A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Giúp h/s nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả tr¬ớc khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạo lập văn bản miêu tả
- Nhận diện đ¬ợc những đoạn văn, những bài văn miêu tả
- Hiểu đ¬ợc trong những tình huống nào ng¬ời ta sử dụng văn miêu tả
- Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ miêu tả khi tạo lập văn bản
B. CHUẨN BỊ
-G/v: Đáp án và những tình huống
-H/s đọc kĩ văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ :
? Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học em hãy nhắc lại thế nào là miêu tả
2. Bài mới :G/v giới thiệu : ở tiểu học và tiết học trước các em đã làm quen với thể loại văn miêu tả ¬như: tả người ¬ , tả đồ vật , tả vật, tả cảnh : Bài học hôm nay giúp các em ôn lại khái niệm và phương pháp chung làm bài văn tả cảnh .
TUẦN 1 (Tiết 1-2) Ngày soạn: Ngày dạy: Ôn tập văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN Mục tiêu Giúp học sinh ôn luyện, củng cố các kiến thức về nội dung, nghệ thuật văn bản đã học. Rèn kĩ năng cảm thụ văn bản miêu tả để vận dụng vào bài tập làm văn của mình. Tiến trình lên lớp * Ổn định tổ chức * Kiểm tra: - Kiểm tra chuẩn bị ở nhà của học sinh. * Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung - G hướng dẫn H tóm tắt lại đoạn trích. - H tóm tắt G nhận xét góp ý. - G giới thiệu thêm về tác gỉa Tô Hoài và các chương của tập truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”. * Xuất xứ: Không cam chịu cảnh sống đơn điệu, tù túng và nạt nhẽo, Dế Mèn quyết định ra đi với mục đích mở mang hiểu biết, tìm ra ý nghĩa cho cuộc sống. Tính tình xốc nổi, lại qúa tự tin, cuộc hành trình mạo hiểm ấy Dế Mèn gặp rất nhiều khó khăn, trải qua nhiều vấp váp, sai lầmNhưng cuối cùng Dế Mèn đã thu được những bài học bổ ích. Viết Dế Mèn phiêu lưu kí, nhà văn Tô Hoài kể lại những cuộc phiêu lưu đầy sóng gió của Dế Mèn. - Củng cố lại nội dung bài học. ? Dế Mèn đã có bài học nào sau lần ở gần nhà với Dế Choắt? ? Thái độ của Mèn đối với Choắt như thế nào? ? Thấy chị Cốc, Mèn đã làm gì? Việc làm đó đã gây ra hậu qủa gì? ? Lời nói của Mèn có ác ý gì không? ? Việc trêu chị Cốc có phải Mèn đang chứng tỏ sự dũng cảm của mình không? ? Sau hậu qủa đó Mèn đã có tâm trạng như thế nào? ? Từ đấy em có nhận xét gì về Dế Mèn? ? Dế Mèn đã có được bài học nào cho mình trong lần này? ?Qua truyện chúng ta rút ra được bài học gì cho bản thân? ? Em thấy tác gỉa đã dùng những câu văn như thế nào để tạo nên sự thành công của truyện? - G hướng dẫn viết đọan vă miêu tả tâm trạng của Dế Mèn. - H thực hiện theo hướng dẫn. - G nhận xét góp ý. - Hướng dẫn đọc phân vai 3 nhân vật, chú ý ngữ điệu từng nhân vật để có giọng đọc phù hợp. - Hướng dẫn viết đoạn văn trình bày cảm nhận về Dế Mèn. - H thực hiện, đọc kết quả và nhận xét cho nhau. - G nhận xét bổ sung. I. Nội dung kiến thức 1. Tãm t¾t ®o¹n trÝch "Bµi häc ®êng ®êi" - Mèn là chàng Dế thanh niên cường tráng, kiêu ngạo, xốc nổi. - Mèn coi thường chê bai anh hàng xóm Dế Choắt ốm yếu xấu xí. - Một chiều Mèn trêu chị Cốc xong trốn vào hang khiến chị hiểu lầm đánh Choắt trọng thương. - Trước khi chết Choắt khuyên Mèn bỏ thói hung hăng bậy bạ. - Mèn xót thương Choắt và ân hận vô cùng về bài học đường đời đầu tiên. 2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn: - Dế Mèn khinh thường Dế Choắt, gây sự với Cốc gây ra cái chết của Dế Choắt * Dế Mèn đối với Dế Choắt: - Gọi Dế Choắt là "chú mày" mặc dù chạc tuổi với Choắt; - Dưới con mắt của Dế Mèn Dế Choắt rất yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh - Rất kiêu căng - Muốn ra oai với Dế Choắt, muốn chứng tỏ mình sắp đứng đầu thiên hạ. * Dế Mèn khi trêu chị Cốc - Qua câu hát ta thấy DM xấc xược, ác ý, chỉ nói cho sướng miệng, không nghĩ đến hậu quả. - Việc trêu chị Cốc không phải dũng cảm mà ngông cuồng vì nó gây ra hậu quả nghiêm trọng cho DC. - Diễn biến tâm trạng của DM: + Sợ hãi khi nghe Cốc mổ DC: "Khiếp nằm im thiêm thít" + Bàng hoàng, ngớ ngẩn vì hậu quả không lường hết được. + Hốt hoảng lo sợ, bất ngờ vì cái chết và lời khuyên của DC + Ân hận sám hối chân thành ...nghĩ về bài học đường đời đầu tiên phải trả giá.Þ DM còn có tình cảm đồng loại, biết ăn năn hối lỗi. - Bài học đường đời đầu tiên: Là bài học về tác hại của tính nghịch ranh, ích kỉ, vô tình giết chết DC... tội lỗi của DM thật đáng phê phán nhưng dù sao anh ta cũng nhận ra và hối hận chân thành. - ý nghĩa: Bài học về sự ngu xuẩn của tính kiêu ngạo đã dẫn đến tội ác. - Câu văn vừa thuật lại sự việc, vừa gợi tả tâm trạng mang ý nghĩa suy ngẫm sâu sắc. II. Bài tập Bài 1:(Trang 11SGK) Viết đoạn văn tả tâm trạng Mèn * Nội dung: + Cay đắng vì lỗi lầm + Xót thương Dế Choắt + Ăn năn về hành động tội lỗi + Lời hứa với người đã khuất: thay đổi cách sống (Chú ý khung cảnh xung quanh nấm mồ) * Hình thức: + Đoạn văn 5 - 7 câu + Ngồi kể 1 - nhân vật Mèn xưng tôi Bài 2: Đọc phân vai 3 nhân vật III- Bài tập bổ sung: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn * Ngoại hình: - Nét đẹp, khoẻ mạnh * Tính cách: - Nét chưa đẹp; kiêu căng tự phụ - Nét đẹp; yêu đời, tự tin - ân hận, sám hối Củng cố Nhắc lại các kiến thức về văn bản Hướng dẫn: Học bài Làm các bài tập vào vở Xem trước phần TLV đã học. TUẦN 2 Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 3-4 LUYỆN TẬP : TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : - Giúp h/s nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả trớc khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạo lập văn bản miêu tả - Nhận diện đợc những đoạn văn, những bài văn miêu tả - Hiểu đợc trong những tình huống nào ngời ta sử dụng văn miêu tả - Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ miêu tả khi tạo lập văn bản B. CHUẨN BỊ -G/v: Đáp án và những tình huống -H/s đọc kĩ văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ : ? Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học em hãy nhắc lại thế nào là miêu tả 2. Bài mới :G/v giới thiệu : ở tiểu học và tiết học trước các em đã làm quen với thể loại văn miêu tả như: tả người , tả đồ vật , tả vật, tả cảnh : Bài học hôm nay giúp các em ôn lại khái niệm và phương pháp chung làm bài văn tả cảnh . Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”có hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất sinh động. Em hãy chỉ ra và đọc lại những đoạn văn miêu tả đó ? - Tả Dế Mèn : “Bởi tôi ăn uống .vuốt râu” - Tả Dế Choắt : “Cái anhhang tôi” * Hai đoạn giúp em nhận ra đặc điểm nổi bật của hai chú dế ? Những chi tiết và hình ảnh nào giúp em nhận ra đặc điểm đó ? - Dế mèn :càng, chân, vuốt, râu ,đầu, cánh, răng - Dế choắt :người, cánh ,râu ? Em có nhận xét gì về từ ngữ được sử dụng trong các chi tiết trên? - Chủ yếu là các từ gợi tả. ? Em hiểu thế nào là văn miêu tả ? _ Một h/s phát biểu G/v chốt lại ? Em thường gặp những dạng văn miêu tả nào? Ví dụ? - Tả bàn, cây bàng, con mèo, em bé, cô giáo đang chấm bài, tâm trạng vui mừng của bạn khi được học sinh giỏi, cánh đồng lúa, một buổi lao động... Cho h/s đọc 3 đoạn văn ? ? Mỗi đoạn văn tái hiện điều gì? Chỉ ra đặc điểm nổi bật trong từng đoạn a, Đặc tả chú Dế Mèn ở tuổi thanh niên cường tráng b, Hình ảnh chú bé Lượm c, Cảnh vùng bãi ven hồ ao sau mưa ? Viết đoạn văn tả cảnh mùa đông ? ? Em sẽ cảm nhận bắt đầu bằng hiện tượng nào? Thời gian miêu tả? Cảnh vật tiêu biểu diểm cho màu đông? H/s thực hiện g/v theo dõi Gọi 2 h/s trình bày , G/v hướng dẫn h/s nhận xét bổ sung G/v cho h/s đọc đoạn văn tham khảo : “Lá rụng” của nhà văn Khái Hưng tr/17/sgk Gợi ý :mái tóc, vầng trán, đôi lông mày, mắt, sống mũi gò má ,miệng , H/s thực hiện giáo viên theo dõi . ? Con chó lông màu gì? Đầu, tai, bụng, chân, đuôi...ra sao? Em đặt tên cho nó không? Bao nhiêu tháng tuổi? - H thực hiện. - G theo dõi, nhận xét góp ý. I / Nội dung ôn luyện *Tìm hiểu chung về văn miêu tả 1, Ví dụ 2, Kết luận Miêu tả là giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự việc , con người, phong cảnhlàm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc , người nghe 3.Các dạng văn miêu tả thường gặp - Tả đồ vật, loài vật, cây cối. - Tả người: Tả người nói chung, trong trạng thái hoạt động, tâm trạng nhất định. - Tả cảnh: Tả cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt. II, Luyện tập Bài 1/tr/16/ sgk Bài 2/ Viết đoạn văn tả cảnh mùa đông Mùa đông lại trở về trên quê hương em. Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây. Xa xa, đám sương mù làm cho bầu trời dường như thấp xuống. Gío bấc hun hút thổi. Bước ra khỏi phòng, từng cơn gió ùa vào, làm ngời ta có cảm giác lạnh buốt. Bài 3: Viết đọan văn Tả khuôn mặt mẹ em Em rất thích ngắm mẹ, mái tóc gọn gàng để lộ gương mặt hơi dài với đôi má cao. Nổi bật nhất trên khuôn mặt là đôi mắt, đôi mắt đen đen với cái nhìn hiền hậu rất dễ gần gủi, khi em đi học được điểm cao, đôi mắt ấy ánh lên niềm tự hào và nở nụ cười hiền như muốn chia sẽ với em. Ôi! mẹ thật tuyệt. Bài 4: Viết đọan văn Tả con chó nhà em Nhà em có một con chó nó tên là Mi-Na, Mi-Na có lông màu vàng rơm. Nó mới được ba tháng tuổi nên chỉ lớn bằng trái bầu vừa vừa. Em ôm gọn nó trong lòng. Cái đầu chú cún con nhỏ, đôi tai vểnh và chiếc mồm đen ướt, cái lưỡi hồng hồng. Mi-Na tuy nhỏ nhưng thân hình rất cân đối. Đám lông trắng ôm lấy cái ức nở, trông như chiếc yếu trẻ con. Bụng nó thon, bốn chân cao và có móng đeo. Cái đuôi xù uốn cong thành một vòng tròn trên lưng nó. Bottom of Form 3.Củng cố- Hướng dẫn Tập viết đoạn văn tả hình dáng mẹ Gợi ý: Tả từ hình dáng đến khuôn mặt, trang phục TUẦN 3 (Tiết 5-6) Ngày soạn: Ngày dạy: Mục tiêu Giúp học sinh ôn luyện, củng cố các kiến thức về phó từ Nắm khái niệm , các loại phó từ và chức năng ngữ pháp của phó từ Nhận diện phó từ trong câu, đoạn văn Rèn kĩ năng sử dụng phó từ khi nói và viết đoạn văn Tiến trình lên lớp * Ổn định tổ chức * Kiểm tra: - Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh * Bài mới ? Phó từ là gì? cho VD và đặt câu? ? Phó từ có khả năng làm thành phần chính của câu khong? ? Phó từ thường giữ chức vụ gì? ? Người ta thường dùng phó từ để phân biệt dt với đt, tt như thế nào? ? Phó từ gồm những loại nào? ? Hãy đặt câu với mỗi loại phó từ đó? G bổ sung thêm một số kiến thức mới. G đưa đoạn văn lên bảng phụ: “ Biển vẫn gào thét. Gió vẫn từng cơn đẩy nước dồn ứ lại rồi đột ngột dãn ra. Con tàu vẫn lặn hụp như con cá kình giữa muôn nghìn lớp sóng.Thuyền trưởng Thắng vẫn điềm tĩnh chỉ huy đoàn tàu vượt cơn lốc dữ” Học sinh đọc đoạn văn, xác định yêu cầu, thảo luận nhóm, trình bày, nhận xét, Giáo viên chốt G đưa đoạn văn lên bảng phụ: “ Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng không khôn được. Đụng đến việc là em thở rồi không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm thế nào. Hay là bây giờ em nghĩ thế này” Học sinh chơi trò chơi tiếp sức, thời gian chuẩn bị 1 phút, trong thời gian 2 phút nhóm nào thay nhau viết đúng, đủ các phó từ trong đoạn trích-> chiến thắng Sau khi thời gian kết thúc, Giáo viên cho học sinh nhận xét, Giáo viên chốt Học sinh viết bài trong thời gian 10 phút, đọc, nhận xét, Giáo viên nhận xét bổ sung. G hướng dẫn H thực hiện. Yêu cầu H dựa vào kiến thức G mới cung cấp thêm. G hướng dẫn H viết đọan văn, gạch chân các phó từ mà mình sử dụng. - H sinh đọc đoạn văn mình viết, G góp ... ài tập củng cố : - GV cho HS thực hành lần lược các bài tập IV. Hướng dẫn HS tự học: - Nắm vững nội dung bài học; - Làm hoàn chỉnh bài tập. TUẦN 12(Tiết 23-24) Ngày soạn: Ngày dạy: Phương pháp làm văn miêu tả – luyện tập cách làm văn miêu tả I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Giúp HS hiểu được phương pháp làm bài văn tả người; rèn kĩ năng làm bài văn tả người theo thứ tự; bố cục hình thức của một đoạn, một bài văn tả người. 2 Kĩ năng: Luyện tập kỹ năng quan sát và lựa chọn kỹ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn được theo thứ tự hợp lý. Tích hợp với phần văn ở văn bản “Vượt thác” và “Buổi học cuối cùng” với TV ở bài “so sánh”. 3. Thái độ: ý thức trong việc viết bài văn tả người; giáo dục kĩ năng sống cho HS ý thức, tự tin, hợp tác, tìm kiếm xử lí thông tin. II. Tiến trình: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức - Học sinh nhắc lại các yêu cầu kỹ năng cần thiết trong văn miêu tả. ? Muốn bài văn tả cảnh sinh động cần đòi hòi điều gì? ? Trình bày bố cục một bài văn tả cảnh? I- Nội dung kiến thức: * Muốn tả người cần: + Xác định đối tượng cần tả. + Quan sát lựa chọn các chi tiết tiêu biểu. + Trình bày kết quả quan sát theo thứ tự. * Bố cục đủ 3 phần: Mở bài: Giới thiệu người được tả. Thân bài: Miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói). Kết bài: Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ về người đó. III. Câu hỏi và bài tập củng cố : Hoạt động 2 : HDHS thực hành bài tập êChia lớp làm 3 nhóm. Mỗi nhóm làm một bài tập. ® Thảo luận theo nhóm. Một số trình bày vào bảng phụ, còn lại làm vào vở BTNV Trình bày ® NX 6 nhóm nhận xét, tổng kết Chốt lại ê HS trình bày vào bảng phụ. Lớp nhận xét, sửa chữa. (Nếu không đủ thời gian có thể cho về nhà làm tiếp) GV cho HS viết đoạn Cho H tham khảo đoạn văn: - Một buổi chiều cứ đi học về, vừa bước vào nhà là tôi lại thấy tiếng bé Minh reo lên: "A!...Chị chị về", Minh là em trai tôi đấy. - Một người luôn yêu thương em, luôn che chở cho em trong từng bước đi mà đồng thời em cũng kính trọng nhất. Đó chính là nội của em. - Hôm nay là thứ ba, lớp em có tiết kể chuyện. Ngay trong tiết học đó, cô Ngân trông thật là duyên dáng và đầy kính mến. II. Bài tập mẫu: 1/ Chọn chi tiết khi miêu tả a. Em bé: Mắt đen lóng lánh, môi đỏ chon chót (như son), hay cười toe toét, mũi tẹt, thỉnh thoảng thò lò sụt sịt, răng sún, nói ngọng, chưa sõi, tai vễnh và to... b. Cụ già: Mái tóc trắng phau, hoặc tóc bạc như mây trắng hoặc rụng lơ thơ;râu dài, da đồi mồi nhăn nheo, hoặc đỏ hồng hào; mắt vẫn tinh tường hoặc mắt lờ đơ đùn đục, tiếng nói trầm vang hoặc thều thào yếu ớt... c.Cô giáo giảng bài: Tiếng nói trong trẻo, dịu dàng sáng sủa., đôi mắt lấp lánh niềm vui, bàn tay nhịp nhàng viên phấn, chân bước chậm rãi từ trên bục xuống lối đi giữa lớp....cô như đang trò chuyện với nhà văn, với chúng em, với cả người trong sách... 2/ Dàn ý miêu tả em bé, Cụ già, Cô giáo giảng bài : + MB: Giới thiệu em bé (tên tuổi, quan hệ.) + TB: - Hình dáng: khuôn mặt, cái miệng, tóc, tay chân, nứơc da. - Cử chỉ - Đặc điểm nổi bật nhất 3/ Điền vào ngoặc: - Đỏ như: đồng tụ. à hoặc (đồng hun, một pho tượng, tôm hay cua luộc, mặt trời, người say rượu...) - Trông không khác gì: Tượng hai ông tướng Đá Rãi.à hoặc(thiên tướng võ, con gấu lớn, hộ pháp trong chùa, lê Phụng Hiểu, thần Sấm, pho tượng...) * Miêu tả ông Cản Ngũ đang chuẩn bị vào đấu vật. III- Bài tập vận dụng: Viết đoạn mở bài, kết bài, thân bài cho các bài tập 2 IV. Hướng dẫn HS tự học: - Nắm vững nội dung bài học; - Làm hoàn chỉnh bài tập. TUẦN 13(Tiết 25-26) Ngày soạn: Ngày dạy: Các thành phần chính của câu và Các kiểu câu trần thuật ; Các dấu câu – Luyện tập. I. Mục tiêu: - Bước đầu nhận biết và phân biệt các thành phần chính của câu và thành phần phụ và các kiểu câu trần thuật - Củng cố kiến thức về 2 thành phần CN - VN trong câu; và các kiểu câu trần thuật; về các câu sai chủ ngữ -vị ngữ; nắm vững công dụng của các dấu câu: Chấm, chấm hỏi, chấm than, phẩy. - Luyện tập rèn luyện kỹ năng phát hiện câu sai viết các câu văn đúng ngữ pháp;sử dụng dấu câu chính xác. - Luyện tập làm bài tập. II. Tiến trình: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức - GV cho HS hệ thống lại kiến thức ? Hãy nêu vai trò của thành phần chính và thành phần phụ? ? Nêu đặc điểm, cấu tạo của vị ngữ? ? Chức năng của chủ ngữ là gì? ? Câu trần thuật đơn là gì? Tác dụng? ? Nêu đặc điểm của câu trần thuật có từ là? ? Hãy nêu một số kiểu câu trần thuật đơn có từ là thường gặp? ?Nêu đặc điểm của kiểu câu trần thuật đơn không có từ là? ? Thế nào là câu miêu tả? Thế nào là câu tồn tại? ?So sánh đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là và câu trần thuật đơn không có từ là? ê Giống: đều là câu trần thuật đơn.(hay câu đơn) Câu trần thuật đơn có từ là: - CN + Từ phủ định + Động từ tình thái + là + VN Câu trần thuật đơn không có từ là : - CN + Từ phủ định + VN ? Nêu cách chữa câu thiếu chủ ngữ? ? Nêu cách chữa câu thiếu vị ngữ? ? Nêu cách chữa câu thiếu chủ ngữ lẫn vị ngữ? ? Nêu cách sữa câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu: ? Nêu công dụng của các dấu câu? Hoạt động 2 : HDHS thực hành bài tập *Học sinh làm bài tập trong SGK Điền vào chỗ trống CN – VN của câu : “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.” A – Chủ ngữ :......................................... B – Vị ngữ : ......................................... I- Nội dung kiến thức: A. Các thành phần chính của câu 1. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ: - Thành phần chính là những thành phần bắt buộc phải có mặt: CN, VN. - Thành phần phụ không bắt buộc có mặt: trạng ngữ. 2. Vị ngữ: - VN là thành phần chính của câu; -Kết hợp hợp với các phó từ: đã, sẽ, đang, sắp, từng, vừa, mới... - Trả lời cho câu hỏi làm gì? ,làm sao? là gì? như thế nào? - Thường là cụm động từ, cụm danh từ, cụm tính từ . - Một câu có thể có 1 hoặc nhiều VN 3. Chủ ngữ: - CN biểu thị những sự vật có hành động, trạng thái, đặc điểm nêu ở VN. - Trả lời cho câu hỏi con gì? cái gì? ai? - Thườnng là danh từ hoặc cụm danh từ, đại từ B. Câu trần thuật đơn: - là câu có một kết cấu c- v dùng để kể, tả, giới thiệu, nêu ý kiến nhận xét đánh giá. C. Câu trần thuật đơn có từ là: -VN: do từ là + danh từ hoặc từ là + động từ; từ là + tính từ. -Khi VN biểu thị ý phủ định nó kết hợp với cụm từ không phải, chưa phải. - Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là: -Câu giới thiệu. - Câu miêu tả. - Câu đánh giá. - Câu định nghĩa. D. Câu trần thuật đơn không có từ là: VN thường do động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ tạo thành. Khi VN biểu thị ý phủ định kết hợp với các từ phủ định không, chưa. Câu miêu tả :dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm của sự vật nêu ở CN.Có CN đứng trước VN Câu tồn tại : dùng để thông báo sự xuất hiện, tồn tại, tiêu biến của sự vật. Có VN đứng trước CN. E. Câu thiếu chủ ngữ Có 3 cách chữa + Thêm chủ nhữ + Biến một thành phần nào đó trong câu (thường là TN) thành chủ ngữ của câu +Biến chủ ngữ thành một cụm chủ vị cụm từ F. Câu thiếu vị ngữ : 3 cách +Thêm vị ngữ +Biến cụm từ đã cho thành một cụm chủ ngữ +Biến cụm từ đã cho thành một bộ phậm của vị ngữ 3.Chú ý +Khi chữa câu phải tìm hiểu rõ ý định của người nói, người viết từ đó đề xuất được cách chữa đúng +Không phải câu nào sai cũng có thể sửa theo 3 cách đã nêu phải tuỳ trường hợp cụ thể để chọn cách chữa thích hợp, nhanh nhất, đúng nhất. G. Câu thiếu chủ ngữ lẫn vị ngữ: thêm CN - VN H. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu: Tuỳ vào nội dung câu ta có thể sửa chữ: Sắp xếp lại trật tự cho đúng nghĩa. I. Dấu câu: - Dấu chấm câu TT - Dấu chấm hỏi câu nghi vấn - Dấu chấm than câu CK và câu cảm - Dấu phẩy: - Ngăn cách các từ ngữ có cùng chức vụ ngữ pháp - Ngăn cách thành phần phụ với CN - VN - Ngăn cách giữa các vế trong câu - Ngăn cách thành phần chú thích II- Bài tập mẫu: Bài tập 1. CN: Gậy tre, chông tre. VN: chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Bài tập 2: Trong những câu sau, câu nào là câu tồn tại? A – Chim hót líu lo. B – Những đoá hoa thi nhau khoe sắc. C – Trên đồng ruộng, những cánh cò bay lượn trắng phau. D - Trên đồng ruộng, trắng phau những cánh cò. Bài tập 3: Hãy chuyển những câu miêu tả sau sang câu tồn tại. A – Cuối vườn, những chiếc lá khô rơi lác đác. B – Xa xa, một hồi trống nổi lên. C – Trước nhà, những hàng cây xanh mát. D – Buổi sáng, mặt trời chiếu sáng lấp lánh. Bài tập 4: Đặt 3 câu có chủ ngữ là danh, động, tính(cụm danh, động, tính), có một chủ ngữ. Bài tập 5: Đặt 3 câu có chủ ngữ là danh, động, tính(cụm danh, động, tính), có hai chủ ngữ trở lên. Bài tập 6: Đặt 3 câu có vị ngữ là danh, động, tính(cụm danh, động, tính), có một vị ngữ. Bài tập 7: Đặt câu 3 có vị ngữ là danh, động, tính(cụm danh, động, tính), có hai vị ngữ trở lên. Bài tập 8: Đặt câu theo các kiểu sau: A – Câu định nghĩa: B – Câu giới thiệu : C – Câu miêu tả: D – Câu đánh giá: * Viết các câu vừa tìm được theo ý phủ định. Bài tập 9 . Đặt hai câu miêu tả và hai câu tồn tại sử dụng những từ sau làm VN : thấp thoáng, chạy tới. Bài tập 10: Chữa lỗi sai và sửa a) Qua truyện Thạch Sanh thấy Lí Thông là kẻ độc ác nham hiểm b) Những học sinh chăm ngoan học giỏi của lớp 6B trong học kỳ 1 vừa qua c) Quyến sách bố tôi mới mua hôm qua d) Qua văn bản " Vượt thác" cho ta thấy hình ảnh người lao động khoẻ mạnh, đầy bản lĩnh đã chinh phục thiên nhiên. Bài tập 11: Điền dấu chấm thích hợp vào đoạn văn Mưa đã ngớt trời rạng dần mấy con chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran mưa tạnh phía đông một mảng trời trong vắt mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh Bài tập 12: Dùng dấu phẩy đặt vào chỗ thích hợp. Cây đa cổ thụ cành lá rậm xùm xoà đang quằn lên vật xuống. Trời mỗi lúc một tối lại. Vũ trụ quay cuồng trong cơn mưa gió mãnh liệt. Những tia chớp xé rạch bầu trời đen kịt phát ra những tiếng nổ kinh thiên động địa. Bài tập 13: So sánh nhận xét cách dùng dấu phẩy trong các câu sau: a) Tôi có người bạn học ở Nam Định Tôi có người bạn, học ở Nam Định b) Đêm hôm qua, cầu gãy Đêm hôm, qua cầu gãy III- Bài tập vận dụng: Bài tập 1: Viết đoạn theo chủ đề.SGK/116 Bài tập 2: Viết đoạn.SGK/120 Bài tập 3: Viết đoạn văn miêu tả mẹ lúc đang chăm sóc em ốm. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, nêu cấu tạo của chủ ngữ, vị ngữ trong đoạn văn trên. IV. Củng cố và luyện tập: GV cho HS thực hành lần lược các bài tập V. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Làm hoàn chỉnh các bài tập.
Tài liệu đính kèm: