Giáo án phụ đạo Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2009-2010 - Lường Thị Hạnh

Giáo án phụ đạo Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2009-2010 - Lường Thị Hạnh

I. Lý thuyết

1. Thế nào là đại từ,đặc điểm của đại từ.

2. Lấy ví dụ.

II. Thực hành

Bài tập 1: Hãy xác định đại từ & chỉ rõ nó thuộc loại đậi từ nào?

a. Bố để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm khi nói tới mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ. Để cảnh cáo tôi bố đã viết thư này. Đọc thư tôi đã xúc động vô cùng.

b. Sao không về hả chó?

Nghe bom thằng Mĩ nổ.

Mày bỏ chạy đi đâu?

Tao chờ mày đã lâu.

Cơm phần mày để cửa

Sao không về hả chó?

Tao nhớ mày lắm đó.

 Vàng ơi là vàng ơi. (Trần Đăng Khoa)

c. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang.

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

d. Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta.

Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa.

đ. Hồng Sơn cao ngất mấy tầng.

Đồ Cát mấy trượng là lòng bấy nhiêu.

Bài tập 2: Các từ gạch chân có phải là đại từ không? Vì sao?

a.Cháu đi liên lạc.

 Vui lắm chú à.

 Ở đồn mang cá.

 Thích hơn ở nhà.

b.Tôi bảo mày đi.

 Mày lo cho khỏe.

 Đừng lo nghĩ gì.

 Ở nhà có Mé.

* Gợi ý: Trong xưng hô một số danh từ chỉ người. cũng được sử dụng như đại từ

 

doc 32 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 828Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phụ đạo Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2009-2010 - Lường Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:18/11/2009
Buổi 2: Từ vựng tiếng Việt .
 Ôn tập và thực hành một số bài tập nâng cao về từ vựng tiếng việt
(Từ ghép, từ láy, đại từ )
I. Mục tiêu cần đạt:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh kiến thức về từ ghép,từ láy,đại từ.
- Biết cách nhận biết và sử dụng các loại từ trên.
II. Tiến trình bài giảng.
Tổ chức:
 Sĩ số : 7a :.................
Bài mới
Tiết 1: Từ ghép
I. Lý thuyết
1. Thế nào là từ ghép,có mấy loại từ ghép.
2. Lấy ví dụ.
II. Thực hành
Bài tập 1: 
Hãy gạch chân các từ ghép - phân loại.
a. Trẻ em như búp trên cành.
 Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan. (HCM)
b. Ai ơi bưng bát cơm đầy.
 Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. (ca dao)
c. Nếu không có điệu Nam Ai.
 Sông Hương thức suốt đêm dài làm chi.
Nếu thuyền độc mộc mất đi.
 Thì Hồ Ba Bể còn gì nữa em. (Hà Thúc Quá)
Bài tập 2:
Phân biệt, so sánh nghĩa của từ nghép với nghĩa của các tiếng:
a. ốc nhồi, cá trích, dưa hấu .
b. Viết lách, giấy má, chợ búa, quà cáp.
c. Gang thép, mát tay, nóng lòng. 
* Gợi ý: 
Có một số tiếng trong cấu tạo từ ghép đã mất nghĩa, mờ nghĩa. Tuy vậy người ta vẫn xác định được đó là từ ghép CP hay đẳng lập.
Cụ thể:
Nhóm a: Nghĩa của các từ ghép này hẹp hơn nghĩa của tiếng chính đ từ ghép CP.
Nhóm b: Nghĩa của các từ ghép này khái quát hơn nghĩa của các tiếng đ từ ghép Đl.
 Nhóm c: Mát tay có nghĩa khác “mát” + “tay”. Nghĩa của các từ ghép này đã bị chuyển trường nghĩa so với nghĩa của các tiếng.
Bài tập 3: Hãy tìm các từ ghép và từ láy có trong VD sau.
a. Con trâu rất thân thiết với người dân lao động. Nhưng trâu phải cái nặng nề, chậm chạp, sống cuộc sống vất vả, chẳng mấy lúc thảnh thơi. Vì vậy, chỉ khi nghĩ đến đời sống nhọc nhằn, cực khổ của mình, người nông dân mới liên hệ đến con trâu.
 b. Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười.
 Quên tuổi già tươi mãi tuổi hai mươi.
 Người rực rỡ một mặt trời cách mạng.
 Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng.
 Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.
Gợi ý: a.- Các từ ghép: con trâu, người dân, lao động, cuộc sống, cực khổ, nông dân, liên hệ.
- Các từ láy: thân thiết, nặng nề, chậm chạp, vất vả, thảnh thơi, nhọc nhằn.
b- Từ ghép: tuổi già, đôi mươi, mặt trời, cách mạng, đế quốc, loài dơi.
 - Từ láy: rực rỡ, hốt hoảng, chập choạng. 
Bài tập 4: Hãy tìm từ ghép trong đoạn văn sau & sắp xếp chúng vào bảng phân loại.
Mưa phùn đem mùa xuân đến, mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rợ các trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác.
 Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nảy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được cho uống thuốc. 
 (Tô Hoài)
Từ ghép chính phụ
Từ ghép đẳng lập
Bài tập 5: Hãy chọn cụm từ thích hợp ( trăng đã lên rồi, cơn gió nhẹ, từ từ lên ở chân trời, vắt ngang qua, rặng tre đen, những hương thơm ngát) điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn dưới đây:
Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây con vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng ruộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát.
 (Thạch Lam) 
Bài tập 6: Hãy viết một đoạn văn có sử dụng từ ghép và chỉ rõ.
III. Hướng dẫn học bài
Nắm nội dung bài học.
Tìm 1 số từ ghép có tiếng đi và 1 số từ ghép có tiếng học.
 - Chuẩn bị bài mới
***************************************************
Tiết 2
Từ láy
I. Lý thuyết
1. Thế nào là từ láy,có mấy loại từ láy.
2. Lấy ví dụ.
II. Thực hành
Bài tập 1: Cho các từ láy: Long lanh, khó khăn,vi vu, nhỏ nhắn, ngời ngời, bồn chồn, hiu hiu, linh tinh, loang loáng, thăm thẳm, tim tím.
Hãy sắp xếp vào bảng phân loại:
 Láy toàn bộ
 Láy bộ phận
Bài tập 2: Đặt câu với mỗi từ sau:
A. Lạnh lùng. 
B. Lạnh lẽo.
C. Lành lạnh.
D. Nhanh nhảu.
Đ. Lúng túng. 
Bài tập 3: Ghi nhanh các từ láy là danh từ (Học sinh thi giữa các tổ)
VD:chuồn chuồn, baba, thuồng luồng, chào mào, chích chòe, bươm bướm,châu chấu, đom đóm, cào cào, cồ cộ
Bài tập 4:Tìm, tạo từ láy khi đã cho trước vần
a.Vần a:
VD: êm ả, óng ả, oi ả, ra rả, ha hả, dà dã, na ná. . .
b. Vần ang:
VD: làng nhàng, ngang tàng, nhịp nhàng, nhẹ nhàng . . .
c. Phụ âm nh:
VD: nho nhỏ, nhanh nhảu, nhanh nhẹn, nhóng nhánh, nhỏ nhoi, nhớ nhung . . .
d. Phụ âm kh:
VD: khúc khích, khấp khểnh, khập khà khập khiễng, khó khăn. . .
Bài tập 5: Hãy thay từ “có” bằng từ láy thích hợp để đoạn văn sau giàu hình ảnh hơn.
Đồng quê vang lên âm điệu của ngày mới. Bến sông có những chuyến phà. Chợ búa có tiếng người.Trường học có tiếng trẻ học bài
VD: (dạt dào- rộn ràng- ngân nga)
Bài tập 6: Hãy tìm & phân tích giá trị biểu cảm của các từ láy trong đoạn thơ sau:
a.Vầng trăng vằng vặc giữa trời.
Đinh ninh hai miệng, một lời song song. . .
 (Tkiều-NDu)
b.Gà eo óc gáy sương năm trống.
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên.
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa. . . 
 (Chinh phụ ngâm)
c.Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà. 
 (Bà huyện Thanh Quan)
d.Năm gian nhà cỏ thấp le te.
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.
Lưng dậu phất phơ màu khói nhạt. 
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. 
 (Thu ẩm-NKhuyến)
đ.Chú bé loắt choắt.
Cái sắc xinh xinh.
Cái chân thoăn thoắt.
Cái đầu nghênh nghênh. 
 (Lượm- Tố Hữu) 
Bài tập 7: Hãy chọn từ thích hợp trong các từ: âm xâm, sầm sập, ngai ngái, ồ ồ, lùng tùng, độp độp, man mác để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa.Trong nhà âm xâm hẳn đi.Mùi nước mưa mới ấm, ngòn ngọt, man mác. Mùi ngai ngái, xa lạ của những trận mưa đầu mùa đem về. Mưa rèo rèo trên sân, gõ độp độp trên phên nứa, mái giại, đập lùng tùng, liên miên vào tàu lá chuối. Tiếng giọt gianh đổ ồ ồ, xối lên những rãnh nước sâu. 
Bài tập 8: Hãy viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về 1 cảnh chia tay trong: “Cuộc chia tay của những con búp bê”-Trong đó có sử dụng từ láy, chỉ rõ.
 (học sinh cảm thụ)
Bài tập 9:
	Tìm những từ láy trong đoạn văn sau đây, phân loại những từ láy ấy.
	 " Mưa xuân. Khụng, khụng phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng như muốn thở dài vẻ bồi hồi xốn xangHoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trầu trắng".
Bài tập10:
	Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo từ láy: nặngtrànnhỏ,bộ đỏ,sạch.xa, xanh
Bài tập 11:
	Cho các từ láy điền vào chỗ trống thích hợp trong câu: nhỏ nhặt, nhỏ nhẹ. Nhỏ nhen, nhỏ nhoi.
Cậu ấy nói năng.quá!
Bà ta bụng dạ thật
Bạn đừng chấp những điều .ấy!
Những chùm nhophất phơ đầu cành.
Bài tập 12:
	 Đặt câu với mỗi từ láy :
lành lạnh, lạnh lựng, lạnh lẽo.
Nhỏ nhẹ, nhẹ nhàng, nhớ nhung.
Bài tập 13:
	 Tìm các từ láy có nghĩa giảm nhẹ so với tiếng gốc cho trước:
	Khỏe, bộ, yếu, thấp, thơm.
Bài tập 14:
	 Tỡm cỏc từ cú ý nghĩa nhấn mạnh so với tiếng gốc cho trước:
 Mạnh, nằng nặng, xấu, buồn.
D. Hướng dẫn học ở nhà
-Ôn tập lại lí thuyết
-Hoàn thành bài tập còn lại vào vở
*******************************************
Tiết 3
Đại từ
I. Lý thuyết
1. Thế nào là đại từ,đặc điểm của đại từ.
2. Lấy ví dụ.
II. Thực hành
Bài tập 1: Hãy xác định đại từ & chỉ rõ nó thuộc loại đậi từ nào?
a. Bố để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm khi nói tới mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ. Để cảnh cáo tôi bố đã viết thư này. Đọc thư tôi đã xúc động vô cùng.
b. Sao không về hả chó?
Nghe bom thằng Mĩ nổ.
Mày bỏ chạy đi đâu?
Tao chờ mày đã lâu.
Cơm phần mày để cửa
Sao không về hả chó?
Tao nhớ mày lắm đó.
 Vàng ơi là vàng ơi. (Trần Đăng Khoa)
c. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang.
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
d. Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta.
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa.
đ. Hồng Sơn cao ngất mấy tầng.
Đồ Cát mấy trượng là lòng bấy nhiêu.
Bài tập 2: Các từ gạch chân có phải là đại từ không? Vì sao?
a.Cháu đi liên lạc.
 Vui lắm chú à.
 ở đồn mang cá. 
 Thích hơn ở nhà.
b.Tôi bảo mày đi. 
 Mày lo cho khỏe. 
 Đừng lo nghĩ gì..
 ở nhà có Mé.
* Gợi ý: Trong xưng hô một số danh từ chỉ người... cũng được sử dụng như đại từ
 Bài tập 3: Đại từ có tác dụng gì trong cá trường hợp sau.
a. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kì đàn ông, đàn bà,người già,người trẻ,không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc... Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm. Ai cũng phải ra sức chống TDP (Hồ Chí Minh).
* Gợi ý: (Ai: thế cho “Bất kì đàn ông.... đảng phái, dân tộc” có tác dụng liên kết văn bản, tăng tính mạch lạc cho văn bản).
b. Mẹ tôi giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:
Thôi, hai đứa liệu mà chia đồ chơi ra đi. Vừa nge thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật.
* Gợi ý: (thế: rút ngắn văn bản,tránh việc lặp lại)
Bài tập 4: Nêu giá trị biểu cảm của đại từ trong các VD sau.
a. - Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang.
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
- Ai ơi bưng bát cơm đầy.
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
b. - Dừng chân đứng lại trời non nước.
Một mảnh tình riêng ta với ta.
c. .- Đầu trò tiếp khách trầu không có.
Bác đến chơi đây ta với ta.
* Gợi ý: Sử dụng đại từ có sắc thái biểu cảm đ HS cảm thụ 
Bài tập 5: Đại từ “mình”có thể sử dụng ở các ngôi nào?
A. Ngôi thứ nhất. VD: Bạn giúp mình nhé.
B. Ngôi thứ hai. Mình về có nhớ ta chăng.
C. Ngôi thứ ba. Họ thường ít đề cao mình.
D. Cả ba ngôi.
Bài tập 6: Viết 1 đoạn văn đối thoại ngắn (khoảng 5-7 câu), nêu tình cảm của em với con vật nuôi hoặc 1 đồ chơi mà em thích. (Trong đó có sử dụng đại từ, chỉ rõ).
* Gợi ý: Cô Tâm vừa cho chúng tôi một chú cún con. Sợ nó chưa quen nhà mới mà bỏ đi, mẹ tôi nhốt nó vào một căn nhà xinh xinh, căn nhà của chó. Nó cứ buồn thiu, tôi đem đĩa cơm vào dỗ.
- Cún ơi, ăn đi.
- Ăng... ẳng, mẹ tôi đâu rồi? Ai bắt tôi về đây. 
 Bài tập 7: Tìm và phân tích đại từ trong những câu sau;
Ai ơi có nhớ ai không
Trời mưa một mảnh áo bụng che đầu 
Nào ai có tiếc ai đâu 
 Áo bông ai ướt khăn đầu ai khô ( Trần Tế Xương) 
Chờ đây lấy đấy sao đành
Chờ quả cam sành lấy quả quýt khô
 ( ca dao)
Đấy vàng đây cũng đồng đen
Đấy hoa thiên lý đây sen Tây Hồ
 ( Ca dao)
	Bài tập 8:
 Trong những câu sau đại từ dựng để trỏ hay để hỏi?
Thêm bao nhiêu thác cũng qua 
Thênh thang là chiếc thuyền ta xuôi dòng
 (Tố Hữu)
Bao nhiêu người thuê viết
 Tấm tắc ngợi khen tài
 Hoa tay thảo những nét
 Như phượng múa rồng bay
 (Vũ Đình Liên)
Qua cầu ngã nón trông cầu 
Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu
 (Ca dao)
Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm (Ca dao)
	Bà ... ản nhật dụng có giá trị thông tin ,tuyên truyền , phổ biến, cập nhật một vấn đề văn hoá , xã hội nào đó là chủ yếu 
II. Các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 7
1- Cổng trường mở ra
- Viết về tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con mình.
* Diễn biến tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường của con mình
- Người mẹ không ngủ được (cụm từ không ngủ được lặp lại 5 lần trong bài: 2 lần ở đầu , 2 lần ở giữa , 1 lần ở cuối văn bản)
+Người mẹ ngắm nhìn con ngủ, săn sóc giấc ngủ cho con và chuẩn bị các thứ cho con đến trường.
+ Tâm trạng người mẹ đầy bâng khuâng , xao xuyến trước những suy nghĩ, những hồi ức về đứa con ngày mai sẽ đến trường.
Mẹ luôn suy nghĩ về con (Mẹ tin là ....của mẹ ...)
+Người mẹ bồi hồi nhớ lại buổi đeens trường đầu tiên của mình
+Người mẹ suy nghĩ về ngày khai trường ở nước Nhật và không giấu được mong ước : Ngày khai trường là ngày hội của toàn xã hội...
+Nghĩ đến việc phải làm ngày mai
 Rất mực thương con
 Hiểu con mình
 Hiểu biết sâu sắc những vấn đề XH
 Thơ ngây, hồn nhiên, nhạy cảm
 Ngoan, biết vâng lời mẹ
nói với chính mình
->tác giả để nhân vật tự giãi bày cảm xúc
 Giúp nhà văn có thể khai thác tinh tế những điều sâu kín trong tâm tư tình cảm của người mẹ mà lời đối thoại trực tiếp khó có thể làm được
-Phải biết rung động, trân trọng những khoảnh khắc đáng nhớ đi qua trong cuộc đời.Biét yêu thương những người đã thương yêu mình.
+Đó là thế giới của tri thức, của những tình cảm cao đẹp ,của ước mơ và khát vọng , của niềm vui và nỗi buồn...gắn liền với tuổi thơ của mỗi người.
Luyện tập:
Bài tập 1:
Bài tập 2:
D. Hướng dẫn học bài
- Ôn tập lại kiến thức 
- BTVN: Hãy viết một kỉ niệm về người mẹ 
Hết tiết 1
Tiết 2
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
? Em hãy nêu một vài nét về tác giả ét -môn- đo đơ A -mi - xi?
?Nguyên nhân và mục đích nào khiến người bố viết thư cho En-ri-cô?
?Trước lỗi lầm của En-ri-cô , người bố có thái độ như thế nào?Dựa vào đâu mà em biết được?
?Người bố viết gì trong thư khiến En-ri-cô "xúc động vô cùng" khi đọc thư bố?
?Đọc bài văn, em cảm nhận bố và mẹ En-ri-cô là người như thế nào?
?Suy nghĩ của em về nhân vật En-ri-cô?
?Sự việc diễn ra sáng nay,bức thư được viết trong ngày, tại sao người bố không trực tiếp nói với con?
?Theo em , văn bản là bức thư của người bố gửi cho con lại lấy nhan đề là Mẹ tôi có phù hợp không
?Hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi?
Từ nay, không bao giờ con được thốt ra.... đáp lại cái hôn của con được 
?Người bố yêu cầu En-ri-cô làm những việc gì?
?Vì sao người bố yêu cầu En-ri-cô phải cầu xin mẹ hôn mình?
2. Mẹ tôi
*Nguyên nhân:
-En-ri-cô có thái độ thiếu lễ độ với mẹ trước mặt cô giáo.
* Mục đích: để khiển trách và răn dạy con
-Người bố rất buồn ,vừa đau đớn vừa tức giận
+Lời nói trong bức thư đã cho chúng ta biết rõ điều ấy : Sự hỗn láo.....với con...
+Ông chỉ ra lỗi lầm của con và bộc lộ thái độ đau xót ,buồn bã, tức giận của mình
+Ông gợi nhớ đến tình cảm , công lao to lớn ,sự hi sinh của mẹ dành cho En-ri-cô lúc còn thơ bé
+Ông gợi liên tưởng về tương lai khi En-ri-cô đã khôn lớn,trưởng thành và ngày mà con mất mẹ để đánh thức lí trí,nhận thức và tình cảm của En-ri-cô trước vai trò to lớn của người mẹ đối với ngày xưa.
+Ông khuyên con đùng bao giờ mắc lỗi lầm với mẹ và phải biết hối lỗi ông luôn đặt niềm tin ở con. 
-Mẹ: là người rất mực thương con,sẵn sàng hi sinh cả hạnh phúc và tính mạng của mình cho con
-Bố: Rất mực thương con, nhưng rất nghiêm khắc ,biết cách giáo dục con mình trở thành người tốt ,hiểu được đạo lí làm người làm con.
-Người cha sợ không giữ được bình tĩnh
+Viết thư dễ dĩa bày tình cảm mà lời nói đôi khi không làm được.Hơn nữa ông muốn nói một cách bí mật , tế nhị.
Cách ứng sử có văn hoá này sẽ tác độngn mạnh mẽ đến tình cảm nhận thức của người con hơn
-Nhan đề này rất hay và phù hợp với nội dung của tác phẩm:tình mẫu tử thiêng liêng và lòng tôn kính ,yêu thương đối với cha mẹ
*Luyện tập:
BT1:
BT2:Viết một kỉ nệm về mẹ
D. Hướng dẫn học bài
-Ôn tập kiến thức ,hoàn thành bt2 vào vở
-Chuẩn bị Cuộc chia tay của những con búp bê
Hết tiết 2
Tiết 3
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
?Em hãy cho biết nội dung chính của truyện?
?Truyện viết về ai, về việc gì?
?Nguyên nhân nào khiến 2 anh em Thành và Thuỷ chia tay?Dựa vào đâu mà em biết điều này?
?Tại sao tác giả không đưa nguyên nhân này lên đầu tác phẩm mà để anh em Thành ,Thuỷ chia xong búp bê mới nói?
?Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì?
?Truyện viết về cuộc chia tay của thành và Thuỷ lại lấy nhan đề là Cuộc chia tay của những con búp bê ,theo em có phù hợp không?
?Đọc văn bản ,em hãy chọn ra những chi tiết khắc hoạ rõ nét tình cảm anh em sâu sắc của thành và Thuỷ?
?Truyện ngắn gửi điều gì đến người đọc?
?Hãy phát biểu tư tưởng chủ đề của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê?
?Trong truyện ngắn này có bao nhiêu cuộc chia tay?Vì sao tên truyện lại là Cuộc chia tay của những con búp bê, trong thực tế búp bê không hề xa nhau?
3.Cuộc chia tay của những con búp bê
- Truyện đề cập đén nhiều nội dung nhưng nỗi bật 2 nội dung chính:
+Tình anh em trong sáng, sâu sắc
+Niềm cảm thông ,chia sẻ của mọi người trước nỗi bất hạnh của 2 anh em do gia đình tan vỡ 
-Do bố mẹ Thành và Thuỷ bỏ nhau
+Dựa vào câu nói của cô giáo trong truyện : Bố mẹ bạn Thuỷ bỏ nhau...quê ngoại 
->Tạo bất ngờ, gợi tò mò, hấp dẫn, lôi cuốn đối với người đọc
-Ngôi 1
T/d: Nhân vật xưng tôi trong truyện là người trong cuộc ,người chứng kiến và là người nếm trar những đau đớn trong tâm hồn. Do đó việc lựa chon ngôi kể naygiúp tác giả thể hiện chân thực ,tinh tế sâu sắc ,chính xá những diễn biến trong tâm hồn trẻ thơ.Sức thuyết phục của câu truyện vì thế cũng cao hơn.
-Rất phù hợp vì:
+Búp bê vốn là đồ chơi của tre nhỏ,chúng thường gợi sự ngây thơ,ngô nghĩnh,trong sáng ,vô tội...thếmà đành phải chia tay
+Nhan đề gợi liên tưởng đến cuộc chia tay cuaThành và Thuỷ
+tên truyện gắn với nội dung và chủ đề của truyện ,đồng thiừi tạo ra sự bất ngờ nên dễ lôi cuốn, hấp dẫn người đọc
-Thành rất hiểu em gài mình "em tôi rất ngoan.nó lại khéo tay nữa..."
+Thành ân hận vì mãi vui chơi bạn bè không chú ý đến em...từ đấy chiều nào thành cũng đi đón em...
+Khi chia đồ chơi hai anh em nhường cho nhau...
+Thuỷ dặn con vẹ sĩ Vệ sĩ thân yêu ở lại nhé!ở lại gác cho nanh tao 
+ánh mắt của Thành nhìn theo em gái
Luyện tập:
BT1:
BT2:
D. Hướng dẫn học bài
- Ôn tập lại kiến thức
-Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tình cảm của anh em Thành và thuỷ?\
- Chuẩn bị : Cấu tạo từ Tiếng việt
Ngày soạn 10/12/2009
Ngày dạy :11/12/2009
Buổi 4
Tiết : 1,2,3
Ôn tập và thực hành một số bài tập nâng cao về từ vựng tiếng việt
(từ đồng nghĩa , từ trái nghĩa )
I. Mục tiêu cần đạt:
1.- Kiến thức:
Ôn tập, vận dụng các kiến thức đã học để thực hành làm bài tập dưới nhiều dạng khác nhau của từ đồng nghĩa để khắc sâu, mở rộng kiến thức về "đồng nghĩa, trái nghĩa"
2- Kĩ năng:	
> Biết vận dụng những hiểu biết cú được từ bài học tự chọn để phân tích một số văn bản học trong chương trình.
3- Thái độ:
Bồi dưỡng ý thức, tinh thần cầu tiến của học sinh
II. Tiến trình bài giảng.
1.Tổ chức:
 Sĩ số : 7a :.................
 2. Bài mới
Tiết 1
A. Từ đồng nghĩa
 I. Lý thuyết
1. Thế nào là từ đồng nghĩa ?
 Sgk
2. Các loại từ đồng nghĩa :
 a. Đồng nghĩa hoàn toàn
 - Ví dụ : + cha, bố, bọ, ba
 + máy bay, tàu bay, phi cơ
b.Từ đồng nghĩa không hoàn toàn
 - Ví dụ : hi sinh,từ trần,tạ thế,chết -> Khác nhau về sắc thái biểu cảm
 Chạy ,phi ,lồng,lao -> Khác nhau về sắc thái ý nghĩa
3. Sử dụng từ đồng nghĩa
 - Để câu văn thoáng,tránh nặng nề,nhàm chán
 - Làm cho ý câu nói được phong phú,đầy đủ.
II. Bài tập
Bài tập 1: Xếp các từ sau vào các nhóm từ đồng nghĩa.
	Chết, nhỡn, cho, kờu, chăm chỉ, mong, hi sinh, cần cự, nhũm, ca thỏn, siờng năng, tạ thế, nhú biếu, cần mẫn, thiệt mạng, liếc, than, ngúng, tặng, dũm, trụng mong, chịu khú, than vón.
Bài tập 2: Cho đoạn thơ:" Trờn đường cỏt mịn một đụi cụ
	 Yếm đỏ khăn thõm trẩy hội chựa
	 Gậy trỳc dỏt bà già túc bạc
	 Tay lần tràn hạt miệng nam mụ"
	(Nguyễn Bớnh)
a) Tỡm từ đồng nghĩa với cỏc từ in đậm.
b) Đặt cõu với cỏc từ em vừa tỡm được.
Bài tập 3( Sách tham khảo trang 61)
D. Hướng dẫn học bài
- Ôn tập lại kiến thức
-Viết đoạn văn ngắn có sử dụng từ đồng nghĩa
- Chuẩn bị : Từ trái nghĩa
Tiết 2
B.Từ trái nghĩa
 I.Lý thuyết
1.Thế nào là từ trái nghĩa ?
2. Sử dụng từ trái nghĩa 
Bài tập 1: Tỡm cỏc từ trỏi nghĩa trong cỏc cõu ca dao, tục ngữ sau:
	a) Thõn em như củ ấu gai
	Ruột trong thỡ trắng vỏ ngoài thỡ đen
	b) Anh em như chõn với tay
	Rỏch lành đựm bọc dở hay đỡ đần
	c) Người khụn núi ớt hiểu nhiều
	Khụng như người dại lắm điều rườm tai
	d) Chuột chự chờ khỉ rằng " Hụi!"
	Khỉ mới trả lời: "cả họ mầy thơm!"
Bài tập 2: Điền cỏc từ trỏi nghĩa thớch hợp vào cỏc cõu tục ngữ sau:
	a) Một miếng khi đúi bằng một gúi khi
	b) Chết.cũn hơn sống đục
	c) Làm khi lành để dành khi
	d) Ai .ai khú ba đời
	e) Thắm lắm.nhiều
	g) Xấu đều hơnlỏi
	h) Núi thỡ.làm thỡ khú
	k) Trước lạ sau.
Bài tập 3: Cho đoạn văn:	
	" khi đi từ khung cửa hẹp của ngụi nhà nhỏ, tụi ngơ ngỏc nhỡn ra vựng đất rộng bờn ngoài với đụi mắt khự khờ. Khi về, ỏnh sỏng mặt trời những miền đất lạ bao la soi sỏng mỗi bước tụi đi. Tụi nhỡn rừ quờ hương hơn, thấy được xứ sở của mỡnh đẹp hơn ngày khởi cuộc hành trỡnh".
	( Theo ngữ văn 7)
a) Tỡm cỏc cặp từ trỏi nghĩa cú trong đoạn văn trờn.
b) Nờu tỏc dụng của cỏc cặp từ trỏi nghĩa đú trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn.
D. Hướng dẫn học bài
- Ôn tập lại kiến thức
- Hoàn thành các bài tập vào vở
- Chuẩn bị : Luyện tập
Tiết 3
C. Luyện tập
Bài 4 : Em hãy kể một số cặp từ trái nghĩa có điểm trung gian.
Bài 5 : Trong hai câu sau đây mỗi câu có cặp từ trái nghĩa nào không ? Vì sao ?
Ngôi nhà này to nhưng không đẹp.
Khúc sông này hẹp nhưng mà sâu.
Bài 6 : Tìm những cặp từ trái nghĩa biểu thị khái niệm tương phản về : Thời gian, không gian , kích thước , dung lượng, hiện tượng xã hội.
Bài 7 : Tìm những cặp từ trái nghĩa trong đó mỗi cặp đều có từ mở.
Bài 8: Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các câu thơ sau và cho biết tác dụng của cách sử dụng các cặp từ trái nghĩa đó ?
 Ngắn ngày thôi có dài lời làm chi....
 Bây giờ đất thấp trời cao
 ăn làm sao ,nói làm sao bây giờ.
D.Hướng dẫn cách làm bài thi học kì I
E. Hướng dẫn học bài
- Ôn tập lại kiến thức,chuẩn bị thi học kì I
-Viết đoạn văn ngắn có sử dụng từ trái nghĩa

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an phu dao van 7 dat yeu cau.doc