số hs trung bình , yếu , kém chưa nắm chắc các kiến thức của các bài tập, còn nhầm lẫn kiến thức này với kiến thức nọ. Hầu hết những hs này học đâu quên đó, đến những kiến thức học ở tiểu học các em vẫn không nhớ. 
- Bài 1a, bài 2, bài 4, kĩ năng quá nâng cao không phù hợp với đối tượng hs trung bình, yếu, kém như hiện nay.
	- Mức độ làm bài chỉ đạt xấp xỉ 45% từ trung bình trở lên, không có bài đạt điểm 10.
	2. Thống kê số liệu điểm thi:
Lớp
Sĩ số
0-1,9
2-3,4
3,5-4,9
5-6,4
6,5-7,9
8-10
Trên TB
6A2
6A
6A
III-NHỮNG LỖI HS THƯỜNG MẮC PHẢI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC:
	1. Những lỗi hs thường mắc phải:
	+ Phần trắc nghiệm: 
Hs viết 45% đưới dạng số thập phân còn nhầm lẫn 
Hs chưa tính kết quả và rút gọn nên nhầm ở câu 5 và câu 7.
Hs đọc không kĩ đề nên làm câu Đ,S còn nhầm 
Hs không học bài nên câu điền khuyết 10a điền sai yêu cầu của đề.
+ Phần tự luận:
Bài 1 đa số hs thường không tính trong ngoặc trước khi nhân hai phân số .
Bài 2 đa số hs trung bình, yếu, kém nhầm lẫn công thức tính diện tích và chu vi, nhiều hs ghi chiều dài cộng chiều rộng nhưng không để trong ngoặc trước khi nhân 2.
Hấu hết hs không làm được bài 4 theo như đáp án đã đưa ra.
Cách khắc phục: 
- Đối với hs: Cần chăm học , ôn tập bài đã chữa, ghi chép bài đầy đủ,thường xuyên ôn tập và làm đầy đủ các bài tập, và phần ôn tập theo đề cương. 
Đối với gv: Cần tăng cường ôn luyện , phân công những hs khá giỏi kèm cặp những hs quá yếu, mất gốc từ lớp dưới.
Đối với đề: Cần ra đề sao cho phù hợp với đối tượng trung bình, yếu có thể làm được, không chú trọng nhiều đến kĩ năng tổng hợp của một số dạng toán, nhất là ở bài 1 .
Vì đa số hs trung bình ,yếu kém nhiều nên việc ra đề cho phù hợp với đối tượng là cần thiết, nhưng trước mắt đây là bài học kinh nghiệm để các em cố gắng hơn.
Bên cạnh gv phối hợp cùng với nhà trường cần có biện pháp thích hợp đối với những hs yếu kém .

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 108-111.doc