Giáo án ôn tập hè môn Ngư văn Lớp 6

Giáo án ôn tập hè môn Ngư văn Lớp 6

Yêu cầu:

1. Học sinh ghi nhớ được những kỹ năng cơ bản trong việc đọc và hiểu các văn bản, đặc biệt là với những văn bản nghệ thuật.

2. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cảm thụ văn chương qua việc đọc đúng, đọc hay và hiểu được giá trị nghệ thuật cũng như nội dung một số tác phẩm ngoài chương trình.

Lên lớp:

A. Kiểm tra kiến thức cũ:

* Trong chương trình văn lớp 6, em đã được học những kiểu van bản nào?

- Hs kể tên các kiểu văn bản đã học: tự sự, miêu tả, ký, tuỳ bút, văn bản nhật dụng.

* Em thích những văn bản cụ thể nào?

* Vì sao em lại thích các văn bản ấy?

* Nếu thực sự thích, em hãy đọc thuộc lòng một đoạn văn bản hoặc một bài thơ trọn vẹn trong số đó? Tìm cách đọc thật diẽn cảm.

- HS 3- 4 em đọc,. Các em khác nhận xét cách đọc của bạn.

B. Bài mới:

Đối với môn ngữ văn, đọc hiểu văn bản là một công việc quan trọng và cần thiết không chỉ giúp các em tiếp xúc với các sáng tác nhìn chung là có giá trị nghệ thuật mà còn qua đó bổ sung sự hiểu biết và nhận thức cuộc sống cho các em, đồng thời nâng cao năng lực văn chương của mỗi người. Muốn hiểu đúng giá trị của một văn bản nghệ thuật, phát hiện cái hay cái đẹp của nó trước hết chúng ta cần hiểu được cấu trúc của nó, tức là phát hiện ra vẻ đẹp hình thức, vẻ đẹp ngôn ngữ. Điều này được thể hiện qua việc tìm cách đọc đúng và hay tác phẩm. Hôm nay, trên cơ sở những văn bản đã học trong chương trình, chúng ta cùng đến với một số văn bản nghệ thuật ngoài chương trình song cũng rất gần gũi đối vơí các em, để nâng cao năng lực cảm thụ văn chương ở mỗi người.

Giới thiệu văn bản thứ nhất:

Bài thơ: Sao không về Vàng ơi? ( Trần Đăng Khoa)

Gv có thể phát mẫu bài cho học sinh theo từng nhóm 3- 4 em.

1. HS đọc thầm bài thơ. Nhận xét:

* Văn bản này viết theo phương thức biểu đạt nào? Nói đến sự việc gì đã xảy ra?

* Qua văn bản, nhà thơ TĐK muốn bày tỏ thái độ tình cảm như thế nào? Cách biểu hiện tình cảm như vậy có chân thành, tự nhiên hay không?

* Có những kiểu câu nào được dùng trong bài thơ?

* Khi đọc các câu hỏi trong bài thơ, nên đọc thế nào?

* Toàn bài thơ nên đọc bằng ngữ điệu ra sao?

Câu hỏi cuối nên để các em thảo luận theo nhóm.

2. Đọc diễn cảm:

HS đọc trước lớp do nhóm cử đại diện.

GV để các em nhóm khác nhận xét.

Gv đọc mẫu lần cuối cho các em nghe. HS có thể đọc lại văn bản.

3. Cảm nhận khái quát về bài thơ.

* Qua bài thơ Sao không về ., em có suy nghĩ gì về tấm lòng và tình cảm của chú bé đối với con Vàng, qua đó, chúng ta còn có thái độ ra sao đối với kẻ thù xâm lược là đế quốc Mỹ lúc bấy giờ?

Văn bản bài thơ

 Sao không về Vàng ơi? (Trần Đăng Khoa - 1967)

Tao đi học về nhà Hôm nay tao bỗng thấy

Là mày chạy xồ ra Cái cổng rộng thế này

đầu tiên mày rối rít Vì không thấy bóng mày

Cái đuôi mừng ngoáy tít Nằm chờ tao trước cửa

Rồi mày lắc cái đầu Không nghe tiếng mày sủa

Khịt khịt mũi, rung râu Như những buổi trưa nào

Rồi mày nhún chân sau Không thấy mày đón tao

Chân trước chồm mày bắt Cái đuôi mừng ngoáy tít

Bắt tay tao rất chặt Cái mũi đen khịt khịt

Thế là mày tất bật Mày không bắt tay tao

Đưa vội tao vào nhà Tay tao buồn làm sao!

Dù tao đi đâu xa

Cũng nhớ mày lắm đấy Sao không về hở chó?

Nghe bom thằng Mỹ nổ

Mày bỏ chạy đi đâu

 Tao chờ mày đã lâu

 Cơm phần mày để cửa

 Sao không về hở chó?

 Tao nhớ mày lắm đó,

 Vàng ơi là Vàng ơi!

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập hè môn Ngư văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập phần tập làm văn lớp 6.
A. Mục đích yêu cầu:
1. Giúp học sinh nắm chắc lại các kiến thức về văn miêu tả và tự sự, đặc biệt là cách viết bài văn trên cơ sở thấy được đặc trưng của mỗi kiểu bài.
2. Thấy được mối quan hệ giữa tự sự và miêu tả, từ đó biết kết hợp tốt cả hai phương thức biểu đạt này trong khi viết một bài tập làm văn.
3. Chuẩn bị cho việc tiếp nhận kiến thức các phần tập làm văn của lớp 7.
B. Bài mới.
1. Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị sách vở học hè của học sinh. Nhắc nhở các em về ý thức học tập nghiêm túc trong hè.
2. Tiến trình thực hiện các hoạt động ôn tập.	
Nội dung thứ nhất: Phương thức tự sự và phương thức miêu tả.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV có thể sử dụng bảng phụ, đưa ra hai đoạn văn bản. Hs phân biệt bằng việc nhận biết phương thức biểu đạt của hai văn bản.
GV cũng có thể yêu cầu học sinh dùng trí nhớ nêu tên khoảng 3 -5 văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 6 theo hai phương thứ biểu đạt cơ bản: tự sự và miêu tả.
- HS đọc các ví dụ trong bảng phụ.
- Gọi tên phương thức biểu đạt của mỗi văn bản.
- Hs dùng trí nhớ để hình dung lại, các em có thể bổ sung ý kiến của bạn.
Chia vở thành hai cột để phân biệt, so sánh.
* Căn cứ vào đâu em cho rằng những văn bản đã nêu thuộc phương thức biểu đạt tự sự?
HS nêu được các yếu tố của tự sự:
- Một chuỗi sự việc được kể nối tiếp nhau theo một trình tự thời gian hợp lý và chặt chẽ.
- Có cốt truyện và nhânvật.
- Có ngôi kể và lời thoại....
* Vậy, vì đâu các văn bản còn lại không được coi là văn bản tự sự?
- Vì mục đích của nó là nêu lên đặc điểm tính chất của cảnh vật (sự vật, con người...) được nói đến.
- Dùng câu văn giàu hình ảnh, tác động mạnh mẽ đến trí tưởng tượng, giúp người đọc hình dung về cảnh, vật, người được nói đến.
* Mặc dù có nhiều điểm khác nhau, song theo em, giữa chúng có gì chung?
HS nêu ý kién của mình, chung quy lại các em thấy:
- Chúng đều tái hiện lại một phần của cuộc sống bằng ngôn ngữ, tác động đén trí tưởng tượng của con người. Chính bởi vậy, chúng đều cần tuân theo một trình tự nhất định, ngôn ngữ cần sống động, giàu hình ảnh để tác động vào nhận thức của con người đồng thời khơi dậy những tình cảm, thái độ đúng đắn, lành mạnh ở người đọc mà người viết mong muốn...
Nội dung thứ hai: Một số lưu ý khi làm bài văn tự sự:
GV chuẩn bị một số đề bài văn tự sự hoặc có thể cho các em tìm ra một số đề bài văn tự sự.
Có thể chọn một đề bài :
GV hỏi:
* Muốn làm bài văn này, em cần phải có những điều kiện gì?
Chọn đề bài:
Hãy kể lại một câu chuyện thú vị trong dịp nghỉ hè của em vừa qua.
+ Lựa chọn một sự việc nào đó thật đáng ghi nhớ đã xảy ra đối với chính mình. ( Vì sao đó lại là việc đáng nhớ, thú vị nhất đối với em?)
+ Nhớ được trình tự diễn biến sự việc, tái hiện lại bằng hệ thống các sự việc chi tiết.
+ Có những nhân vật nào tham gia vào câu chuyện đã xảy ra ấy?
+ Nêu cảm xúc, suy nghĩ...
* GV hướng dẫn học sinh cách tạo tình huống truyện để câu chuyện thực sự thú vị đối với người nghe, đọc.
* Xây dựng bố cục.
a. Mở bài:
Giới thiệu chung về sự việc và nhân vật
Giới thiệu bằng cách tạo hoàn cảnh để nhân vật xuất hiện.
b. Thân bài: kể lại diễn biến sự việc theo trình tự hợp lý.
Nên tuân thủ theo trình tự thời gian.
c. Nêu kết cục câu chuyện và suy nghĩ của bản thân.
GV khuyến khích các em kể chuyện trên lớp bằng lời văn. Tập thể nhận xét, góp ý với cách kể của bạn.
GV thưởng điểm cho những em biết kể một cách hấp dẫn, tự nhiên, trong nội dung có ý thức tạo tình huống bất ngờ, nhân vật được nói đến có ngoại hình nổi bật, đặc sắc...
HS làm việc tập thể.
Nội dung thứ ba: Một số lưu ý khi làm bài văn miêu tả:
Hoạt động này cũng có thể thực hiên tương tự hoạt động trên, ví dụ khi các em kể lại một chuyến đi chơi xa hoặc gặp gỡ một người thân nào đó, các em cũng cần có sự miêu tả.
Gv dẫn dắt để trong quá trình thực hiện, các em tự nhận thấy được mối quan hệ gắn bó giữa miêu tả và tự sự.
GV cũng khuyến khích các em trình bày miệng về một phần văn miêu tả cảnh hoặc người.
Nội dung thứ tư: Mối quan hệ giữa tự sự và miêu tả trong một bài văn:
GV có thể sử dụng văn bản miệng của một học sinh hoặc nên dùng một văn bản mẫu nào đó, có thể trong nhóm văn bản các em đã nêu trong chương trình cũ: Bài học đường đời đầu tiên hoặc bài thơ Hôm nay Bác không ngủ.
HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV.
* Hai văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?
- Tự sự là chính.
* Vì sao em lại khẳng định chúng thuộc văn bản tự sự?
- HS nêu được lý do.
* Văn bản Bài học đường đời... có hai nhân vật: Dé Mèn và Dế Choắt. Chúng có những điểm nào khác nhau?
- Ngoại hình và tính cách.
* do đâu chúng ta phân biệt được ngoại hình của hai nhân vật này?
- Nhà văn đã miêu tả cụ thể để thấy đựơc sự khác biệt giữa hai nhân vật.
* Còn về tính cách nhan vật?
- được bộc lộ thông qua hành động, việc làm, suy nghĩ của mỗi nhân vật đực nhà văn kể lại.
* Nếu ta tước bỏ các chi tiết miêu tả về nhân vạt hoặc ngoại cảnh đi thì nội dung sự việc có ảnh hưởng không?
Hoc sinh trên cơ sở đó sẽ rút ra được những ghi nhớ cần thiết khi làm bài văn miêu tả hay tự sự:
Biết kết hợp vừa đủ, nhuần nhuyễn hai phương thức biểu đạt trong một bài văn để tạo sức lôi cuốn hấp dẫn...
- Nội dung không ảnh hưởng song sức hấp dẫn của câu chuyện và sự dộc đáo của nhân vật cũng sẽ bị giảm đi rất nhiều.
Nội dung thứ năm: Luyện tập.
GV có thể đưa một số đề bài cho các em lựa chọn thực hành:
1. Kiểu bài viết đoạn van theo yêu cầu:
a. Kể lại một sự việc trong một câu chuyện đã đọc.
b. Viết đoạn văn miêu tả một cảnh vật hoặc một nhân vật nào đó trong một bộ phim hoặc một truyện ngắn đã học hoặc đã đọc.
c. Viết đoạn văn ngắn nói cảm nhận về một bài thơ, một nhân vật, một bộ phim, một bài hát mà em thích.
Luyện tập kỹ năng
 đọc - hiểu văn bản.
Yêu cầu:
1. Học sinh ghi nhớ được những kỹ năng cơ bản trong việc đọc và hiểu các văn bản, đặc biệt là với những văn bản nghệ thuật.
2. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cảm thụ văn chương qua việc đọc đúng, đọc hay và hiểu được giá trị nghệ thuật cũng như nội dung một số tác phẩm ngoài chương trình.
Lên lớp:
A. Kiểm tra kiến thức cũ:
* Trong chương trình văn lớp 6, em đã được học những kiểu van bản nào?
- Hs kể tên các kiểu văn bản đã học: tự sự, miêu tả, ký, tuỳ bút, văn bản nhật dụng...
* Em thích những văn bản cụ thể nào?
* Vì sao em lại thích các văn bản ấy?
* Nếu thực sự thích, em hãy đọc thuộc lòng một đoạn văn bản hoặc một bài thơ trọn vẹn trong số đó? Tìm cách đọc thật diẽn cảm.
- HS 3- 4 em đọc,. Các em khác nhận xét cách đọc của bạn.
B. Bài mới:
Đối với môn ngữ văn, đọc hiểu văn bản là một công việc quan trọng và cần thiết không chỉ giúp các em tiếp xúc với các sáng tác nhìn chung là có giá trị nghệ thuật mà còn qua đó bổ sung sự hiểu biết và nhận thức cuộc sống cho các em, đồng thời nâng cao năng lực văn chương của mỗi người. Muốn hiểu đúng giá trị của một văn bản nghệ thuật, phát hiện cái hay cái đẹp của nó trước hết chúng ta cần hiểu được cấu trúc của nó, tức là phát hiện ra vẻ đẹp hình thức, vẻ đẹp ngôn ngữ. Điều này được thể hiện qua việc tìm cách đọc đúng và hay tác phẩm. Hôm nay, trên cơ sở những văn bản đã học trong chương trình, chúng ta cùng đến với một số văn bản nghệ thuật ngoài chương trình song cũng rất gần gũi đối vơí các em, để nâng cao năng lực cảm thụ văn chương ở mỗi người.
Giới thiệu văn bản thứ nhất:
Bài thơ: 	Sao không về Vàng ơi? ( Trần Đăng Khoa)
Gv có thể phát mẫu bài cho học sinh theo từng nhóm 3- 4 em.
1. HS đọc thầm bài thơ. Nhận xét:
* Văn bản này viết theo phương thức biểu đạt nào? Nói đến sự việc gì đã xảy ra?
* Qua văn bản, nhà thơ TĐK muốn bày tỏ thái độ tình cảm như thế nào? Cách biểu hiện tình cảm như vậy có chân thành, tự nhiên hay không?
* Có những kiểu câu nào được dùng trong bài thơ?
* Khi đọc các câu hỏi trong bài thơ, nên đọc thế nào?
* Toàn bài thơ nên đọc bằng ngữ điệu ra sao?
Câu hỏi cuối nên để các em thảo luận theo nhóm.
2. Đọc diễn cảm:
HS đọc trước lớp do nhóm cử đại diện.
GV để các em nhóm khác nhận xét.
Gv đọc mẫu lần cuối cho các em nghe. HS có thể đọc lại văn bản.
3. Cảm nhận khái quát về bài thơ.
* Qua bài thơ Sao không về ..., em có suy nghĩ gì về tấm lòng và tình cảm của chú bé đối với con Vàng, qua đó, chúng ta còn có thái độ ra sao đối với kẻ thù xâm lược là đế quốc Mỹ lúc bấy giờ?
Văn bản bài thơ 
	Sao không về Vàng ơi? (Trần Đăng Khoa - 1967)
Tao đi học về nhà	Hôm nay tao bỗng thấy
Là mày chạy xồ ra	Cái cổng rộng thế này
đầu tiên mày rối rít	Vì không thấy bóng mày
Cái đuôi mừng ngoáy tít	Nằm chờ tao trước cửa
Rồi mày lắc cái đầu	Không nghe tiếng mày sủa
Khịt khịt mũi, rung râu	Như những buổi trưa nào
Rồi mày nhún chân sau	Không thấy mày đón tao
Chân trước chồm mày bắt	Cái đuôi mừng ngoáy tít
Bắt tay tao rất chặt	Cái mũi đen khịt khịt
Thế là mày tất bật	Mày không bắt tay tao
Đưa vội tao vào nhà	Tay tao buồn làm sao!
Dù tao đi đâu xa
Cũng nhớ mày lắm đấy	Sao không về hở chó?
Nghe bom thằng Mỹ nổ
Mày bỏ chạy đi đâu
	Tao chờ mày đã lâu
	Cơm phần mày để cửa
	Sao không về hở chó?
	Tao nhớ mày lắm đó, 
	Vàng ơi là Vàng ơi!
Bài tập kiểm tra trắc nghiệm lần 1.
Họ tên:...........................................................
1. Đánh dấu (X) vào bên cạnh câu chứa ý đúng:
*. Có các kiểu láy sau:
A. Láy tiếng.	B. Láy âm	C. Láy âm và vần	D. Láy cả âm và vần
E. Láy tổng hợp	F. Lấy khuyết âm đầu	G. Láy phân loại.
*. Nghĩa của từ gồm có:
A. Nghĩa đen.	B. Nghĩa chuyển	C. Nghĩa bóng. 	D.Nghĩa đen và nghĩa bóng.
2. Từ mỗi từ dưới đây, hãy tìm tiếng thích hợp thêm vào để tạo thành: 
a. Các từ ghép.	b. các từ láy.
-mong	-mong
- lo 	- lo 
- nhạt	-nhạt
- lạnh	- lạnh
- buồn	- buồn
3. Trong các từ láy đôi sau, những từ nào có khả năng cấu tạo thành từ láy tư:
Thấp thỏm, nhấp nhổm, húng hắng, thắm thiết, rúc rích, tíu tít, rung rinh, xúng xính, gò ghề, xa xôi, nhẹ nhàng, gọn ghẽ, ngúng nguẩy, uốn éo, đăng đắng, sạch sẽ, méo mó, lập cập, lúng túng, hổn hển, xao xuyến, ước ao, chậm chạp, lếch thếch, bồi hổi, hớt hải, ấm áp.
Tạo từ láy tư:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 4. Các từ sau có phải là từ láy không? Tại sao?
Buôn bán, bế bồng, mong mỏi, mê mải, vung vẩy, đón đợi, đấm đá, bao bọc, đi đứng.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
5. Tìm các từ láy đôi chỉ:
a. Chỉ hình dáng, kích thước của người:...............................................................................
..............................................................................................................................................
b. Chỉ tâm trạng của con người:...........................................................................................
.............................................................................................................................................
c. Chỉ tiếng hát, tiếng hót:...................................................................................................
.............................................................................................................................................
6. Phân biệt nghĩa các từ in nghiêng trong đoạn văn sau:
"Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng... Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt...
+..................................................................................................................................................................................................
+..................................................................................................................................................................................................
+..................................................................................................................................................................................................
+..................................................................................................................................................................................................
+..................................................................................................................................................................................................
7. Trong bài thơ: "Thả diều', nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết:
...Cánh diều no gió 
Tiếng nó trong ngần 
Diều hay chiếc thuyền
Trôi trên sống Ngân...
Hãy chỉ ra biện pháp tu từ nghệ thuật trong đoạn thơ trên và cho biết hình ảnh đó có gì đặc sắc?
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
8. Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 -7 câu miêu tả cảnh buổi sáng mùa hè có sử dụng ít nhất 5 từ láy gợi tả.
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chúc các em làm bài đạt kết quả tốt!

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 6 on he.doc