I. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN MIÊU TẢ
1. Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh. làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
2. Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả:
- Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.
- Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt tronmg tương quan các sự vật xung quanh.
- Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.
II. CÁC DẠNG VĂN MIÊU TẢ Ở LỚP 6
ở tiểu học, các em đã làm quen với văn bản miêu tả, lớp 6 học nâng cao hơn nên đòi hỏi các em có kĩ năng miêu tả tinh tế trong từng dạng bài. Cụ thể như sau:
1. Tả cảnh
* Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh.
* Yêu cầu tả cảnh:
- Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?
- Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
- Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
* Bố cục bài văn tả cảnh:
- Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
- Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp sau:
+ Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngược lại)
+ Không gian từ trên xuống dưới. (hoặc ngược lại)
- Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
2. Tả người
* Tả người là gợi tả về các nét ngoại hình, tư thế, tính cách, hành động, lời nói. của nhân vật được miêu tả.
* Phân biệt đối tượng miêu tả theo yêu cầu:
- Tả chân dung nhân vật (cần tả nhiều về ngoại hình, tính nết.)
- Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chi tiết thể hiện cử chỉ, trạng thái cảm xúc)
* Cách miêu tả:
- Mở bài: Giới thiệu người được tả (chú ý đến mối quan hệ của người viết với nhân vật được tả, tên, giới tính và ấn tượng chung về người đó)
- Thân bài:
+ Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp.
+ tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói. (chú ý tả người trong công việc cần quan sát tinh tế vào các động tác của từng bộ: khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt.).
Phần hai văn miêu tả - tả cảnh - tả người I. đặc điểm của văn miêu tả 1. Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh.... làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. 2. Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả: - Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật. - Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt tronmg tương quan các sự vật xung quanh. - Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả. II. Các dạng văn miêu tả ở lớp 6 ở tiểu học, các em đã làm quen với văn bản miêu tả, lớp 6 học nâng cao hơn nên đòi hỏi các em có kĩ năng miêu tả tinh tế trong từng dạng bài. Cụ thể như sau: 1. Tả cảnh * Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh. * Yêu cầu tả cảnh: - Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào? - Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu. - Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự. * Bố cục bài văn tả cảnh: - Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả. - Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp sau: + Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại) + Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngược lại) + Không gian từ trên xuống dưới. (hoặc ngược lại) - Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó. 2. Tả người * Tả người là gợi tả về các nét ngoại hình, tư thế, tính cách, hành động, lời nói.... của nhân vật được miêu tả. * Phân biệt đối tượng miêu tả theo yêu cầu: - Tả chân dung nhân vật (cần tả nhiều về ngoại hình, tính nết...) - Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chi tiết thể hiện cử chỉ, trạng thái cảm xúc) * Cách miêu tả: - Mở bài: Giới thiệu người được tả (chú ý đến mối quan hệ của người viết với nhân vật được tả, tên, giới tính và ấn tượng chung về người đó) - Thân bài: + Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp.. + tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói... (chú ý tả người trong công việc cần quan sát tinh tế vào các động tác của từng bộ: khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt...). Ví dụ: Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. (Võ Quảng) + Thông qua tả để khơi gợi tính cách nhân vật: qua tả các chi tiết người đọc có thể cảm nhận được tính cách của đối tượng và thái độ của người miêu tả đối với đối tượng đó. - Kết bài: Nhận xét hoặck nêu cảm nghĩ của người viết về người được miêu tả. 3. Miêu tả sáng tạo * Đối tượng miêu tả thường xuất hiện trong hình dung tưởng tượng có bắt nguồn từ một cơ sở thực tế nào đó. * Đối tượng: Người hay cảnh vật. * Yêu cầu khi miêu tả: - Tả cảnh phải bám vào một số nét thực của đời sống. Ví dụ khi tả một phiên chợ trong tưởng tượng của em cần dựa trên những đặc điểm thường xảy ra của cảnh đó làm cơ sở tưởng tượng như: không khí của cảnh, số lượng người với những lứa tuổi tầng lớp nào? chợ diễn ra ở địa điểm nào? Thời tiết khí hậu ra sao?....Những cơ sở đó là thực tế để tưởng tượng theo ý định của mình. - Tả người trong tưởng tưởng: nhân vật thường là những người có đặc điểm khác biệt với người thường như các nhân vật ông Tiên, ông Bụt trong cổ tích hay một người anh hùng trong truyền thuyết....Cần dựa vào đặc điểm có tính bản chất để tưởng tượng những nét ngoại hình cho phù hợp, tạo sự hấp dẫn Lưu ý: Dù miêu tả theo cách nào và đối tượng nào cũng cần chú ý vận dụng ví von so sánh để bài văn miêu tả cói nét độc đáo mang tính cá nhân rõ. III. cách làm một bài văn miêu tả 1. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất. Muốn làm văn tả cảnh, người viết cần phải: - Xác định được đối tượng miêu tả; - Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu; - Trình bày những điểm quan sát được theo một thứ tự. 2. Bố cục của một bài văn tả cảnh thường có ba phần: - Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả; - Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự; - Kết bài: Thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật miêu tả. 3. Cần chú ý chi tiết khi miêu tả. Ví dụ: a) Về cảnh mùa đông, có thể nên những đặc điểm - Bầu trời âm u, nhiều mây. - Gió lạnh, có thể có mưa phùn. - Cây cối rụng lá chờ cành. - Chim tróc bay đi tránh rét. - Trong nhà, người ta đốt lửa sưởi. b) Về khuôn mặt mẹ có thể chú ý tới các đặc điểm - Hình dáng khuôn mặt (tròn, trái xoan...). - Vầng trán. - Tóc ôm khuôn mặt hai được búi lên? - Đôi mắt, miệng. - Nước da, vẻ hiền hậu, tươi tắn... c) Tả một em bé chừng 4 - 5 tuổi: - Mắt đen tròn ngây thơ; - Môi đỏ như son; - Chân tay mũm mĩm; - Miệng cười toe toét; - Nước da trắng mịn; - Nói chưa sõi... d) Tả một cụ già: -Tóc trắng da mồi; - Cặp mắt tinh anh; - Dáng vẻ chậm chạp hoặ nhanh nhẹn; - Giọng nói trầm ấm... - Cô giáo đang say sưa giảng bài trên lớp: giọng nói trong trẻo, cử chỉ âu yếm ân cần, đôi mắt lấp lánh khích lệ... 4. Cần chú ý thứ tự khi miêu tả. Ví dụ: a) Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn: - Có thể theo thời gian: Trống vào lớp. Cô giáo (thầy giáo) cho chép đề. Các bạn bắt tay vào làm bài. Kết thúc buổi làm bài, thu, nộp bài cho thầy, cô. - Có thể theo không gian: Bên ngoài lớp. Trên bảng, cô (thầy) ngồi trên bàn giáo viên. Các bạn trong lớp bắt tay vào làm bài. Không khí cả lớp và tinh thần thái độ làm bài của bạn ngồi cạnh người viết (hay chính bản thân người viết). b) Tả sân trường giờ ra chơi: - Miêu tả theo không gian: + Từ xa tới gần. + Miêu tả theo thời gian trước, trong và sau khi ra chơi. Cũng có thể có một cách thứ ba là kết hợp cả không gian và thời gian (Cách này khó và phức tạp hơn). Trước hết, em hay chọn trật tự miêu tả. Sau đó chọn cảnh sân trường giờ ra chơi để viết thành đoạn văn. - Miêu tả theo thứ tự thời gian: + Sân trường vắng lặng trong giờ học. + Hiệu lệnh trống ra chơi, mọi người ùa ra. + Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, đá bóng, có tốp chỉ đứng xem, hoặc tranh cãi nhau về điều gì đó. + Có thể tả màu sắc quần áo, những tiếng cường nói, hò reo và một vài bạn chơi tích cực nhất. IV. một số đề và dàn bài Đề 1. Miêu tả cô giáo đang say sưa giảng bài trên lớp. - Mở bài: Giới thiệu khung cảnh lớp học, tên cô giáo hoặc tên môn học. - Thân bài: Miêu tả những nét tiêu biểu về cử chỉ, hình dáng, điệu bộ, biểu hiện sư phạm của cô giáo... gắn với diễn biến của bài học hoặc giờ học. - Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cô giáo qua giờ học đó. Đề 2. Em hãy tả dòng sông mùa lũ. *Yêu cầu - Kiểu bài: văn miêu tả. - Nội dung: Có thể tả từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể. Dòng sông trong mùa lũ như thế nào? Nước dâng cao ra sao, có màu gì? Tả cảnh hai bên bờ sông, cảnh những con thuyền vất vả vượt lên trên dòng nước lũ... - Hình thức: Lời văn trong sáng, giàu cảm xúc. Đề 3. Hãy miêu tả lại cô giáo lúc đang say sưa giảng bài. *Yêu cầu - Kiểu bài: Văn tả người. - Nội dung: Miêu tả qua dáng vóc, cách ăn mặc... đặc biệt là những chi tiết liên quan đến tính cách, phẩm chất... của cô. - Khi tả cô giáo đang giảng bài, cần chú ý các chi tiết: giọng điệu, cử chỉ, nội dung bài được cô thể hiện như thế nào? Bài giảng của cô tác động như thế nào đối với người nghe? - Cô có ý nghĩa với tuổi thơ của người viết như thế nào? - Hình thức: Lời văn giàu cảm xúc, thể hiện tình cảm trân trọng gần gũi, thân thương đối với cô giáo. Đề 4. Hãy miêu tả ngôi nhà em ở. *Yêu cầu - Kiểu bài: tả sự vật. - Nội dung: tả ngôi nhà. Nhưng đó không phải là ngôi nhà bình thường mà là "ngôi nhà em đang ở", tức là giữa chủ thể và đối tượng đã xác lập được quan hệ đặc biệt gần gũi, do đó dễ khơi gợi cảm xúc. - Hình thức: Khi tả phải kết hợp giữa tả sự vật và tả tâm trạng để làm nổi bật hình ảnh ngôi nhà với nghĩa "tổ ấm". Đề 5. Em hãy miêu tả quang cảnh tưng bừng nơi em ở vào một ngày đầu xuân mới. *Yêu cầu - Kiểu bài: Tả cảnh. - Nội dung: + Kết hợp miêu tả cảnh thiên nhiên với cảnh sinh hoạt nhộn nhịp vào một ngày xuân. + Tái hiện được những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân: hàng cây, hoa lá, cờ, khẩu hiệu, hương vị Tết với bánh chưng, mùi hương trầm, đào, quất...; tâm trạng, nét mặt hồ hởi, vui tươi, nhộn nhịp của mọi người. + Cảm nghĩ của em về quang cảnh ấy. - Hình thức: Tả xen bộc lộ cảm xúc. Đề 6. Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể phong cảnh nơi em nghỉ mát hoặc cánh động hay rừng núi quê em). *Yêu cầu - Kiểu bài: văn tả cảnh. - Nội dung: tả một cảnh đẹp trong mùa hè, có thể là cảnh đẹp của quê hương em hoặc nơi em đến tham quan, nghỉ mát như: đêm trăng, cánh đồng, dòng sông, bãi biển, rừng núi.v.v.. Người viết phải chọn lọc được các chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh. Cần kết hợp quan sát với tưởng tượng, so sánh, thể hiện được cảm xúc với cảnh, tình yêu với thiên nhiên đất nước. - Hình thức: Lời văn phải có hình ảnh, cảm xúc, sử dụng các biện pháp tu từ một cách sinh động. Đề 7. Từ bài văn Lao xao của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời. *Yêu cầu - Kiểu bài: văn tả cảnh. - Nội dung cụ thể: tả khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời. Trong bài, người viết phải thể hiện được các chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật được: - Cảnh vật bao quát của khu vườn (hình khối, màu sắc). - Tả một số cây tiêu biểu, tạo nên ấn tượng riêng về khu vườn. - Tả khung cảnh thiên nhiên để thấy khu vườn đẹp hoặc thân thiết như thế nào (nắng, gió, màu sắc của cây, của lá, của hoa,). Cần kết hợp quan sát với tưởng tượng, so sánh, thể hiện được cảm xúc của người viết đối với cảnh vật của khu vườn. - Hình thức: Lời văn phải có hình ảnh, cảm xúc, sử dụng các biện pháp tu từ một cách sinh động. Phần ba một số bài viết tham khảo *Đề bài: Trong vai Lạc Long Quân, hãy kể lại câu chuyện Con Rồng cháu Tiên. *Bài viết Thuở ấy, đã lâu lắm rồi, có lẽ đến hơn 4000 năm về trước, lúc đất nước ta vẫn còn hoang sơ lắm. Trên đất chủ yếu là núi đồi, cỏ cây hoa lá chứ chưa có con người đông đúc như bây giờ. Trên trời, dưới nước, mỗi vùng đất đều do các vị thần tiên cai quản, trông nom. Là con trai của thần Long Nữ, vị thần được thần trời giao cho cai quản vùng sông nước Lạc Việt, cha mẹ đặt tên cho ta là Lạc Long Quân. Được cha mẹ chỉ dạy đủ điều từ thủa ấu thơ, lại thêm sức lực vốn có của giống rồng, ta đã luyện được rất nhiều phép lạ. Thủa ấy, khi ta còn trẻ, ta th ... n. Để chúng tôi hiểu rõ ý nghĩa của câu chuyện, trong lúc giảng bài cô luôn lấy những ví dụ trong lịch sử nhất là qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Cô nói rằng chính tinh thần đoàn kết đã giúp chúng ta chiến thắng được mọi kẻ thù. Và tôi chợt hiểu lớp 6C này cũng chính là một ngôi nhà nhỏ, tôi bỗng thấy gần gũi với các bạn hơn. Càng về cuối giờ bài học càng giúp cho tôi hiểu sâu sắc hơn những gì cô giảng. Mải nghe cô giảng có bạn còn quên cả chép bài, có bạn còn cứ ngồi chờ cô đọc cho chép, hiểu được cách học của chúng tôi còn xa lạ với cách học của cấp hai, cô đã ngừng giảng một lát và nói sơ qua về cách ghi chép bài ở cấp 2. Lời cô nói rất chân tình, cô còn chỉ cho tôi bí quyết học văn sao cho giỏi. Buổi học hôm đó kết thúc trong sự tiếc nuối, nhiều bạn chẳng muốn rời khỏi lớp vì muốn được nghe cô nói chuyện thêm. Giờ giảng của cô thật sự ấn tượng và để lại trong tôi những suy nghĩ về tinh thần đoàn kết. Trước tấm lòng nhiệt tình và yêu thương của cô chúng tôi thầm hứa sẽ học thật tốt để nụ cười của cô luôn nở trên môi. Và tôi rất mong đến giờ giảng văn của cô, bởi giờ giảng của rất cuốn hút, đem lại cho chúng tôi những bài học quý giá về tình thương yêu, về cuộc sống. *Đề bài: Tả lại không khí buổi trao đổi kinh nghiệm học tập ở lớp em. *Bài viết Giờ đây cả lớp em phải cảm ơn cô chủ nhiệm, cảm ơn bạn Hoàng, Yến Linh và Tuấn Anh nhiều lắm. Bốn người đã thắp sáng trở lại cho lớp em niềm tự tin và những ước mơ trong học tập. Mọi chuyện bắt đâù tư hơn một tháng trước đây khi không khí học tập của lớp em tự nhiên trầm hẳn. Thế rồi tất cả đã đổi thay từ hôm trao đổi kinh nghiệm học tập ngày hôm ấy. Không hiểu lý do tại sao từ hơn một tháng trước đây, phong trào học tập của lớp em tự nhiên xuống dốc nhanh chóng. Cô chủ nhiệm và các bạn trong lớp đều cảm thấy rất buồn lòng nhưng còn chưa biết nên giải quyết ra sao. Trong lúc cả lớp gần như chìm hẳn thì may thay còn có Tuấn Anh, Hoàng với Yến Linh - ba cây tiếng Anh, Toán và Văn của lớp. Sau một tuần tìm hiểu kỹ nguyên nhân, cô chủ nhiệm lớp em kết luận: lớp đang thiếu một phương pháp học tập phù hợp và khoa học. Thế là cô quyết định: giờ sinh hoạt cuối tuần sẽ chuyển thành buổi toạ đàm học tập. Phải công nhận, từ khi lên học ở cấp hai, chúng em thấy cả phương pháp và hình thức học tập đều thay đổi rất nhiều. Chính vì thế mà có nhiều bạn vô cùng lúng túng và đó là nguyên nhân khiến nhiều bạn trong chúng ta học hành sút kém. Hôm ấy bao băn khoăn thắc mắc trong lòng được chúng em giã bày hết cả. Cô giáo chủ nhiệm đã tận tình trả lời chi tiết từng câu hỏi khiến chúng em cảm thấy rất vui lòng. Nhưng có lẽ điều bổ ích nhất trong ngày hôm ấy là chúng em đã được nghe những kinh nghiệm học tập rất thực tế của Hoàng, Yến Linh và Tuấn Anh. Hoàng sôi nổi cho biết: "Các bạn muốn học tốt các môn tự nhiên nhất là môn Toán thì phải cố gắng rèn cho mình một thói quen làm việc nghiêm túc với một tư duy khoa học. Hãy hoàn thành, ít nhất là những bài tập đã được thầy giao đừng bao giờ ngại khó cả. Bài khó, các bạn hãy chủ động hỏi bạn bè, thầy cô. Nếu ngại thì không bao giờ các bạn thành công". Tiếp theo lúc ấy, Yến Linh lại cho chúng tôi những kinh nghiệm về học văn và các môn xã hội, những mẹo vặt trong việc học thuộc lòng lập ý, viết văn... Tựu trung lại để học tốt các bạn phải chú ý đọc kỹ, đọc nhiều, đọc rộng. Đọc không phải chỉ để hiểu bài học của chúng ta mà đọc còn giúp chúng ta học được cách viết văn của họ. Đọc để mở rộng vốn từ, để *Bài viết của chúng ta phong phú và sinh động hơn lên. Muốn học tốt văn hãy bắt đầu từ việc viết ngắn nhưng phải đúng và đặc biệt không bao giờ được ẩu. Bạn nào có tính ẩu, rất khó có thể học được văn hay. Yến Linh nói đến đây nhiều bạn mới giật mình trong đó có cả tôi. Ngay quyển vở ghi văn, mặc dù mẹ vẫn thường xuyên nhắc nhở mà có lúc nét chữ của tôi còn nguệch ngoạc. Bài phát biểu cuối cùng là của Tuấn Anh, một cây Tiếng Anh của lớp. Thú thực để học tốt môn ngoại ngữ Tuấn Anh nói, các bạn cần nhất là sự tự tin và chăm chỉ. Tâm lý ngại học tiếng nước ngoài khiến nhiều bạn chưa ra trận đã đầu hàng. Còn nữa vốn từ của các bạn không thường xuyên được bổ sung. Vì ngay phần từ vựng cô cho trên lớp, chúng ta cũng không tự tập viết thường xuyên. Ngữ pháp tiếng Anh dù dễ hơn tiếng Việt nhưng nếu không chú ý, các bạn cũng rất dễ bị nhầm. Nhiều bạn học tiếng Anh mà cứ ngỡ như mình đang ghép câu tiếng Việt... Buổi trao đổi hôm đó kết thúc vào lúc quá trưa nhưng chúng em chẳng ai thấy đói và mệt cả bởi ai cũng được cởi mở về mặt tinh thần. Quả đúng như lời cô chủ nhiệm: "Để học tốt ai cũng phàỉ đi từ những phương pháp nhất là phương pháp phù hợp với mình". Và điều chúng em mừng nhất là ngay sau đó không lâu, lớp em đã trở lại tốp đầu trong phong trào học tập của trường. *Đề bài: Tả lại một buổi lao động của trường em. *Bài viết Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người". Lời căn dặn của Bác đến tận ngày nay vẫn được các thế hệ con cháu nối tiếp noi theo. Trường của em là một ngôi trường mới, mọc lên trên một nền đất rộng. Ngôi nhà ba tầng đẹp đẽ nhưng lại chưa có cây xanh. Chính vì thế mà mùa xuân trước, trường em đã tổ chức một buổi lao động trồng cây nhằm tạo cảnh quan xanh sạch đẹp cho trường. Buổi lao động đầy ý nguĩa với khí thế vui tươi đã để lại trong em một ấn tượng khó phai. Theo kế hoạch của nhà trường, mỗi lớp chúng em được giao trách nhiệm trồng và chăm sóc một chục cây xanh. Bồn cây của lớp nào đẹp và xanh tốt nhất sau một năm sẽ được nhà trường khen tặng và gắn biển đề kỷ niệm. Lớp em hưởng ứng ngày tết trồng cây hào hứng, sôi nổi vô cùng. Bạn Hoài Anh vui vẻ đừng lên xin phép cô chủ nhiệm rồi phân công nhiệm vụ cho từng tổ, tổ lại phân công đến các bạn đội viên. Bạn thì xin được mang cây, bạn mang dụng cụ, người thì mang bình tưới nước, bạn mang phân bón.. Sáng hôm nhà trường tổ chức lễ ra quân, lớp em cùng hơn hai mươi lớp khác xếp hàng thẳng tắp nghe thầy hiệu trưởng nói về ý nghĩa của việc trồng cây. Sau khi nhận nhiệm vụ, chúng em toả đi những khu vực được giao. Hoài Anh nhanh nhảu, nhiệt tình và gương mẫi ra tay trước. Bạn cuốc liền một mạch để tạo khuôn hình cho hố cây thứ nhất. Thế là, cứ như vậy, cả lớp chia nhau cuốc đủ mười hố trồng cây. vừa cuốc đất, các bạn nam vừa vui vẻ trêu nhau. Có bạn còn cao hứng đọc bài ca vỡ đất. Đến lượt các bạn nữ nhanh tay tra phân bón lót cho cây. Các bạn chu đáo thật. Trước đó một ngày các bạn còn cử nhau đi hỏi cô giáo dạy sinh để chọn lượng phân vừa đủ tránh cho cây khỏi chết. Khâu chuẩn bị đã xong, bọn lớp trường mời cô chủ nhiệm đặt trồng cây trước nhất. Cô chọn một cây bàng rất nhỏ, đặt xuống hố cây rồi nói: - Hôm nay cô trò mình trồng cây bàng này, có lẽ phải đến lúc các em đã ra trường nó mới cho tán được. Lúc ấy, trong những ngày hè, thế hệ sau của các em sẽ được hưởng những tán bàng mát rượi. Các em biết không. Đó chính là cái lợi ích mười năm mà ngày xưa Bác kính yêu của chúng ta đã dạy. Rồi cô vón đất thật nhỏ, vun vào gốc cây. Chẳng mấy chốc, hàng cây của lớp em đã được trồng xong. Một hàng dài đủ loại, bàng, sấu, bằng lăng, hoa sữa,... các gốc cây được tưới nước cẩn thận cho đủ ngấm rồi các bạn mới ra về. Trong lòng các bạn hôm ấy ai cũng vui tươi phấn khởi. Mới đó mà một năm học đã đi qua. Hàng cây lớp em trồng đã tốt và xanh mướt. Lớp em cũng rất tự hào khi được nhà trường chọn một cây hoa sữa để gắn biển đề kỷ niệm. Thời gian vẫn trôi qua, hàng cây trước lớp đã trở thành một kỷ niệm không phai đối với mỗi bạn lớp em. Bây giờ chúng em đã hiểu rõ hơn lời dạy của Bác ngày xưa có ý nghĩa biết nhường nào. *Đề bài: Viết thư cho bạn, tả lại cảnh đẹp của trường em. *Bài viết Hùng thân mến! Dạo này cậu có khoẻ không? Mình nhớ từ lần về quê ấy đến giờ có lẽ cũng đã đến một năm. Chắc cả cậu và quê mình đổi thay nhiều lắm. Cậu cho tớ gửi lời hỏi thăm tới tụi bạn cùng quê mình nhé. Hùng à! Tụi mình vừa mới chuyển ra trường mới đây. Ngôi trường cũ đã bị phá rồi. Trường mới đẹp và trang trọng lắm. Trường mới của chúng mình được xây trên một khu đất rộng gần quốc lộ. Trường gồm hai khu chính: khu lớp học và khu hiệu bộ, chưa kể khu nhà xe và khu tập thể của cán bộ giáo viên. Nhà hiệu bộ với các phòng bạn được thiết kế hiện đại và sang trọng, có phòng vi tính, phòng thí nghiệm và thư viện, lúc nào cũng luôn sẵn sàng chào đón các bạn học sinh yêu tri thức và khoa học. Khu lớp học có hai dãy nhà cao tầng nằm đối diện nhau với gần bốn chục phòng. Phòng học nào cũng gọn gàng ngăn nắp và được trang bị khá đầy đủ tiện nghi. Nhưng cậu biết không, điều mà bọn mình cảm thấy hài lòng nhất ở khu trường mới là tổng thể khuôn viên thẩm mỹ. Khách đến trường, sau khi bước qua cổng chính sẽ cảm thấy rất ấn tượng khi được chiêm ngưỡng khu công viện của trường mình. Đó là một tiểu khu hình tròn được tạo bởi những bồn hoa và những hàng ghế đá. Khu công viên được bác lao công chăm sóc rất tận tình nên chẳng lúc nào thiếu vắng sắc hoa. Sân trường mình không giống như những trường bên cạnh. Phần lối đi thẳng vào khu hiệu bộ được dành cho đủ lớn, còn lại được chia thành những hàng thẳng tắp trồng toàn cây xanh. Đây thật sự là một ấn tượng rất riêng của trường mình. Chẳng thế mà, mỗi khi tập trung, chúng mình lại có cảm giác như đang được ngồi dưới những gốc cây râm mát. Sâu vào bên trong, trước đại sảnh của khu hiệu bộ là hai hàng cau vua thẳng tắp dang vươn mình lên cao. Phia dưới điểm đều những bồn cây cảnh được cắt tỉa tỷ mỷ trông rất đẹp. ấn tượng nhất là dù ở ngay giữa thủ đô nhưng trường mình vẫn trồng được hai cây mai tứ quý. Đến mùa xuân chắc chúng mình sẽ có dịp ngắm những cánh mai vàng ngay giữa thủ đô. Trồng xen giữa hai bồn cây cảnh ven đại sảnh là hai cây lộc vừng khá lớn. Vào mùa này cây lại rải xuống những chùm hoa đỏ tía trông thật là đẹp mắt. Thế đấy Hùng ạ! So với ngôi trường cũ của mình, nơi mà cậu đã có dịp tới thăm thì ngôi trường hiện đại đẹp hơn gấp mấy lần. Những gì mình kể cho cậu hôm nay cũng chỉ nói lên được phần nào cảnh ây. Mình tin chắc rằng khi nào cậu đến thăm, cậu sẽ thấy trên thực tế nó còn hấp dẫn hơn. Từ khi ra trường mới phấn khởi tụi mình càng học tập tốt hơn. Mà năm nay, tớ cũng sẽ đi thi học sinh giỏi môn Toán cho trường Hùng ạ! Thôi! có lẽ trong một thời gian ngắn ngủi mình không thể kể cho cậu nghe nhiều hơn những điều thú vị của trường mình. Trước khi dừng bút, mình chân thành mời cậu ra thủ đô lần nữa thăm mình và bố mẹ. Mình hứa, ngày đó mình sẽ là tình nguyện viên đưa cậu đi thăm khắp ngôi trường mới. Thôi chào cậu nhé. Chúc cậu ngày càng học giỏi hơn Bạn thân
Tài liệu đính kèm: