Giáo án Sinh học nâng cao Lớp 11 - Tiết 2, Bài 2: Trao đổi nước ở thực vật (Tiếp theo)

Giáo án Sinh học nâng cao Lớp 11 - Tiết 2, Bài 2: Trao đổi nước ở thực vật (Tiếp theo)

A Mục tiêu bài học

1.Kiến thức

- Minh họa được ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước.

- Trình bày được hai con đường thoát hơi nước ở lá cùng với những đặc điểm của nó

- Mô tả được các phản ứng đóng mở khí khổng.

- Giải thích được cơ sở khoa học của vấn đề tưới nước hợp lí cho cây trồng.

2.Kỹ năng

- Rèn kỹ năng phân tích,suy luận,rèn óc quan sát,tính ham học hỏi và giải thích vấn đề bằng cơ sở khoa học.

3.Thái độ

- Ứng dụng kiến thức đã học vào việc tưới nước hợp lí cho cây. Biết yêu công việc trồng trọt

B Trọng tâm bài dạy

- Mô tả được các phản ứng đóng mở khí khổng.

- Giải thích được cơ sở khoa học của vấn đề tưới nước hợp lí cho cây trồng.

 

doc 3 trang Người đăng vanady Lượt xem 4848Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học nâng cao Lớp 11 - Tiết 2, Bài 2: Trao đổi nước ở thực vật (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10/9
Ngày dạy: 12/9
Tiết 2 Bài 2 TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT (tt)
A Mục tiêu bài học
1.Kiến thức
- Minh họa được ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước.
- Trình bày được hai con đường thoát hơi nước ở lá cùng với những đặc điểm của nó
- Mô tả được các phản ứng đóng mở khí khổng.
- Giải thích được cơ sở khoa học của vấn đề tưới nước hợp lí cho cây trồng.
2.Kỹ năng
- Rèn kỹ năng phân tích,suy luận,rèn óc quan sát,tính ham học hỏi và giải thích vấn đề bằng cơ sở khoa học.
3.Thái độ
- Ứng dụng kiến thức đã học vào việc tưới nước hợp lí cho cây. Biết yêu công việc trồng trọt
B Trọng tâm bài dạy
- Mô tả được các phản ứng đóng mở khí khổng.
- Giải thích được cơ sở khoa học của vấn đề tưới nước hợp lí cho cây trồng.
C Chuẩn bị 
1.GV : Sgk, Sgv,hình 2.1 và 2.2/11 sgk.hình 2 sgv, giáo trình sinh lí thực vật
 câu hỏi vấn đáp,phân tích tranh vẽ
2.HS: trả lời lệnh trong bài, quan sát hình, liên hệ tưới cà phê, chè ở địa phương
D Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ:câu 1,2,3,4/9
3. Bài mới
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động học sinh
- Qua SĐ trang 9 em hãy cho biết lượng nước được cây hấp thụ diễn ra như thế nào?
- Có bao nhiêu % nước thoát hơi?
tại sao nói thoát hơi nước là tai họa?
- Tại sao nói thoát hơi nước là tất yếu của cây?
- THN có ý nghĩa gì đối với cây?
- THN diễn ra qua những con đường nào?
- Vì sao thoát hơi nước qua khí khổng là con đường chủ yếu?
- Vận tốc thoát hơi nước phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Số lượng khí khổng như thế nào?
Cho HS thảo luận nhóm.
- Khi nào khí khổng mở?
- Trường hợp nào khí khổng đóng?
- Khí khổng có đặc điểm cấu tạo gì phù hợp với chức năng của nó?
- Ánh sáng có tác dụng như thế nào đối với việc mở khí khổng?
- Cơ chế đóng mở khí khổng do hoạt động của bơm Ion?
 - Cơ chế đóng khí khổng do tác dụng của ABA trong trường hợp cây bị hạn?
- Cân bằng nước trong cây là gì?
- Cân bằng dương?
- Cân bằng âm?
- Nhu cầu nước của cây phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Dựa vào những yếu tố nào để cung cấp nước cho cây?
- Nêu các phương pháp tưới nước cho cây?
- Ở địa phương em thường dùng phương pháp nào? Tưới cho cây gì?
I Quá trình thoát hơi nước ở lá
 1 Ý nghĩa của sự thoát hơi nước
 -1000g nước hấp thụ 990g bay hơi,10 g giữ lại, trong đó 8-9g không tham gia tạo chất khô, chỉ có 1-2g tạo chất khô.
+Tai họa: cây mất 1 lượng nước rất lớn nên phải hấp thụ 1 lượng nước tương ứng do đó mất nhiều năng lượng.
+Tất yếu: vì có THN mới hút được nước
* Ý nghĩa của THN:
- Tạo ra sức hút nước lớn .
- Giảm sự đốt nóng của mô lá.
THN làm kk mở nên CO2 hút vào QH diễn ra bình thường.
2 Con đường thoát hơi nước ở lá
a Con đường qua khí khổng
-Vận tốc rất lớn
-Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng
b Con đường qua bề mặt lá-qua cutin
-Vận tốc nhỏ.
-Không được điều chỉnh.
3 Thoát hơi nước qua khí khổng
- Các phân tử nước ở mép chậu bốc hơi nước dễ dàng hơi ở giữa chậu, vận tốc THN không chỉ phụ thuộc vào diện tích THN mà còn phụ thuộc vào chu vi của diện tích đó.
- Số lượng khí khổng rất lớn hàng trăm khí khổng/mm2 lá, nên thoát hơi nước chủ yếu qua khí khổng.
4 Sự đóng mở khí khổng
* Nguyên nhân
- Do tác động của ánh sáng
- Ở ngoài ánh sáng nếu cây thiếu nước thì khí khổng đóng, một số cây ở vùng sa mạc khí khổng đóng vào ban ngày ban đêm mở do lượng ABA tăng.
* Cấu tạo:
- Khí khổng là tế bào hình hạt đậu có khả năng đóng mở tự động, mép trong dày mép ngoài mỏng nên đóng mỏ rất nhanh.
* Cơ chế đóng mở khí khổng
+ Có ánh sáng quang hợp tăng làm tăng hàm lượng đường nên áp suất thẩm thấu tăng tế bào khí khổng hút nước trương nước và khí khổng mở.
+ Hoạt động của bơm Ion ở tế bào khí khổng tăng giảm ,tang hoạc giảm hàm lượng ion áp suất thẩm thấu tăng giảmkhí khổng mở hoặc đóng.
+ Cây bị hạn ABA trong khí khổng tăng các kênh Ion mở các Ion rút ra khỏi khí khổng áp suất thẩm thấu giảm khí khổng đóng
II Cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lí cho cây
1 Cân bằng nước của cây trồng
- Cân bằng dương: lượng nước mất bằng lượng nước hấp thụ vào cây.
- Cân bằng âm: lượng nước mất > lượng nước hấp thụ.
2 Tưới nước hợp lí cho cây
- Nhu cầu nước của cây phụ thuộc vào thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây, phụ thuộc vào ngoại cảnh.
-Dựa vào độ ẩm của đất,đặc điểm bên ngoài của cây, quan trọng là dựa vào đặc điểm sinh lí của cây để cung cấp nước.
- Phương pháp tưới nước: tưới vào gốc, tưới theo rãnh, tưới theo ống dẫn ngầm, tưới nhỏ giọt bằng hệ thống ống dẫn, tưới phun tự động.
 4 Củng cố:	
- Ý nghĩa của thoát hơi nước ở lá?
- Các con đường thoát hơi nước và đặc điểm của chúng?
 - Nêu cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lí cho cây trồng?
 - Nêu đặc điểm cấu trúc của khí khổng liên quan đến hoạt động đóng mở của nó? Nêu các cơ chế đóng mở khí khổng?
5 Hướng dẫn học : 
- Học bài theo câu hỏi 1,2,3,4/13.
- Xem bài mới/13
 - Tìm hiểu một số phương pháp tưới và thời điểm tưới nước đối với cây cafe?
E Rút kinh nghiệm bài soạn giảng 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 2.doc