Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 22, Tiết 102: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới (Vũ Khoa)

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 22, Tiết 102: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới (Vũ Khoa)

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức:

- Giúp học sinh nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam. Yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thế kỉ mới. Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả.

b. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích nội dung và nghệ thuật văn bản nghị luận.

c. Thái độ:

- Giáo dục học sinh có ý thức vươn lên, học tập tích luỹ tri thức để làm chủ đất nước trong tương lai.

2.TRỌNG TÂM:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích nội dung và nghệ thuật văn bản nghị luận.

3. CHUẨN BỊ:

a. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, giáo án, máy chiếu.

b. Học sinh:

- Vở bài soạn, dụng cụ học tập, soạn bài.

4. TIẾN TRÌNH:

4.1/ On định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.

9a1:

9a4:

4.2/ Kiểm tra bài cũ:

? Nêu nội dung phản ánh của văn nghệ là gì ? (5đ ) Sức mạnh kì diệu của văn nghệ là gì ? (5đ ).

- Văn nghệ lấy chất liệu là đời sống thực tại nhưng không sao chép giản đơn mà gửi vào đó một tư tưởng , tình cảm của người nghệ sĩ. Văn nghệ phản ánh hiện thực thể hiện đời sống tình tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ.

- Văn nghệ làm cho đời sống tâm hồn con người trở nên phong phú và đầy đủ hơn.Văn nghệlàm cho cuộc sống khắc khổ trở nên vui tươi đầm ấm. Văn nghệ mang lại tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu trong tình cảm con người.

4.3/ Giảng bài mới:

Thế kỉ 21 là thế kỉ của khoa học ,công nghệ phát triển như vũ bão, Việt Nam ta bước vào thế kỉ ấy với tư thế sẵn sàng và hội nhập.Trong tư thế ấy, thế hệ trẻ Việt Nam cần chuẩn bị những gì để nắm bắt những cơ hội cũng như vượt qua thử thách để đưa đất nước đến thành công thì bài viết : Chuẩn Bị Hành Trang Vào Thế Kỉ Mới của nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan sẽ giúp các em hiểu được điều này.

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 22, Tiết 102: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới (Vũ Khoa)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO
	THẾ KỶ MỚI
	( Vũ Khoan )
Tuần :22
Tiết : 102
Ngày dạy :
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Giúp học sinh nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam. Yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thế kỉ mới. Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả. 
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích nội dung và nghệ thuật văn bản nghị luận. 
c. Thái độ:
- Giáo dục học sinh có ý thức vươn lên, học tập tích luỹ tri thức để làm chủ đất nước trong tương lai. 
2.TRỌNG TÂM:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích nội dung và nghệ thuật văn bản nghị luận. 
3. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, máy chiếu.
b. Học sinh: 
- Vở bài soạn, dụng cụ học tập, soạn bài.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
9a1:
9a4:
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
? Nêu nội dung phản ánh của văn nghệ là gì ? (5đ ) Sức mạnh kì diệu của văn nghệ là gì ? (5đ ).
- Văn nghệ lấy chất liệu là đời sống thực tại nhưng không sao chép giản đơn mà gửi vào đó một tư tưởng , tình cảm của người nghệ sĩ. Văn nghệ phản ánh hiện thực thể hiện đời sống tình tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ.
- Văn nghệ làm cho đời sống tâm hồn con người trở nên phong phú và đầy đủ hơn.Văn nghệlàm cho cuộc sống khắc khổ trở nên vui tươi đầm ấm. Văn nghệ mang lại tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu trong tình cảm con người.
4.3/ Giảng bài mới:
Thế kỉ 21 là thế kỉ của khoa học ,công nghệ phát triển như vũ bão, Việt Nam ta bước vào thế kỉ ấy với tư thế sẵn sàng và hội nhập.Trong tư thế ấy, thế hệ trẻ Việt Nam cần chuẩn bị những gì để nắm bắt những cơ hội cũng như vượt qua thử thách để đưa đất nước đến thành công thì bài viết : Chuẩn Bị Hành Trang Vào Thế Kỉ Mới của nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan sẽ giúp các em hiểu được điều này. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
 Hoạt động 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, giáo viên gọi học sinh đọc. Giáo viên nhận xét.
- Dựa vào chú thích em hãy nêu sơ lược về tác giả và tác phẩm. GV chiếu chân dung tác giả trên màn hình để học sinh xem và chốt lại.
GV lưu ý HS một số từ khó SGK. ( kinh tế tri thức, hành trang ).GV hướng dẫn đọc và goi’ hs đọc hết văn bản.
Tìm bố cục văn bản và nội dung chính của từng phần trong văn bản ?
P1: nêu luận điểm chính.
P2 :phân tích, bình luận hệ thống luận cứ.
P3 : khẳng định nhiệm vụ của lớp trẻ Việt Nam.
 Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh phân tích văn bản.
- Nêu thời điểm khi tác giả viết văn bản?
+ Năm 2001 đất nước bước sang thế kỉ XXI và thiên niên kỉ thứ 3 – giai đoạn hội nhập và phát triển nên nó có ý nghĩa quan trọng.
-GV chốt lại : đây là giai đoạn chuyển biến quan trọng để Việt Nam trở trành nước công nghiệp phát triển vào năm 2010.
? Theo tác giả, vai trò, nhiệm vụ cấp bách nhất của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay là gì ? 
( luận điểm chính của văn bản )
- Câu đầu văn bản- sgk/22: “ Lớp trẻ Việt Nam . . .
GV chốt ý lại câu này. Và chuyển sang phân tích luận cứ.
? Theo tác giả hành trang quan trọng nhất khi vào thế kỉ mới là gì ?
? Vì sao bản thân con người là quan trọng nhất ?
 HS trả lời, GV chốt ý : trong nền kinh tế tri thức, bản thân con người càng nổi trội hơn.
? Từ thế kỉ 20 bước sang thế kỉ 21, khoa học công nghệ trên thế giới phát triển như thế nào ?
? Trong bối cảnh như thế, nước ta thực hiện những nhiệm vụ nào ?
-Học sinh trả lời, gv chốt lại.
? Theo cách nhìn nhận của tác giả, Việt Nam ta mạnh ở điểm nào, yếu ở những điểm nào ?
- Giáo viên chiếu hình ảnh đội tuyển Toán Việt Nam thi Toán quốc tế lần 51 tại Astanna Kazastan-2010 đạt 1HCV, 4HCB, 1HCĐ và hình ảnh đội tuyển Robocon Việt Nam thi Robocon Châu Á Thái Bình Dương 2010 đạt giải II tại Ai Cập. Giáo sư Lê Bảo Châu đạt giải Fleld Toán Quốc tế 2010
GV : bên cạnh cái mạnh này thì người Việt ta hạn chế khả năng thực hành do lối học vẹt, học chay.
? Em nào có thể chứng minh cho các bạn thấy người Việt rất cần cù ?
- Từ một nước thiếu lương thực- trở thành nước xuất khẩu gạo hàng thứ 2 Thế giới.
 GV phân tích thêm tính thiếu tỉ mỉ của người Việt trong cuộc sống.
-Giáo viên chiếu hình ảnh của trái sầu riêng Cơm Vàng Hạt Lép và hình xếp trái cây nghệ thuật, hình ông Lê Văn Danh và Trần Quốc Hải ở Suối Dây- Tân Châu chế tạo máy bay để chứng minh cho sự sáng tạo của dân Việt Nam.
? Qua những hình ảnh này , em nghĩ đến bản chất gì của người Việt Nam ?
- Ham thích nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo.
Giáo viên phân tích thêm: trong bản tính sáng tạo cũng có mặt trái của nó, do không coi trọng quy trình công nghệ, nên trong quá trình hội nhập và phát triển có thể sự sáng tạo đó sẽ không phù hợp. GV chiếu tranh chiếc xe lôi để học sinh nhận xét.
? Trong 2 cuộc chiến tranh, nhân dân ta đã thể hiện được truyền thống quí báu gì ? 
Hs trả lời, gv phân tích và chốt lại ý này.
?Trong bối cảnh nước ta đã gia nhập WTO , người Việt ta có bản tính thích ứng như thế nào ?GV chiếu ảnh đường hầm Hải Vân.
Hầm Hải Vân là minh chứng cụ thể cho khả năng thích ứng nhanh với công nghệ tiên tiến trong việc làm đường hầm hiện đại của người Việt.
? Em nào có thể chỉ ra tính khôn vặt, đố kị nhau của người Việt ?
-Trong học tập, nhiều bạn còn đố kị nhau, thấy bạn học tốt , được điểm cao, thầy cô quí mến nhiều thì ganh ghét.
-Gv chốt lại : tác giả phân tích điểm mạnh , điểm yếu trong mối quan hệ 2 mặt mà không tách riêng từng phần cho ta thấy một cách nhìn thấu đáo, sát thực tế.
Hoạt động 3 :
? Phần cuối, tác giả khẳng định điều gì ?
-Lớp trẻ Việt Nam phải lấp đầy hành trang bằng điểm mạnh , vứt bỏ điểm yếu, rèn luyện thói quen tốt ngay từ việc nhỏ nhất.
Giáo viên giáo dục ý thức học tập rèn luyện của học sinh.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận của tác giả ?
-Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phong phú
-Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, sử dụng nhiều thành ngữ ,tục ngữ làm cho bài viết sinh động và ý nghĩa sâu sắc.
Gv gọi hs đọc ghi nhớ và chốt lại
Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Giáo viên chiếu câu hỏi thảo luận lên màn hình: 
? Em đã học và đọc nhiều tác phẩm văn học, lịch sử nói về truyền thống –phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam ( Lượm, Cây Tre , Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta, Trần Quốc Tuấn Đánh Tan Quân Nguyên Mông.. . .) so với văn bản này, em thấy có gì giống và khác ? Em thấy thái độ của tác giả ra sao ?
I/ Đọc - hiểu văn bản:
	1/ Tác giả, tác phẩm :
Vũ Khoan từng giữ chức vụ Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng bộ thương mại, Thứ trưởng bộ ngoại giao.
2/ Chú thích từ khó.
3/ Đọc :
4/ Bố cục :
3 phần.
Phần 1 : từ đầu . . . “ thiên niên kỉ mới”
Phần 2 : tiếp theo . . .” và hội nhập “
Phần 3 : còn lại.
II/ Phân tích văn bản:
1/ Luận điểm chính :
Câu 1 ( đầu văn bản ) : “ Lớp trẻ Việt Nam . . . kinh tế mới “.
	2/ Hệ thống luận cứ :
	a) Hành trang vào thế kỉ mới, bản thân con người là quan trọng nhất.
	- Con người là động lực phát triển lịch sử.
b) Bối cảnh thế giới và mục tiêu , nhiệm vụ nước ta :
-Thế giới : khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại.
-Nước ta giải quyết 3 nhiệm vu: thoát khỏi đói nghèo lạc hậu, đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hóa, tiếp cận kinh tế tri thức.
c) Những điểm mạnh và yếu của con người Việt Nam:
	Mạnh 	 Yếu
	Thông minh,	Hạn chế khả năng 
	Nhạy bén.	thực hành.
	Cần cù,	Thiếu tính tỉ
	Sáng tạo.	mỉ.
	Đoàn kết	Đố kị trong làm
	chống giặc.	ăn.
	Thích ứng 	Khôn vặt, ít giữ
	nhanh	tín.
3/ Khẳng định nhiệm vụ cần làm của thế hệ trẻ.
	Ghi nhớ/sgk-30.
	III.Luyện tập :
	Gợi ý trả lời :
	-Giống : khẳng định điểm mạnh của người Việt.
	-Khác : nói thêm điểm yếu.
	- Thái độ của tác giả: thẳng thắn , khách quan và tôn trọng sự thật.
4.4/ Củng cố :
	ĐỀ TÀI.
1. Giáo viên chốt lại bố cục
của văn nghị luận :
(dùng đèn chiếu)
	LUẬN ĐIỂM CHÍNH
	HỆ THỐNG LUẬN CỨ
Luận cứ ba. . . .
Luận cứ hai.
Luận cứ một.
KẾT LUẬN- KHẲNG ĐỊNH VẤN ĐỀ
? Qua văn bản này, bản thân các em là thế hệ trẻ – chủ tương lai của đất nước , các em có suy nghĩ gì ?
- Tuỳ hs trả lời mà giáo viên giáo dục ý thức cho các em. 
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: ( chiếu 1 side – hướng dẫn tự học )
- Học bài :nắm được ý nghĩa và hoàn cảnh ra đời của tác giả.
	+ nắm được điểm yếu và mạnh của người Việt Nam để rèn luyện và phấn đấu.
	+ nắm được cách lập luận của tác giả để ứng dụng làm bài kiểm tra 2 tiết văn nghị luận.
- Chuẩn bị bài mới : các thành phần biệt lập (tt)
	+ xem trước khái niệm về thành phần phụ chú, thành phần gọi – đáp.
	+ đặc điểm của từng thành phần thử cho ví dụ.
	+ sử dụng thành phần gọi đáp và phụ chú như thế nào ?
5/ RÚT KINH NGHIỆM :

Tài liệu đính kèm:

  • docMT8Chuan bi hanh trang vao TK moi.doc