1/Mục tiêu
1.1 Kiến thức
- Học sinh trình bày được 3 hàng rào bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây nhiễm.
- Học sinh trình bày được khái niệm miễn dịch
- Học sinh phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
- Giải thích được vì sao phải tiêm phòng.
1.2 kỹ năng
Học sinh rèn kĩ năng
- Quan sát, nhận biết 3 hàng rào bảo vệ cơ thể.
- Mô tả một khái niệm
- Phân tích so sánh phân biết được giữa miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
1.3 Thái độ
- Có ý thức tiêm phòng miễn dịch và giữ gìn vệ sinh cơ thể cũng như giữ vệ sinh môi trường sống.
2/Trọng tâm
- Hoạt động của các bạch cầu để bảo vệ cơ thể
- Phân biệt miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo
3/Chuẩn bị
3.1 Giáo viên: Tranh hình về hoạt động của các loại bạch cầu.
3.2 Học sinh: Đọc trước bài trả lời các câu hỏi
- Bạch cầu nào tham gia bảo vệ cơ thể?
- Mỗi loại bạch cầu đó hoạt động như thế nào để bảo vệ cơ thể?
- Thế nào là miễn dịch, phân biệt miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
4/ Tiến trình bài giảng
4.1 Ổn định tổ chức và điểm danh
Lớp 8a1.
Lớp 8a2.
4.2 Kiểm tra miệng
Câu hỏi 1: Máu gồm những thành phần nào? Chức năng của huyết tương và hồng cầu.( 8đ)
Trả lời:
- Máu gồm huyết tương và tế bào máu
- Huyết tương (55%) : Duy trì máu ở trạng thái lỏng và vận chuyển các chất.
- Tế bào máu ( 45%) : Gồm tế bào hồng cầu, tế bào tiểu cầu, tế bào bạch cầu.
- Hồng cầu: Vận chuyển O 2 và CO2
Câu hỏi 2: Chức năng của bạch cầu là gì?( 2đ)
A. Vận chuyển khí CO2, O2 và chất dinh dưỡng.
B. Duy trì máu ở trạng thái lỏng, vận chuyển các chất.
C. Bảo vệ cơ thể không bị mắc một số bệnh.
D. Tham gia vào quá trình đông máu.
Đáp án : C
Tiết 14 – Bài 14 Tuần 7 BẠCH CẦU MIỄN DỊCH 1/Mục tiêu Kiến thức Học sinh trình bày được 3 hàng rào bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây nhiễm. Học sinh trình bày được khái niệm miễn dịch Học sinh phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. Giải thích được vì sao phải tiêm phòng. kỹ năng Học sinh rèn kĩ năng Quan sát, nhận biết 3 hàng rào bảo vệ cơ thể. Mô tả một khái niệm Phân tích so sánh phân biết được giữa miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. Thái độ Có ý thức tiêm phòng miễn dịch và giữ gìn vệ sinh cơ thể cũng như giữ vệ sinh môi trường sống. 2/Trọng tâm Hoạt động của các bạch cầu để bảo vệ cơ thể Phân biệt miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo 3/Chuẩn bị Giáo viên: Tranh hình về hoạt động của các loại bạch cầu. Học sinh: Đọc trước bài trả lời các câu hỏi Bạch cầu nào tham gia bảo vệ cơ thể? Mỗi loại bạch cầu đó hoạt động như thế nào để bảo vệ cơ thể? Thế nào là miễn dịch, phân biệt miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. 4/ Tiến trình bài giảng 4.1 Ổn định tổ chức và điểm danh Lớp 8a1.................................................................................. Lớp 8a2..................................................................................... 4.2 Kiểm tra miệng Câu hỏi 1: Máu gồm những thành phần nào? Chức năng của huyết tương và hồng cầu.( 8đ) Trả lời: Máu gồm huyết tương và tế bào máu Huyết tương (55%) : Duy trì máu ở trạng thái lỏng và vận chuyển các chất. Tế bào máu ( 45%) : Gồm tế bào hồng cầu, tế bào tiểu cầu, tế bào bạch cầu. Hồng cầu: Vận chuyển O 2 và CO2 Câu hỏi 2: Chức năng của bạch cầu là gì?( 2đ) Vận chuyển khí CO2, O2 và chất dinh dưỡng. Duy trì máu ở trạng thái lỏng, vận chuyển các chất. Bảo vệ cơ thể không bị mắc một số bệnh. Tham gia vào quá trình đông máu. Đáp án : C 4.3 Giảng bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu bài Giáo viên: Lấy đáp án câu hỏi 2 giới thiệu về Bạch cầu: Bạch cầu bảo vệ cơ thể không bị mắc một số bệnh. Nên Khi em bị vết thương ở tay, tay sưng tấy và đau vài hôm sau vài hôm rồi khỏi. Làm cách nào vết thương đó lại khỏi? Do đâu khi bị thương thường có hạch ở nách? Hoạt động 2: Tìm hiểu các hoạt động của bạch cầu GV: Giới thiệu các loại bạch cầu qua tranh. Bạch cầu là tế bào có nhân, kích thước lơn, d= 8à18 micromet, số lượng ít hơn hồng cầu, không có hình dạng nhất định. Bạch cầu chia làm 2 nhóm có 5 loại + Nhóm 1: Có 2 loại limpho bào (limpho B, limpho T) và đại thực bào + Nhóm 2: Có 3 loại: Bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa axít, bạch cầu ưa kiềm GV: Hướng dẫn học sinh quan sát tranh sơ đồ hoạt động của thực bào: (hình 14-1) GV: Đưa câu hỏi thảo đưa ra câu hỏi thảo luận thứ nhất: Câu hỏi 1: Thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thường thực hiện thực bào? HS: Quan sát tranh ghi nhớ thông tin. GV: Khi vi khuẩn virut vào cơ thể chưa tiết ra độc tố thì bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng cách thực bào. Khi đã tiết ra độc tố thì tế bào bạch cầu sẽ bảo vệ cơ thể bằng cách nào? Cho học sinh quan sát sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể HS: Quan sát sự tương tác về kháng nguyên và kháng thể. GVH: Thế nào là kháng nguyên? Thế nào là kháng thể HS: - Kháng nguyên là phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiêt kháng thể Kháng thể là những phân tử protein do cở thể tiết ra chống lại kháng nguyên GV:Sự tương tác giữa kháng thể và kháng nguyên là tương tác theo nguyên tắc chìa khóa . Kháng thể nào thì kháng nguyên đó nên có nhiều loại bệnh do virut, vi khuẩn xâm nhập vào cơ, thể cơ thể không tự bảo vệ được do không có kháng thể tương ứng. Để bảo vệ cơ thể, cách tốt nhất các em cần làm gì để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn virut? HS: Đưa ra những hành động cụ thể. GV: Nhận xét đánh giá và tổng hợp thành bản cam kết thực hiện của học sinh. GV: Tiếp tục hướng dẫn học sinh hoạt động của kháng thể do bạch cầu tiết ra HS: Quan sát GV: Hỏi thảo luận thứ 2 Câu hỏi 2: Tế bào B đã tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách nào? GV: Giới thiệu hoạt động tiếp theo của bạch cầu qua sơ đồ hoạt động của tế bào T phá hủy tế bào đã bị nhiễm bệnh. GV: Yêu cầu học sinh thảo luận (5phút) Câu hỏi 1: Thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thường thực hiện thực bào? Ä Thực bào là hiện tượng tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng cách hình thành chân giả, bắt và nuốt tế bào vi khuẩn virut. - Bạch cầu thường tham gia thực bào là : Bạch cầu trung tính Câu hỏi 2: Tế bào B đã tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách nào? ÄTế bào B chống lại kháng nguyên bằng cách tiết kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên. Câu hỏi 3: Tế bào T đã phá hủy tế bào nhiễm vi khuẩn virut bằng cách nào? Ä Tế bào T đã phá hủy tế bào nhiễm bệnh bằng cách nhận diện tiếp xúc với tế bào nhiễm khuẩn, tiết protein đặc hiệu để phá hủy tế bào nhiễm bệnh. Câu hỏi 4: Bạch cầu đã dùng cách nào để bảo vệ cơ thể. HS: Thảo luận nhóm tổng hợp kiến thức đưa ra đáp án. GV: Nhận xét đánh giá, đưa ra đáp án. GVH: Khi em bị vết thương ở tay, tay sưng tấy và đau vài hôm rồi khỏi vì sao? Do đâu có hạch ở nách? HS: Bạch cầu đã tiêu diệt vi khuẩn ở vết thương. Còn hạch ở nách là do bạch cầu được huy động đến, vết thương khỏi hạch sẽ tan hết. Hoạt động 3: Tìm hiểu về miễn dịch GV: Nhờ có hoạt động của bạch cầu cơ thể có khả năng miễn dịch. Nếu cơ thể chúng ta không được miễn dịch sẽ như thế nào? HS: Trả lời theo hiểu biết GV: Đưa hình ảnh bệnh nhân nằm: Khi cơ thể không có khả năng miễn dịch sẽ mắc bệnh và không thể tự khỏi. GV cho học sinh nhận biết nhanh một số thông tin Con người có bao giờ bị lở mồm long móng như trâu bò không? Sau khi đã bị sởi, quai bị, thủy đậu một lần con người có bị mắc nữa không? Sau khi đã tiêm phòng bại liệt con người có bị mắc bệnh bại liệt nữa không? GVH: Miễn dịch là gì? GVH: Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo? Cho ví dụ GVH: Vì sao nên tiêm phòng? Ä Tiêm phòng vacxin chính là tiêm virut hoặc vi khuẩn đã được làm yếu đi. Khi chúng xâm nhập vào cơ thể, cơ thể hình hình thành kháng thể chống lại. Nếu cơ thể mắc loại virut vi khuẩn đó sẽ được miễn dịch nhờ có kháng thể được hình thành từ lần tập nhiễm trước Các hoạt động của bạch cầu. Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế. Thực bào: Đại thực bào, tế bào trung tính. Tạo kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên: Tế bào B Phá hủy tế bào bị nhiễm bệnh: Tế bào T II. Miễn dịch Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một số bệnh nào đó. Miễn dịch có thể có được do tự nhiên hay nhân tạo Miễn dịch tự nhiên: Có được sau một lần mắc bệnh nhiễm khuẩn nào đó ( bệnh thủy đậu, quai bị) @ Miễn dịch nhân tạo: Có được khi ta đã được tiêm phòng vacxin của một bệnh nào đó(Bệnh lao, bệnh sởi, viêm gan B) 4.4 Củng cố và luyện tập Câu 1: Bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể? Câu 2: Tổng hợp kiến thức về miễn dịch qua sơ đồ tư duy. Câu 3: Em biết gì về : Hội chứng suy giảm miễn dịch? 4.5 Hướng dẫn tự học ở nhà Đối với tiết học này : - Đọc "Em có biết" F Thế nào là hội chứng suy giảm miễn dịch? F HIV/AIDS lây lan qua những con đường nào? - Trả lời các câu hỏi 1,2,3 cuối bài * Đối với tiết học sau : - Xem trước bài 15: ĐÔNG MÁU – NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU F Máu có mấy nhóm ? F Tại sao trước khi truyền máu lại phaỉ xét nghiệp nhóm máu?
Tài liệu đính kèm: