1. Mục tiêu.
a) Kiến thức: Giúp hs nắm được thành phần cấu trúc của TB gồm: Màng sinh chất, chất TB (Lưới nội chất, ribôxôm, ti thể, bộ máy gôn ghi, trung thể), nhân (NST, nhân con).
b) Kĩ năng.
- Phân biệt được chức năng cấu trúc từng TB.
- Chứng minh được TB là đơn vị chức năng của cơ thể.
3) Thái độ: Biết giữ vệ sinh cơ thể, yêu thích bộ môn.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
a) Chuẩn bị của GV: Tranh phóng to CTTB, phiếu học tập.
b) Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc bài mới
3. Tiến trình bài dạy:
* Ổn định tổ chức:
a) Kiểm tra bài cũ ?
* Câu hỏi: ? Bằng 1 VD cụ thể hãy phân tích vai trò của HTK trong sự điều hoà hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể ?
* Đáp án:
VD. Khi chạy Tim đập nhanh Nhịp thở gấp Toát mồ hôi
* Đặt vấn đề vào bài mới: Mọi bộ phận cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ TB. Vậy TB có cấu trúc và chức năng ntn ? Có phải TB là đơn vị nhỏ nhất trong cấu tạo và hoạt động sống của cơ thể.
b) Dạy nội dung bài mới:
HỌC KỲ I Ngày soạn:......./........../ 2010 Ngày dạy:..../......./2010 Lớp 8A Ngày dạy../../2010 Lớp 8B Ngày dạy../../2010 Lớp 8C Tiết 1. BÀI MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu. a) Kiến thức - HS thấy rõ nhiệm vụ, ý nghĩa mục đích của môn học - Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên, dựa vào cấu tạo của cơ thể cũng như các hoạt động tư duy cảu con người . - Nắm được phương pháp học tập của môn học cơ thể người và sinh học b) Kĩ năng . - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm , kĩ năng tư duy độc lập và làm việc với SGK c) Thái độ : Có ý thức bảo vệ giữ gìn vệ sinh cơ thể 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của GV: Giới thiệu tài liệu liên quan đến bộ môn, tranh vẽ SGK phóng to b) Chuẩn bị của HS : Sách vở bài học 3. Tiến trình lên lớp. * ổn định tổ chức: 8c........ a) Kiểm tra bài cũ ( không ) * Đặt vấn đề vào bài mới:(1’) Giới thiệu sơ bộ chương trình sinh học 8, từ chương 1 đến chương 11 để HS có cách nhìn tổng quát về kiến thức mà các em sắp học , gây hứng thú cho HS . b) Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung ghi bảng ? HS HS ? ? HS GV ? HS ? HS ? HS Trong chương trình sinh học 7 , các em đã học các nghành động vật nào ? ĐVNS – NRK – các nghành giun các nghành thân mềm - ĐVCXS Hoạt động nhóm thảo luận thu thập kiến thức để trả lời câu hỏi : Nghành Đv nào có cấu tạo hoàn chỉnh nhất ? Cho VD cụ htể (lớp thú là ĐV tiến hoá nhất , đặc biệt là bộ khỉ ) Con người có những đặc điểm nào khác biệt so với ĐV ? Nghiên cứu thông tin SGK, TĐN hoàn thành bài tập mục lệnh , các nhóm báo cáo , nhóm kjhác NX bổ sung Đưa đáp án đúng : ô đúng : 1, 2,3, 5,7,8 ghi lại ý kiến nhiều nhóm để đánh giá được kiến thức của HS Em hãy rút ra kết luận về vị trí phân loại của con người , các nhóm trình bày và bổ sung yêu cầu : - Sự phân hoá của bộ xương phù hợp với chức năng lao động - Lao động có mục đích - Có tiếng nói, chữ viết, biết dùng lửa - Não phát triển sọ lớn hơn mặt Bộ môn cơ thể người và sinh vật cho chúng ta hiểu biết điều gì ? - Nhiệm vụ bộ môn - Bộ phận bảo vệ cơ thể Cho VD về mối liên hệ giữa bộ môn cơ thể và vệ sinh với các môn khoa học khác ? Chỉ ra mối liên hệ giữa bộ môn với môn TDTT mà các em đang học ? Nêu các biện pháp cơ bản để học tập bộ môn ? Lấy VD cụ thể : nghiên cứu về hệ cơ của cơ thể người các em phải quan sát hình vẽ hệ cơ , quan sát mô hình hệ cơ để phân biệt vị trí và nhiệm vụ của từng loại cơ Đối với các kiến thức vệ sinh : áp dụng dối với từng hệ cơ quan , muốn giữ vệ sinh của từng hệ cơ quan giúp hệ cơ quan đó hoạt động tốt phù hợp với cấu tạo của chúng , thì ta phải nắm được cấu tạo của hệ cơ quan đó , thông qua mô hình tranh vẽ 1 Vị trí của con người trong tự nhiên 2. Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh * Nhiệm vụ của môn học : - Cung cấp những kiến thức về cấu tạo và chức năng sinh lí của cơ quan trong cơ thể - Mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường để đề ra biện pháp giữa bảo vệ cơ thể - thấy rõ mối quan hệ liên quan đến môn học , với các môn học khác nhau như y học , TDTT. điêu khắc , hội hoạ 3. Phương pháp học tập môn học cơ thể người và vệ sinh ( SGK/7 ) c) Củng cố, luyện tập (3’): - Yêu cầu HS đọc KLC SGK / 7 - Trả lời câu hỏi cuối bài d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(1’) - Kẻ bảng 2 SGK /7 - Đọc trước bài 2 Ngày soạn:......./........../ 2010 Ngày dạy:..../......./2010 Lớp 8A Ngày dạy../../2010 Lớp 8B Ngày dạy../../2010 Lớp 8C CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI TIẾT 2 . CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI 1. Mục tiêu. a) Kiến thức: Kể được tên và xác định được vị trí các cơ quan trong cơ thể người b) Kĩ năng : Từ đó giải thích được vai trò của hệ thần kinh c) Thái độ: GD ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể – bảo vệ cơ thể 2. Chuẩn bị của GV và HS. a) Chuẩn bị của GV : Tranh vẽ H2.1,2,3 Mô hình tháo lắp các cơ quan trong cơ thể b) Chuẩn bị của HS : Kẻ sẵn bảng 2/ 9 SGK , nghiên cứu trước bài 2 3. Tiến trình bài dạy * Ổn định tổ chức: a) Kiểm tra bài cũ * Câu hỏi: ? Nêu nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh ? phương pháp học bộ môn * Đáp án : - Cung cấp kiến thức về cấu tạo và chức năng sinh lí của các cơ quan trong cơ thể -Mối quan hệ giữa cơ thể . - Thấy mối quan hệ . * Đặt vấn đề vào bài mới: Như chúng ta đã biết con người là động vật thuộc lớp thú vì vậy cấu tạo của cơ thể người có nhiều điểm tương đồng , người chỉ khcá thú là biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định có tư duy , tiếng nói bvà chữ viết . Trong năm học lớp 8 này ta sẽ nghiên cứu các hệ cơ quan của cơ thể con người : hệ vận động , hệ tiêu hoá , Hệ hô hấp Nắm được cấu tạo các hệ cơ quan đó và nhiệm vụ của các hệ đó , nắm được các bộ phận giữ gìn vệ sinh các hệ cơ quan trong cơ thể . vậy để có khái niệm chung chúng ta tìm hiểu khái quát về cấu tạo cơ thể . b) Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung ghi bảng GV ? HS ? HS ? HS GV ? HS GV HS GV ? ? GV ? GV Yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK Gọi 1 HS lên nhận biết, tháo lắp mô hình cơ thể người - Tháo đến bộ phận nào yêu cầu gọi tên và chỉ vào vị trí cơ quan đó trên mô hình Cơ thể người gồm mấy phần ? kể tên các phần đó ? Đầu - Gồm 3 phần Thân Tay, chân Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào ? Khoang ngực, khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành. Yêu cầu hs đọc SGK/8, hoàn thành bảng theo nhóm. Hãy ghi tên các cơ quan có trong thành phần của mỗi hệ cơ quan và chức năng chính của mỗi hệ cơ quan vào bảng 2 ? Các nhóm trao đổi, NX kết quả của nhóm bạn. Đưa ra đáp án SGV. Tự xác định các bộ phận, các cơ quan và chức năng của các hệ cơ quan Đó cũng chính là nội dung cần học thuộc. Ngoài các cơ quan trên còn có hệ cơ quan nào nữa ? Nhiệm vụ của những hệ cơ quan đó ? So sánh các cơ quan của người và thú, em có NX gì?(Giống nhau về sự sắp xếp, những nét đại cương về cấu trúc và chức năng của các hệ cơ quan đó). Gọi 1 hs đọc to thông tin. Cung cấp về sự phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể bằng 1 VD cụ thể. Yêu cầu hs quan sát H2.3. Hãy cho biết các mũi tên từ HTK và hệ nội tiết tới các cơ quan nói lên điều gì? (Thể hiện vai trò chỉ đạo, điều hoà của HTK). Giải thích sự điều hoàTK và điều hoà bằng thể dịch: Mỗi hoạt động của cơ thể đều là phản xạ, các kích thích của môi trường ngoài. I Cấu tạo 1. Các phần của cơ thể Đầu - Gồm 3 phần Thân Tay, chân - Khoang ngực, khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành. + Khoang ngực chứa tim, phổi. + Khoang bụng chứa ruột, dạ dày, gan, tuỵ, thận, bóng đái và cơ quan sinh sản. 2. Các hệ cơ quan. * KN: SGK/8. (Nội dung bảng 2) III. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan. Nhờ sự điều hoàcủa HTK. Nhờ sự điều hoàcủa Thể dịch. c) Củng cố, luyện tập (4’) - Gọi 1 hs đọc KL chung. - Bằng 1 VD cụ thể em hãy phân tích vai trò của HTK trong sự điều hoà hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể. d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(1’) Học, trả lời câu hỏi SGK. Chuẩn bị bài sau. Ngày soạn:......./........../ 2010 Ngày dạy:..../......./2010 Lớp 8A Ngày dạy../../2010 Lớp 8B Ngày dạy../../2010 Lớp 8C TIẾT 3. TẾ BÀO 1. Mục tiêu. a) Kiến thức: Giúp hs nắm được thành phần cấu trúc của TB gồm: Màng sinh chất, chất TB (Lưới nội chất, ribôxôm, ti thể, bộ máy gôn ghi, trung thể), nhân (NST, nhân con). b) Kĩ năng. - Phân biệt được chức năng cấu trúc từng TB. - Chứng minh được TB là đơn vị chức năng của cơ thể. 3) Thái độ: Biết giữ vệ sinh cơ thể, yêu thích bộ môn. 2. Chuẩn bị của GV và HS. a) Chuẩn bị của GV: Tranh phóng to CTTB, phiếu học tập. b) Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc bài mới 3. Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: a) Kiểm tra bài cũ ? * Câu hỏi: ? Bằng 1 VD cụ thể hãy phân tích vai trò của HTK trong sự điều hoà hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể ? * Đáp án: VD. Khi chạy Tim đập nhanh Nhịp thở gấp Toát mồ hôi * Đặt vấn đề vào bài mới: Mọi bộ phận cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ TB. Vậy TB có cấu trúc và chức năng ntn ? Có phải TB là đơn vị nhỏ nhất trong cấu tạo và hoạt động sống của cơ thể. b) Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung ghi bảng GV HS ? GV GV ? GV ? ? HS ? HS ? HS ? GV ? ? GV ? Yêu cầu hs thực hiện lệnh SGK/11. các em quan sát H3.1 ghi nhớ vị trí các phần của 1 TB điển hình Sau đó lên bảng điền các vị trí cấu tạo vào tranh câm. 1 hs lên bảng thực hiện yêu cầu của GV các em khác theo dõi bổ sung. Vậy cấu tạo TB gồm mấy phần, là những phần nào ? Cung cấp thêm thông tin chính xác và cụ thể về màng sinh chất, chất TB (SGV/31,32). Cho hs nghiên cứu bảng 3.1, yêu cầu hs ghi nhớ thông tin về chức năng sau đó Yêu cầu 1 hs lên bảng điền chức năng của các bộ phận. Lưu ý: Chữ in nghiêng ở bảng là chức năng của các bộ TB sau khi hs điền song. Yêu cầu hs khác theo dõi và bổ sung. Yêu cầu hs thực hiện : Hãy giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất, chất TB và nhân TB ? Lưới nội chất có vai trò gì trong hoạt động sống của TB ? Tổng hợp chất. Năng lượng tổng hợp Pr lấy từ đâu ? sản phẩm của sự phân huỷ vật chất thông qua ti thể. Màng sinh chất có vai trò gì ? Thực hiện TĐC để tổng hợp nên những chất riêng của TB. Vậy qua đây em hãy cho biết chức năng chính của các bộ phận trong TB ? và mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa 3 phần của 1 TB ? Yêu cầu 1 hs đọc to thông tin ở phần 3/12. axit nuclêic có 2 loại là ADN và ARN mang thông tin di truyền và được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học là C, H, O, N, P.. Có NX gì về thành phần của TB so với các nguyên tố hoá học có trong tự nhiên ? Từ NX đó có thể rút ra KL gì ? (chứng tỏ cơ thẻ luôn có sự TĐC với MT). Yêu cầu hs đọc kĩ sơ đồ H3.2 Gợi ý: Nhận biết sơ đồ: Mối quan hệ giữa cơ thể với MT thể hiện ntn ? TB trong cơ thể có chức năng gì ? Chức năng của TB là thực hiệnTĐC và năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra sự phân chia TB giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản. như vậy mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của TB nên TB còn là đơn vị chức năng của cơ thể. I. Cấu tạo TB. Màng sinh chất Gồm Chất TB Nhân II. Chức năng của các bộ phận trong tế bào. - Màng sinh chất: giúp TB thực hiện TĐC. Chất TB: thực hiện các hoạt động sống TB. Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của TB. III. Thành phần hoá học của TB. (SGK) IV. Hoạt động sống của TB. - Trao đổi chất. Lớn lên Sinh sản. Cảm ứng. c) Củng cố, luyện tập. Hãy sắp xếp các bào quan tương ứng với các chức năng bằng cách ghép chữ a,b,c với các ... đổi chất ở cấp độ cơ thể Trao đổi chất ở cấp độ tế bào Xảy ra giữa cơ thể với môi trường ngoài Xảy ra giữa tế bào với môi trường trong. Cơ thể nhận.. , nước, muối khoáng và ôxi từ môi trường ngoài. Tế bào nhận.. từ máu qua nước mô. Cơ thể thải bỏ ra môi trường ngoài . Tế bào thải ra khí cacbonic và chất thải qua.. đến cơ quan bài tiết. Phần tự luận: Câu III(1 điểm): Ruột non có những đặc điểm nào phù hợp với chức năng hấp thụ dinh dưỡng? Câu IV(2 điểm): Để đảm bảo cho hệ tiêu hóa tránh khỏi những tác nhân có hại và sự tiêu hóa hiệu quả cần phải thực hiện những biện pháp nào? Câu V(3 điểm): Phân biệt đồng hóa và dị hóa? Nêu mối quan hệ giữa hai quá trình? Đáp án và biểu điểm: Phần trắc nghiệm: Câu I(2 điểm): Mỗi đáp án chọn đúng được 1 điểm Chọn đáp án a Chọn đáp án c Câu II (2 điểm): Mỗi chỗ điền đúng được 0,5 điểm Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể Trao đổi ở cấp độ cơ thể Xảy ra giữa cơ thể với môi trường ngoài Xảy ra giữa tế bào với môi trường trong Cơ thể nhận thức ăn, nước, muối khoáng và ôxi từ môi trường ngoài. Tế bào nhận chất dinh dưỡng và ôxi, từ máu qua nước mô. Cơ thể thải bỏ ra môi trường ngoài khí cacbonic và chất bã Tế bào thải ra khí cacbonic và chất thải qua nước mô vào máu đến cơ quan bài tiết. Phần tự luận: Câu III (1 điểm): Ruột non có những đặc điểm phù hợp với chức năng hấp thụ dinh dưỡng: Ruột non rất dài 0,25 điểm Niêm mạc ruột non có nhiều nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ 0,25 điểm Có mạng lưới mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc phân bố tới tận từng lông ruột 0,5 điểm Câu IV(2 điểm): Biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa và đảm bảo cho sự tiêu hóa hiệu quả: Vệ sinh răng miệng đúng cách (0,25 điểm) Ăn uống hợp vệ sinh Ăn chín uống sôi 0,25 điểm Không ăn thức ăn ôi thiu, không để ruồi nhặng đậu vào thức ăn Rửa sạch tay trước khi ăn 0,25 điểm Rửa sạch hoa quả tươi và rau sống trước khi ăn 0,25 điểm n uống đúng cách: 0,25 điểm Ăn đúng giờ, đúng bữa, tránh ăn vặt trước bữa ăn 0,25 điểm Ăn chậm nhai kỹ 0,25 điểm Nghỉ ngơi sau khi ăn Tạo không khí vui vẻ thoải mái khi ăn 0,25 điểm Câu V(3điểm): Đông hóa: là quá trình tổng hợp từ các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể, đồng thời tích lũy năng lượng trong các chất được tổng hợp. 1 điểm Dị hóa là quá trình phân giải các hợp chất từ phức tạp thành các sản phẩm đơn giản, đồng thời giải phóng năng lượng cần cho các hoạt động sống. 1 điểm Mối quan hệ: Đồng hóa mâu thuẫn với dị hóa 0,5 điểm Đồng hóa gắn bó chặt chẽ với dị hóa và tiến hành song song với nhau. 0,5 điểm Nhận xét giờ kiểm tra: Ngày soạn Ngày giảng 8C TIẾT 36: THÂN NHIỆT 1. Mục tiêu: a) Kiến thức: Giúp học sinh nắm được khái niệm thân nhiệt, các cơ chế điều hòa thân nhiệt. Giải thích được cơ sở khoa học và biết vận dụng các biện pháp chống nóng và chống lạnh để phòng cảm nắng và cảm lạnh. b) Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. c) Thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn. Có ý thức bảo vệ cơ thể. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 8. b) Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới 3. Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: 8c......... a) Kiểm tra bài cũ:(Không kiểm tra, tiết trước kiểm tra học kỳ) * Đặt vấn đề vào bài mới: Cơ thể người luôn có quá trình tỏa nhiệt và thu nhiệt. Vậy nhiệt độ cơ thể thay đổi như thế nào? Cơ chế nào giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt? Ta xét bài hôm nay: b) Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV Thân nhiệt người luôn ổn định không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường cao hay thấp. Vậy có được điều này là do đâu? I. Thân nhiệt: (10’) GV ?TB HS ?TB HS Y/c HS nghiên cứu thông tin mục I- 105 Thân nhiệt là gì? người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì? Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể Người ta đo thân nhiệt bằng nhiệt kế: Ở miệng: Ở nách(nhiệt độ thấp hơn một chút) Ở hậu môn(nhiệt độ cao hơn một chút) Đo thân nhiệt để xác định tình trạng sức khỏe của cơ thể Nhiệt độ cơ thể thường là bao nhiêu độ C? Tại sao người có nhiệt độ cơ thể luôn ổn định? Nhiệt độ cơ thể là khoảng 370c ở người bình thường, không dao động quá 0,50c Þ Cơ thể có nhiệt độ luôn ổn định là do quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào sản ra nhiệt. Nhiệt tỏa ra ngoài môi trường qua da. hệ hô hấp, bài tiết. Vì vậy, đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt giúp cơ thể luôn có nhiệt độ ổn định là nhờ cơ chế điều hòa thân nhiệt. - Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể. - Đo thân nhiệt để xác định tình trạng sức khỏe của cơ thể. - Nhiệt độ cơ thể người luôn ổn định ở mức 370c. Có được điều này là do cơ thể có sự điều hòa thân nhiệt nhằm cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt. GV Vậy cơ chế điều hòa thân nhiệt của cơ thể diễn ra như thế nào? Ta xét: II. Sự điều hòa thân nhiệt: (17’) GV ?TB HS ?TB HS ?TB HS ?G HS ?TB HS ?G HS ?TB HS Y/c HS nghiên cứu thông tin mục II-105 Dựa vào thông tin cho biết cơ chế điều hòa thân nhiệt diễn ra nhờ yếu tố nào? Nhờ da và hệ thần kinh Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh ra nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đã thoát đi đâu và dùng để làm gì? Quá trình dị hóa luôn sinh ra năng lượng. Năng lượng đó dùng để cung cấp cho các hoạt động sống để: Sinh ra công sử dụng trong các hoạt động Sinh ra nhiệt để bù lại cho lượng nhiệt bị mất đi Tổng hợp chất sống mới Þ Nhưng cuối cùng đều biến thành nhiệt làm cơ thể nóng lên. Cơ thể tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh, qua da, hô hấp, bài tiết Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào? Tỏa nhiệt nhờ toát mồ hôi, dãn mạch máu dưới da, thở gấp Vì sao khi mùa hè, da hồng hào, còn về mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tím tái hoặc sởn gai ốc? Mùa hè da hồng hào vì mạch máu dưới da dãn ra, máu đến da nhiều hơn, cơ thể tỏa nhiệt vào không khí dễ dàng Mùa đông da tím tái vì mạch máu co lại rút máu vào trong, máu đến da ít hơn, cơ chân lông co gây sởn gai ốc, cơ thể giảm bớt sự thoát nhiệt và tăng cường sinh nhiệt. Khi trời nắng độ ẩm không khí cao. không thoáng gió(trời oi bức) cơ thể phản ứng như thế nào? Cơ thể thường toát mồ hôi khó khăn, có thể dễ dàng bị cảm Từ các kiến thức đã khai thác, em rút ra kết luận gì về vai trò của da trong sự điều hòa thân nhiệt? Da có vai trò quan trọng trong sự điều hòa thân nhiệt như co, dãn mạch máu dưới da, tiết mồ hôi, cơ chân lông co, duỗi,đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt. Tất cả các hoạt động nhằm điều hòa thân nhiệt của cơ thể diễn ra được là nhờ đâu? Là nhờ vai trò của hệ thần kinh: sự tăng hay giảm mặt dị hóa của tế bào để điều tiết quá trình sinh nhiệt cùng các phản ứng co dãn các mạch máu dưới da, sự tăng hay giảm tiết mồ hôi, co duỗi chân lông để điều tiết sự tỏa nhiệt của cơ thể đều là các phản xạ Như vậy:Þ * Vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt: - Da có vai trò quan trọng trong sự điều hòa thân nhiệt như co, dãn mạch máu dưới da, tiết mồ hôi, cơ chân lông co, duỗi,đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt * Vai trò của hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt: - Hệ thần kinh giữ vai trò chỉ đạo trong các hoạt động điều hòa thân nhiệt. GV Trong thực tế, có những biện pháp nào để chống nóng và chống lạnh hiệu quả? Ta xét: III. Phương pháp phòng chống nóng và chống lạnh: (12’) ?TB HS ?TB HS ?TB HS ?G HS ?G HS Trong trường hợp nào thì cơ thể dễ bị cảm? Khi nhiệt độ môi trường tăng cao mà không thông thoáng, sự tỏa nhiệt của cơ thể vào không khí gặp khó khăn, mồ hôi không thoát ra được làm nhiệt độ cơ thể tăng cao nên cơ thể dễ bị cảm. Đi nắng hay vừa lao động xong, nhiệt độ cơ thể đang tăng cao mà tắm ngay hoặc ngồi nghỉ nơi có nhiều gió lùa cũng làm cơ thể dễ bị cảm. Mùa rét nhiệt độ không khí xuống thấp. cơ thể bị mất nhiệt nếu không có sự giữ ấm cơ thể thì cũng dễ bị cảm lạnh Chế độ ăn uống về mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào? Mùa đông có nhiệt độ môi trường xuống thấp, cơ thể dễ tỏa nhiệt vào không khí. Do đó cần các thức ăn có nhiều năng lượng(nhiều lipit) để tăng mặt dị hóa, tăng sinh ra nhiệt cho cơ thể, đồng thời cơ thể hạn chế bớt sự thoát nhiệt. Mùa hè nhiệt độ không khí tăng cao, cơ thể cần nhiều thức ăn mát, nhiều vitamin, do vậy cần ăn nhiều hoa quả tươi. Vậy cần có những biện pháp nào để chống nóng và chống lạnh hiệu quả? Ăn uống hợp lý Sử dụng các phương tiện chống nóng nhà của cần thoáng mát về mùa hè. Sử dụng các tiên nghi sinh hoạt để chống rét hiệu quả, nhà cửa kín đáo về mùa đông. Rèn luyện thể dục thể thao hợp lý để chống nóng và chống lạnh hiệu quả Trồng nhiều cây xanh là biện pháp tốt nhất để chống nóng và chống rét hiệu quả. Tại sao rèn luyện thể dục thể thao lại liên quan đến việc chống nóng và chống lạnh? Giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng tăng sự chịu đựng của cơ thể Trồng cây xanh là biện pháp chống nóng và chống lạnh hiệu quả. Vì sao? Do cây xanh hấp thụ nhiều năng lượng mặt trời làm giảm nhiệt độ của môi trường xung quanh - Ăn uống hợp lý - Sử dụng các phương tiện chống nóng nhà của cần thoáng mát về mùa hè. - Sử dụng các tiên nghi sinh hoạt để chống rét hiệu quả, nhà cửa kín đáo về mùa đông. - Rèn luyện thể dục thể thao hợp lý để chống nóng và chống lạnh hiệu quả - Trồng nhiều cây xanh là biện pháp tốt nhất để chống nóng và lạnh hiệu quả. (HS đọc kết luận chung- sgk trang106) * KLC/ trang 106 c) Củng cố, luyện tập: 5’ ? HSTB: Cơ chế nào giúp điều hòa thân nhiệt khi trời nóng và lạnh? - Trời nóng: nhiệt độ không khí nóng nhưng thấp hơn nhiệt độ môi trường, mạch máu dưới da dãn ra, giúp cơ thể tỏa nhiệt vào không khí dễ dàng nhiệt độ không khí nóng nhưng cao hơn nhiệt độ môi trường, mạch máu dưới da dãn ra, tiết mồ hôi giúp cơ thể tỏa nhiệt vào không khí dễ dàng Trời lạnh: Mạch máu dưới da co lại, rút máu vào trong cơ thể tăng sinh nhiệt, giảm thoát nhiệt, cơ chân lông co gây sởn gai ốc.Rét quá gây phản xạ run. ? HSKG: Để phong chống nóng và lạnh hiệu quả cần chủ ý điều gì? - Ăn uống hợp lý - Sử dụng các phương tiện chống nóng nhà của cần thoáng mát về mùa hè. - Sử dụng các tiên nghi sinh hoạt để chống rét hiệu quả, nhà cửa kín đáo về mùa đông. - Rèn luyện thể dục thể thao hợp lý để chống nóng và chống lạnh hiệu quả - Trồng nhiều cây xanh là biện pháp tốt nhất để chống nóng và lạnh hiệu quả. d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:2’ - Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 106 - Làm bài tập 2 trang 106 - Đọc trước và chuẩn bị bài mới.
Tài liệu đính kèm: