ÔN TẬP VỀ CÁC LOẠI TỪ.
A- Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố lại kiến thức về các loại từ : Từ đơn, từ phức, ( từ ghép, từ láy)từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
- Rèn kĩ năng sử dụng đúng các loại từ không nên quá lạm dụng, khi nói, khi viết cần chú ý các loại từ.
- Giáo dục học sinh ý thức học tập, vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
B- Phương tiện- Phương pháp:
1- Phương tiện:- GV: Sgk, stk, giáo án.
- HS: Sgk, vở ghi.
2- Phương pháp:- Phân tích tổng hợp, nêu vấn đề, qui nạp.
C- Tiến trình bài học:
1- Tổ chức: - 7A: 7C:
- 7B: 7D:
2- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:
3- Bài mới:
Hoạt động1: Khởi động: Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại toàn bộ kiến thức về các loại từ mà đã học từ chương trình lớp 6, lớp 7.
Tuần 1- Tiết 1, 2, 3. Soạn: 15- 12- 2007. Giảng: 16- 12- 2007. Ôn tập về các loại từ. A- Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh củng cố lại kiến thức về các loại từ : Từ đơn, từ phức, ( từ ghép, từ láy)từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. - Rèn kĩ năng sử dụng đúng các loại từ không nên quá lạm dụng, khi nói, khi viết cần chú ý các loại từ. - Giáo dục học sinh ý thức học tập, vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. B- Phương tiện- Phương pháp: 1- Phương tiện:- GV: Sgk, stk, giáo án. - HS: Sgk, vở ghi. 2- Phương pháp:- Phân tích tổng hợp, nêu vấn đề, qui nạp. C- Tiến trình bài học: 1- Tổ chức: - 7A: 7C: - 7B: 7D: 2- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: 3- Bài mới: Hoạt động1: Khởi động: Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại toàn bộ kiến thức về các loại từ mà đã học từ chương trình lớp 6, lớp 7. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ? Em hiểu thế nào là từ đơn? ? Các đơn vị được gọi là từ và tiếng có gì khác nhau? ? Khi nào 1 tiếng được gọi là 1 từ? ? Hãy xác định số lượng tiếng cảu mỗi từ và số lượng từ trong câu sau? ? Qua cách tìm hiểu em hãy cho biết thế nào là từ đơn? ? Từ như thế nào gọi là từ phức? ? Trong từ phức người ta phân làm mấy loại từ? Đó là những từ nào? ? Vậy, em hiểu thế nào là từ ghép? Có những loại từ ghép nào? ? Em hiểu từ ghép chính phụ là gì? ? Đâu là tiếng chính, đâu là tiếng phụ? ? Thế nào là từ ghép chính phụ? Nêu vd? ?Thế nào là từ láy? Có mấy loại từ láy? ? Vậy em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa? ? Nhắc lại khái niệm về từ trái nghiã? Nêu vd? ? Cho biết từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa có liên quan tới nhau không? I. Từ đơn: - Từ là đơn vị tạo nên câu. - Khác nhau về số tiếng. -Khi một tiếng có thể trực tiếp dùng để tạo nên câu. -> Vậy: Tiếng là đơn vị tạo nên từ. VD; Em đi xem vô tuyến truyền hình tại câu lạc bộ nhà máy giấy. - Từ 1 tiếng: em, đi, xem, tại, giấy. - Từ 2 tiếng: nhà máy. - Từ 3 tiếng: câu lạc bộ. - Từ 4 tiếng: vô tuyến truyền hình. -> Vậy: Từ đơn là từ chỉ có 1 tiếng. II. từ phức: - Từ gồm 2 tiếng hoặc nhiều tiếng gọi là từ phức. - Phân làm 2 loại từ: + Từ ghép. + Từ láy. +Từ ghép:- Là từ 2 tiếng và được chia làm hai loại( từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập) 1. Từ ghép chính phụ: - Là loại từ ghép có tiếng chính đứng trc tiếng phụ đứng sau. VD: Xe đạp- Trong đó xe là tiếng chính, đạp là tiếng phụ. 2. Từ ghép đẳng lập: Là từ ghép có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp. VD: Quần áo, nhà cửa, âu lo + Từ láy: Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. Từ láy là những từ phức có sự hoà phối về âm thanh. - Có 2 loại từ láy:+ Láy toàn bộ. + Láy bộ phận. III. Từ đồng nghĩa: 1. Khái niệm: - VD: Quả và trái-> đều chỉ bộ phận của cây do bầu nhuỵ hoa phát triển mà thành, nhưng từ quả là từ toàn dân, còn từ trái là từ địa phương. - Hi sinh và bỏ mạng: Đều chỉ chung cái chết, nhưng hi sinh là cái chết vì mục đích cao đẹp. Còn bỏ mạng là cái chết tầm thường, có ý nghĩa khinh bỉ. => Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, mmột từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. - Đồng nghĩa hoàn toàn. - Đồng nghĩa không hoàn toàn. IV. Từ trái nghĩa: 1. Khái niệm: - Là những từ có nghĩa trái ngược nhau, xét trên một cơ sở chung nào đó. -VD: Sáng> <tối. => Từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa có sự liên quan tới nhau, rõ ràng hiện tượng trái nghĩa mang tính chất hàng loạt. Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn học tập. 4. Củng cố: - Ôn toàn bộ kiến thức về loại từ? 5. Hướng dẫn học tập: D. Chỉnh lí bổ sung: -------------------* * *---------------------- Tuần 2- Tiết 4,5,6. Soạn: 22-12-2007. Giảng: 23- 12- 2007. Ôn lại kiến thức về văn miêu tả, (cách làm một bài văn miêu tả, lập dàn bài cho bài văn miêu tả, kiến thức về từ đồng âm.) A- Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh ôn lại toàn bộ kiến thức về kiểu bài văn miêu tả (cách làm một bài văn miêu tảvà cách lập dàn ý) vận dụng từ đồng âm khi viết văn. - Kỹ năng viết một bài văn miêu tả. - Giáo dục ý thức học sinh sử dụng tốt phương pháp viết bài. B- Phương tiện, phương pháp: 1. Phương tiện:- gv: sgk, sgv, stk. - hs: sgk, vở ghi. 2- Phương pháp: - Nêu vấn đề, thực hành, tích hợp. C- Tiến trình bài học: 1- Tổ chức: 7A: 7B: 7C: 7D: 2- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: 3- Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động: Hôm nay chúng ta ôn lại toàn bộ kiến thức về loại miêu tả, các loại từ đồng âm Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: Hoạt động của thầy ? Lượm được nhà thơ Tố Hữu miêu tả như thế nào? ? Về trang phục của Lượm được miêu tả như thế nào? ? Về dáng điệu của Lượm ra sao? ? Về cử chỉ, lời nói? ? Qua cách tìm hiểu bài tập em hiểu như thế nào là văn miêu tả? ? Nêu một số đoạn văn có sử dụng: quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả? ? Để viết được những đoạn văn miêu tả như trên người viết cần có năng lực gì? Nói về Kiều Phương (nhân vật trong truyện Bức Tranh của em gái tôi) em sẽ nhận xét như thế nào? ? Bài văn tả cảnh thường có bố cục như thế nào? Nội dung của từng phần? ? Nêu bố cục của bài văn tả người? Hãy lập dàn ý cho đề văn sau: “Miêu tả một người thân yêu, gần gũi nhất với em” ? Em hãy nhận xét về các từ đồng âm: Cau già, Trâu già, người già? ? Giải nghĩa các cặp từ: những đôi mắt sáng, thức đến sáng. Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong. Mỗi hình tròn có mấy đường kính. Giá đường kính đang hạ? ? Vậy em hiểu như thế nào là từ đồng âm? a) “Bà già di chợ Cầu Đông, Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng? Thầy bói gieo quẻ nói rằng: Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.” b) Tôi trở về quê Bác làng Sen Ôi hoa sen đẹp của bùn đen! ? Liệt kê một số từ gần âm: Phong thanh, phong phanh- Thiết tha, thướt tha? Hoạt động của trò I. Cách làm một bài văn miêu tả: 1- Khái niệm về văn miêu tả: a. Bài tập: - Hình ảnh chú bé liên lạc được hiện lên như thế nào qua sự miêu tả của tác giả trong 5 khổ thơ đầu bài “Lượm”? - Tố Hữu miêu tả rất sinh động về Lượm qua những chi tiết và hình ảnh sau. + Trang phục: “Cái sắc xinh xinh, ca lô đội lệch”. Là trang phục của chiến sĩ liên lạc thời kì chống thực dân Pháp, bởi Lượm cũng là một chiến sĩ thực thụ. Nhưng Lượm còn rất bé nên cái xắc mang bên mình chỉ nhỏ “xinh xinh”. Còn chiếc ca lô trên đầu đội lệch thì mang dáng vẻ rất nghịch nghợm, hồn nhiên. + Dáng điệu: Lượm còn nhỏ tuổi, tầm vóc có khi còn nhỏ bé hơn các chú bé cùng tuổi: chú bé loắt choắt. Nhưng Lượm là một chú bé nhanh nhẹn tháo vát (cái chân thoăn thoắt) và tinh nghịch (cái đầu nghênh nghênh) + Cử chỉ: Rất nhanh nhẹn (như con chim chích), hồn nhiên, yêu đời (huýt sáo, cười híp mí). + Lời nói: Tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc/Vui lắm chú à/ở đồn Mang Cá/Thích hơn ở nhà) b. Kết luận: Văn miêu tả là tả về người, vật, giúp người đọc hình dung được đặc điểm, tính chất của người và sự vật. 2- Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả: a. Bài tập: - Quan sát: + Dế Choắt gầy gò, ốm yếu + Phong cảnh vùng sông nước Cà Mau phong phú hùng vĩ. + Cây gạo vào xuân đầy sức sống. - Tưởng tượng: + Gầy gò, dài lêu nghêu, ngắn củn, bè bè, nặng nề, râu cụt, mặt ngẩn ngẩn ngơ ngơ. + Chằng chịt, chi chít, màu xanh, mênh mông. + Gọi đến bao nhiêu là chim. - So sánh: + như một gã nghiện thuốc phiện. + như người cởi trần mặc áo gilê. + như mạng nhện, như thác, như người bơi ếch giữa đầu sóng trắng, như hai dãy trường thành vô tận. + như một tháp đèn khổng lồ, hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. => Người viết cần có năng lực quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét. b. Bài tập: - Kiều Phương: Là một em bé gái hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội hoạ hiếm thấy. Em có tình cảm trong sáng và tấm lòng nhân hậu đáng quý (nhận xét). - Em hình dung Kiều Phương là một cô bé xinh xắn, dễ thương, tóc tết thành hai bím ngộ nghĩnh, mặt đầy vết nhọ của màu vẽ (tưởng tượng). - Phương trong bộ quần áo giản dị, đang cầm bút say sưa vẽ tranh./. II. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả: 1- Bố cục của bài văn tả cảnh: - Thường có 3 phần. a) Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả. b) Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự. c) Kết bài: Phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó. 2- Bố cục của bài văn tả người: a) Mở bài: Giới thiệu người được tả. b) Thân bài: Miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói ). c) Kết bài: Nhận xét hoặc cảm nghĩ về người được tả./. 3- Bài tập: a) Mở bài: - Giới thiệu người mình định tả. + Người đó là ai? + Người đó như thế nào? => Giới thiệu khái quát. b) Thân bài: - Về ngoại hình? - Trang phục? - Dáng điệu, cử chỉ? - Hành động, việc làm, lời nói? c) Kết bài: - Cảm tưởng, suy nghĩ của em, thương yêu cảm phục. III. Mở rộng vốn từ đồng âm: 1- Các từ đồng âm thường tạo thành từng cặp: - Nét nghĩa 1: Sự vật nói chung, phát triển đến giai đoạn cao hoặc giai đoạn cuối. Ví dụ: - Già làng: là người đứng đầu trong buôn làng. - Già giơ, già đời: là lọc lõi, khôn ngoan. - Sáng 1: tính chất của mắt, trái nghĩa với đục, mờ, tối. - Sáng 2: chỉ thời gian: phân biệt với trưa, chiều, tối. - Trong 1: chỉ vị trí, phân biệt với ngoài, giữa. - Trong 2: tính chất của mắt, trái nghĩa với đục, mờ, tối. - Đường kính: dây cung lớn nhất đi qua tâm của đường tròn. - Đường kính: sự vật, sản phẩm được chế biến từ mía, củ cải, dạng tinh thể trắng. => Là những từ pát âm giống nhau nhưng ý nghĩa khác nhau. 2. Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều ngh - Có một số trường hợp rất dễ nhầm lẫn giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. * Ví dụ: - Lợi có 2 nghĩa: + Nghĩa 1: chỉ tính chất trái nghĩa với hại. + Nghĩa 2: chỉ sự vật, nơi để răng mọc và tồn tại. - Sen 1: danh từ riêng, chỉ sự vật. - Sen 2: danh từ chung, chỉ sự vật. 3. Sửa lỗi dùng sai từ gần âm: - Tôi có nghe phong thanh chuyện đó. - Trời lạnh làm sao ăn mặc phong phanh thế? - Đó là nguyện vọng thiết tha của tôi. - Những tà áo dài thướt tha bên hồ. Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn học tập: 4- Củng cố: Hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả cảnh sinh hoạt lớp em có sử dụng từ đồng âm? 5- Hướng dẫn học tập: Ôn lại bài và chuẩn bị cho tiết sau. D- Chỉnh lí bổ sung: -----------------* * *------------------- Tuần 3- Tiết 7,8,9. Soạn: Giảng: ôn lại kiến thức về: đại từ, quan hệ từ.ôn tập về điệp ngữ, chơi chữ. Luyện tập về cách làm một bài văn biểu cảm A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS củng cố lại những kiến thức về đại từ, quan hệ từ. Kiến thức về điệp ... ện so sánh: dựng lên cao ngất + Từ so sánh: như. + Vế B(sự vật dùng để so sánh): búp trên cành, hai dãy trường thành vô tận. VD: “Những ngôi sao thức ngoài kia. Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” - Từ so sánh: Chẳng bằng-> so sánh hơn kém- tức là so sánh không ngang bằng. b. Kết luận: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Có 2 loại so sánh: So sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng. 2. Cách sử dụng nhân hoá trong văn bả a. Bài tập: “Con đỉa vắt qua mô đất chết Và người ngửa mặt ngóng trời cao” - “Núi cao bởi có đất ngồi Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu” - “Đường nở ngực những hàng dương liễu nhỏ- Đã lên xanh như tóc tuổi 15” -> Những sự vật ấy được gọi là nhân hoá. b. Kết luận: Là những sự vật, con vật được gán cho những thuộc tính, hành động, cảm nghĩ Của con người để biểu thị những suy nghĩ Tình cảm, tâm trạng của con người đựoc gọi là nhân hoá. 3. Cách sử dụng ẩn dụ trong văn bản. a. Bài tập: - “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” - “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” - “Thuyền về có nhớ bến trăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” -> ăn quả: Là sự hưởng thụ-> cách thức - Kẻ trồng cây: Là người lao động-> p/ch - mực: Chỉ cái xấu, (đen) - đèn: Chỉ cái tốt(sáng)-> phẩm chất - thuyền: người đi xa. - bến là ngưòi ở lại-> hình thức b. Kết luận: - ẩn dụ là gọi tên sự vật, hoạt động này bằng tên sự vật hoạt động khác có nét tương đồng. - Có 4 kiểu ẳn dụ: Hình thức, cách thức, phẩm chất, chuyển đổi cảm giác. III. Kĩ năng viết một bài văn biểu cảm 1. Yêu cầu chung: - 4 bước: + Tìm hiểu đề và tìm ý. + Lập dàn bài. + Viết bài. + Sửa bài. - Đề: Loài cây em yêu. 2. Tìm hiểu đề và tìm ý: a,Tìm hiểu đề: - Đối tượng biểu cảm: loài cây. - Tình cảm cần biểu hiện: Em yêu b,Tìm ý: VD: Em yêu cây tre vì cây tre thân thuộc gắn bó, gần gũi với làng quê Việt Nam. - Đặc điểm của cây tre: + Luôn luôn xanh tươi dù sống ở những nơi đất bạc màu, cằn cỗi, sỏi đá + Rễ tre siêng năng, cần mẫn tìm kiếm thức ăn để nuôi cây. + Cây tre sống thành bụi, thành luỹ vững chắc, mưa bão không quật gãy được. + Tre già thì măng mọc, tiếp tục sinh sôi nảy nở mãi mãi. - Tre giúp ích cho con người rất nhiều công việc khác nhau, xa xưa: Cối xay tre giúp con người xay thóc, giã gạo. Bong tre, bóng trúc mời đón chim về; những vật dụng trong gia đình được làm bằng tre: đũa, rổ rá, đòn gánh, gậy tre, chông tre chống lại xe tăng, đại bác của quân thù. - Tre gắn bó với tuổi thơ của em: Cùng các bạn ôn bài dưới bóng tre xanh, cùng các bạn đánh chuyền, đánh chắt bằng tre, bộ que tính đầu tiên bố vót bằng tre, thả con thuyền bằng lá trẽanh đến vùng mơ ước - Em yêu quí, tự hào về cây tre- Loài cây quen thuộc của quê hương. 3. Lập dàn ý: a. Mở bài: - Nêu loài cây em yêu: Cây tre. - Nêu lí do em thích loài cây đó: Vì nó gắn bó quen thuộc với làng quê Việt Nam b. Thân bài:- Đặc điểm của cây tre. - Cây tre trong cuộc sống con người. - Cây tre trong cuộc sống của em. c. Kết bài:- Nêu t/c của em đối với cây tre Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn học tập: 4- Củng cố: Yêu cầu HS viết một bài văn biểu cảm hoàn chỉnh? 5- Hướng dẫn học tập: Viết hoàn thiện bài văn. D- Chỉnh lí bổ sung: -----------------* * *------------------- Tuần 5- Tiết 13, 14, 15. Soạn: Giảng: Cách sử dụng từ ngữ trong một văn bản. luyện viết chính tả. Cách sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong một văn bản. A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS củng cố lại những kiến thức về các từ ngữ đã học để sử dụng trong một văn bản. Kiến thức về cách luyện viết chính tả. Đặc biệt kĩ năng sử dụng từ trái nghĩa trong một văn bản đối với mỗi HS. - Rèn lĩ năng vận dụng những kiến thức đã học vào để làm một bài văn cụ thể. - Giáo dục HS biết sử dụng các kiến thức đã học vào làm bài tập hoàn chỉnh. B. Phương tiện, phương pháp: 1. Phương tiện: GV: SGK, STK, giáo án, bảng phụ. HS: Vở ghi, đồ dùng học tập. 2. Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm. C. Tiến trình bài học: C- Tiến trình bài học: 1- Tổ chức: 7A: 7B: 7C: 7D: 2- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: 3- Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động: Hôm nay chúng ta ôn lại toàn bộ kiến thức về cách Sử dụng từ ngữ, về cách luyện viết chính tả và sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Yêu cầu học sinh viết một đoạn văn có sử dụng từ láy, từ ghép. ? Học sinh trình bày, nhận xét. ? Giáo viên chốt. ? Giáo viên đưa ra những y/c chung. ? Gioá viên đọc cho hS chép ? Học sinh viết đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa I. Cách sử dụng từ ngữ trong văn bản 1 Bài tập: - Học sinh viết đoạn văn có sử dụng từ láy Từ ghép với chủ đề tự chọn. - Học sinh trình bày, nhận xét. - Giáo viên chốt. - Sửa chữa đưa ra một số lỗi. 2. Nhận xét chung: - Giáo viên nhận xét về cách viết của HS II. Luyện viết chính tả: - Giáo viên đọc một đoạn văn nào đó cho học sinh chép, sau đó soát lỗi - Cho học sinh nhận xét lỗi III. Cách sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong một văn bản: - Yêu cầu học sinh viết đoạn văn trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. - Sau khi viết xong học sinh có thể trình bày trước lớp- học sinh nhận xét. - Giáo viên sửa chữa lỗi Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn học tập: 4- Củng cố: - Yêu cầu HS viết một đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái ng? 5- Hướng dẫn học tập: - Về nhà luyện viết chính tả. D- Chỉnh lí bổ sung: -----------------* * *------------------- Tuần 6- Tiết 16, 17,18. Soạn: Giảng: Phân biệt các loại văn (tự sự – miêu tả - biểu cảm) Ôn tập về cách sử dụng từ địa phương, từ toàn dân Cách làm một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS củng cố lại những kiến thức về các loại văn (tự sự, miêu tả, biểu cảm) để thấy được sự khác nhau giữa chúng. Cách sử dụng từ địa phương, từ toàn dân. Đặc biệt là hướng dẫn học sinh làm một bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. - Rèn lĩ năng vận dụng những kiến thức đã học vào để làm một bài văn cụ thể. - Giáo dục HS biết sử dụng các kiến thức đã học vào làm bài văn biểu cảm. B. Phương tiện, phương pháp: 1. Phương tiện: GV: SGK, STK, giáo án. HS: Vở ghi, đồ dùng học tập. 2. Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm. C. Tiến trình bài học: C- Tiến trình bài học: 1- Tổ chức: 7A: 7B: 7C: 7D: 2- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: 3- Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động: Hôm nay chúng ta ôn lại toàn bộ kiến thức về các Loại văn tự sự, miêu tả, biểu cảm. Cách sử dụng từ toàn dân, từ địa phương Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò ? Văn tự sự yêu cầu chúng ta điều gì? ? Nêu yêu cầu của văn miêu tả? ? Em hiểu như thế nào là văn biểu cảm? ? Trong văn biểu cảm, có yếu tố tự sự, miêu tả. Vậy, tại sao chúng ta không gọi là văn tự sự, miêu tả tổng hợp? Giáo viên chốt lại. ? Kể tên một số từ địa phương và từ toàn dân mà em biết? ? Nhắc lại bài văn biểu cảm theo mấy bước ? ? Đề bài yêu cầu chúng ta điều gì? ? Bố cục của bài văn gồm mấy phần? ? Phần mở bài yêu cầu vấn đề gì? ? Xác định nội dung chính của phần thân bài, gồm những nội dung nào? ? Phần kết bài cần phải lamg sao? Yêu cầu HS có thể viết theo từng đoạn Khi viết xong cần sửa lỗi. I. Phân biệt văn tự sự, miêu tả, biểu cả. 1. Văn tự sự: - Yêu cầu kể lại một sự việc, một câu chu có đầu có đuôi, có nguyên nhân, diễn biế kết quả, nhằm tái hiện nhưg sự kiện hoặc kỉ niệm trong kí ức để người nghe, người đọc có thể hiểu, nhớ và kể lại được. 2. Văn miêu tả: - Yêu cầu tái hiện đối tượng (người, vật, cảnh vật) nhằm dựng một chân dung đầy đủ, chi tiết, sinh động về đối tượng để người đọc, người nghe có thể hình dung được rõ ràng về đối tượng ấy. 3. Văn biểu cảm: - Là kiểu văn bản bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của con người đối với thiên nhiên và cuộc sống. - Trong văn biểu cảm: Tự sự và miêu tả chỉ là phương tiện để người viết thể hiện thái độ, tình cảm và sự đánh giá. + Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm có vai trò như cái cớ, cái giá đỡ, cái nền cho cảm xúc. Do đó nó thường không kể, khg tả, không thuật đầy đủ như khi nó có tư cách là một kiểu văn bản độc lập. -> Vậy: Không nên tuyệt đối hoá ranh giới giữa 3 kiểu văn bản một cách máy móc, nhưng cũng rất cần phân biệt một cách tương đối: + Tự sự: Là tái hiện sự kiện. + Miêu tả: Là dựng chân dung đối tượng. + Biểu cảm: Là mượn tự sự và mượn miêu tả để bộc lộ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của người viết. II. Cách sử dụng từ địa phương, từ toàn dân: 1. Từ địa phương: - Đối với các tỉnh miền Nam: + Trái, má, chén ăn cơm, trái lê ki ma Heo, ba, mãng cầu - Đối với các tỉnh miền Bắc: + Quả, bầm, bát ăn cơm, quả trứng gà, lợn, bố, quả na. 2. Từ toàn dân: - Bố, mẹ III. Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học: Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài “rằm tháng giêng” 1. Tìm hiểu đề và tìm ý: - Cảm nghĩ về bài “Rằm tháng giêng” - Cảnh đêm rằm vào mùa xuân, hình nảh con người trong đêm mùa xuân. 2. Lập dàn ý: a. Mở bài: - Nêu hoàn cảnh đọc bài thơ, cảm nhận chung về bài thơ. b. Thân bài: - Nêu cảm xúc, suy nghĩ từ hình ảnh, ngôn từ, nội dung, tư tưởng của bài thơ. - Cảnh đêm rằm-> liên tưởng cảnh trăng - Hình ảnh đêm rằm mùa xuân trong v/b - Hình ảnh con người trong đêm mùa x c. Kết bài: - ấn tượng chung của bản thân về bài thơ. 3. Viết bài: Yêu cầu học sinh viết bài. 4. Sửa chữa lỗi: Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn học tập: 4- Củng cố: - Yêu cầu HS viết một đoạn văn? 5- Hướng dẫn học tập: - Về nhà viết bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học hoàn chỉnh. D- Chỉnh lí bổ sung: -----------------* * *------------------- Tuần 7 – Tiết 19, 20, 21. Soạn: Giảng: Ôn tập về ca dao, dân ca Kiểu bài văn nghị luận- Ôn lại các bài thơ hiện đại A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS củng cố lại những kiến thức về ca dao, dân ca, kiểu bài văn nghi luận. Đặc biệt ôn lại về các bài thơ hiện đại . - Rèn lĩ năng vận dụng những kiến thức đã học vào để làm một số các bài tập. - Giáo dục HS biết sử dụng các kiến thức đã học vào làm bài văn nghi luận. B. Phương tiện, phương pháp: 1. Phương tiện: GV: SGK, STK, giáo án. HS: Vở ghi, đồ dùng học tập. 2. Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm. C. Tiến trình bài học: 1- Tổ chức: 7A: 7B: 7C: 7D: 2- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: 3- Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động: Hôm nay chúng ta ôn lại toàn bộ kiến thức về các
Tài liệu đính kèm: