A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương chân hội thoại: phương châm về chất và phương châm về lượng.
- Biết cách vận dụng các phương châm đó vào hoạt động giao tiếp.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: Nội dung phương châm về chất và phương châm về lượng
2. Kỹ năng:
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương chân về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
- Vận dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp.
3. Thái độ: - Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trong giao tiếp.
C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, giải thích, phương pháp động não, thảo luận nhóm
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài vở ở nhà của HS
3. Bài mới: Trong chương trình ngữ văn lớp 8, các em đã được tìm hiểu về vai xã hội trong hội thoại, lượt lời trong hội thoại. Để hoạt động hội thoại có hiệu quả, chúng ta cần nắm được tư tưởng chỉ đạo của hoạt động này, đó chính là phương châm hội thoại.
Tuần : 1 Ngày soạn: 25/08/2012 Tiết PPCT: 1-2 Ngày dạy : 27/08/2012 Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Lê Anh Trà A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt. - Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể. 2. Kỹ năng: - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống. 3. Thái độ: - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác đồng thời có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, đàm thoại, giảng bình, phương pháp động não, thảo luận nhóm D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài vở ở nhà của HS 3. Bài mới: Bác Hồ không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà Người còn là một trong 3 bậc tài danh được công nhận là “Danh nhân văn hoá Thế giới”.Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Ở các lớp dưới các em đã được tìm hiểu một số văn bản viết về Hồ Chí Minh, hôm nay với văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” chúng ta sẽ hiểu rõ hơn phong cách sống và làm việc của Bác. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY GIỚI THIỆU CHUNG GV: Nêu một vài nét về tác giả, xuất xứ của văn bản? Văn bản thuộc kiểu loại văn bản nào? HS trả lời, GV nhận xét ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN GV đọc mẫu. Hướng dẫn HS đọc: Chậm rãi, bình tĩnh, khúc chiết - Nhận xét cách đọc của học sinh. GV: Dựa vào phần chú thích (SGK-7) giải thích ngắn gọn các từ khó (GV-HS cùng giải thích) GV: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần ? HS: Đọc đoạn 1 của văn bản GV: Dựa vào những hiểu biết cuộc đời hoạt động của Bác, em hãy tóm tắt ngắn gọn quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Người? HS: giải nghĩa, 1 em phát biểu - em khác bổ sung GV: Bằng những con đường nào Người có được những tri thức ấy? HS: Phát hiện dựa vào Sgk * HS thảo luận 3 phút theo cặp: Điều kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì? Vì sao có thể nói như vậy? GV chốt ý và hướng dẫn HS chuẩn bị kiến thức cho tiết 2 HẾT TIẾT 1 CHUYỂN TIẾT 2 HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi GV: Phong cách sống của Bác được tác giả phân tích và bình luận trên những phương diện nào? ( gợi ý : Nơi ở, trang phục, chuyện ăn uống,.) GV: Em có thể đọc những câu thơ, kể những mẫu chuyện khác nói về phong cách sống và làm việc của Người? - “Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị Màu quê hương bền bỉ, đậm đà Bác Hồ đó ung dung châm lửa hút Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời Giọng của Người không phải sấm trên cao Thấm từng tiếng ấm vào lòng mong ước Con nghe Bác tưởng nghe lời non nước Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau..” - “ Nơi Bác ở, nhà sàn mây, vách nứa Sáng nghe chim rừng hót sau nhà Đêm trăng một ngọn đèn khêu nhỏ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”.. - “Cảnh rừng Việt Bắc thật là haysức say” - “Con cá rô ơi chớ có buồn Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn Dừa ơi cứ nở hoa, đơm trái Bác vẫn chăm cây tưới mát bồn” Câu chuyện có một vị khách nước ngoài khi vào Phủ Chủ Tịch gặp Bác -“Đức tính giản dị của Bác Hồ”; chuyện Bác phê bình ông tướng đến muộn 10 phútBài thơ: “Ngắm trăng”, “Tức cảnh Pác Bó”...) GV: Nét nghệ thuật chính trong đoạn 2 là gì? HS đọc đoạn cuối GV: Ý nghĩa cao đẹp của phong cách HCM là gì? GV: Để làm rõ và nổi bật những vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của phong cách Hồ Chí Minh, người viết đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào? Hãy tìm dẫn chứng? - Kết hợp giữa kể chuyện và phân tích,bình luận: “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân trên thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh” “Qủa như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, về một con người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích” - Đối lập: Vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam HS: Thảo luận 4 phút theo nhóm nhỏ GV liên hệ giáo dục HS biết trân trọng, gìn giữ tinh hoa văn hóa của dân tộc hiện nay như: nhà sàn, lăng Bác ở, các kiến trúc đền, chùa GV: HS nhắc lại một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu, tóm lượt nội dung và rút ra ý nghĩa của văn bản? GV hướng dẫn học sinh Luyện tập HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Em đã học văn bản nào nói về lối sống giản dị của Bác? Kể thêm một vài câu chuyện về lối sống giản dị của Bác? - GV hướng dẫn HS tìm một số từ Hán – Việt ( Tiết chế, siêu phàm, truân chuyên, ..) I.GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: Lê Anh Trà – nhà văn, nhà quân sự 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ: Trích trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam, viện văn hoá xuất bản, Hà Nội 1990. b. Kiểu loại văn bản: Nhật dụng - Nghị luận về vấn đề xã hội II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1. Đọc – Tìm hiểu từ khó: 2. Tìm hiểu văn bản: a. Bố cục: 3 phần + P1(Từ đầu ... rất hiện đại ): Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại nhào nặn nên phong cách Hồ Chí Minh. + P2 (tiếp ... hạ tắm ao): Vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh + P3:(còn lại): Ý nghĩa cao đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh b. Phân tích: b1. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại tạo phong cách Hồ Chí Minh: - Bác đã đi qua nhiều nơi, nhiều vùng miền, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá, nhiều dân tộc - Nắm vững phương tiệp giao tiếp ngôn ngữ, nói thông viết thạo nhiều thứ tiếng - Có ý thức học hỏi toàn diện: trong công việc, lao động, ở mọi lúc, mọi nơi - Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài, không chịu ảnh hưởng một cách thụ động => Nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại. b2. Vẻ đẹp cụ thể trong phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh: - Phong cách sống vô dị giản dị: + Nơi ở, nơi làm việ: nhà sàn với đồ đạc mộc mạc và đơn sơ + Trang phục giản dị: áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp + Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối, dưa ghém, cháo hoa + Cuộc sống một mình, không lập gia đình, hi sinh vì nước => Dẫn chứng tiêu biểu, kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm và lập luận: phong cách sống giản dị và thanh cao. b3. Ý nghĩa cao đẹp của phong cách Hồ Chí Minh: - Cách sống giản dị nhưng thanh cao, sang trọng: + Không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong nghèo khó + Không tự thần thánh hóa, tự làm khác đời, hơn đời + Là cách sống có văn hóa trở thành quan niệm thẫm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên - Lối sống của một người cộng sản chân chính, một vị Chủ tịch nước. => Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập, ngôn ngữ trang trọng: Lối sống sống có văn hóa, rất dân tộc, rất Việt Nam thể hiện một quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp gắn liền với sự giản dị, tự nhiên tạo ra phong cách Hồ Chí Minh. 3. Tổng kết: a. Nghệ thuật: b. Nội dung: Ghi nhớ sgk/8 * Ý nghĩa văn bản: - Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 4. Luyện tập Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Tìm đọc một số mẫu chuyện kể về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ - Tìm hiểu nghĩa của một số từ Hán Việt trong đoạn trích - Chuẩn bị tiết sau “Các phương châm hội thoại” E. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ***************************************** Tuần: 1 Ngày soạn: 28/08/2012 Tiết PPCT: 3 Ngày dạy : 30/08/2012 Tiếng Việt: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương chân hội thoại: phương châm về chất và phương châm về lượng. - Biết cách vận dụng các phương châm đó vào hoạt động giao tiếp. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: Nội dung phương châm về chất và phương châm về lượng 2. Kỹ năng: - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương chân về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể. - Vận dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp. 3. Thái độ: - Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trong giao tiếp. C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, giải thích, phương pháp động não, thảo luận nhóm D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài vở ở nhà của HS 3. Bài mới: Trong chương trình ngữ văn lớp 8, các em đã được tìm hiểu về vai xã hội trong hội thoại, lượt lời trong hội thoại. Để hoạt động hội thoại có hiệu quả, chúng ta cần nắm được tư tưởng chỉ đạo của hoạt động này, đó chính là phương châm hội thoại. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY TÌM HIỂU CHUNG HS đọc đoạn đối thoại sgk/8 * HS trao đổi, thảo luận các câu hỏi: GV: Khi An hỏi “học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết không? Vì sao? Cần phải trả lời Ntn? HS: hoạt động cá nhân GV: Muốn giúp cho người ta hiểu thì chúng ta cần chú ý điều gì? Từ đó rút ra điều gì trong giao tiếp? HS: Chú ý xem người nghe hỏi về cái gì ? Ntn ? Ở đâu? * HS đọc truyện cười “Lợn cưới, áo mới” GV: Vì sao truyện này lại gây cười? GV: Câu hỏi của anh Lợn cưới và câu trả lời của anh Áo mới có gì trái với câu hỏi, đáp bình thường? GV: Muốn hỏi, đáp cho chuẩn mực chúng ta cần chú ý điều gì? GV: Tóm lại, chúng ta cần phải tuân thủ những yêu cầu gì khi giao tiếp? (Ghi nhớ: Sgk/9) *HS đọc truyện cười “Quả bí khổng lồ” GV: Truyện cười này phê phán thói xấu nào? HS: n ... thú cho người đọc. => HS đọc nội dung phần ghi nhớ LUYỆN TẬP HS nêu yêu cầu của BT1 và thảo luận cặp 2 HS – 5 phút (Các nhóm nhận xét, bổ sung, GV chốt ý ) GV: Văn bản có tính chất thuyết minh không? Tính chất đó thể hiện ở những đặc điểm nào? Những phương pháp nào đã được sử dụng? GV:Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? HS: Có tính chất thuyết minh vì đã cung cấp cho người đọc những tri thức khách quan về loài ruồi. - Tính chất ấy thể hiện ở các chi tiết: + Con là ruồi xanh, thuộc họ côn trùng hai cánh ruồi Giấm + Bên ngoài ruồi mang 6 triệu vi khuẩn 19 triệu tỉ con ruồi + một mắt chứa hàng triệu mắt nhỏ .. trượt chân. - Những phương pháp thuyết minh đã được sử dụng: Giải thích, nêu số liệu, so sánh, liệt kê GV : Bài thuyết minh có nét gì đặc biệt HS : Bài viết có cấu trúc đặc biệt + Về hình thức: Giống như văn bản tường thuật một phiên toà + Về cấu trúc: Giống như biên bản một cuộc tranh luận về mặt pháp lý + Về nội dung: Giống một câu chuyện kể về loài ruồi - Sử dụng BPNT: Kể chuyện, miêu tả, nhân hoá GV: Các BPNT ấy có tác dụng gì? HS: Làm cho văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn, thú vị. Nhờ BPNT mà gây hứng thú cho người đọc) ( HS thảo luận, trả lời, Gv nhận xét) HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Gv yêu cầu HS nhắc lại những biện pháp nghệ thuật thường sử dụng và tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy trong văn bản thuyết minh? - HS tập viết đoạn văn thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật đã học: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, tự thuật, kể chuyện, . - HS đọc kỹ yêu cầu và làm BT 2 I. TÌM HIỂU CHUNG 1.Ôn tập kiến thức : - Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức khách quan về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. - Phương pháp thuyết minh: liệt kê, định nghĩa, phân loại, nêu ví dụ, so sánh - Các biện pháp nghệ thuật sử dụng: kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa - Tác dụng: nhằm làm rõ đặc điểm của đối tượng được thuyết minh một cách sinh động, gây hứng thú cho người đọc 2. Văn bản: “Hạ Long - Đá và Nước” - Đối tượng thuyết minh: Đá và Nước - Phương pháp thuyết minh: Liệt kê và giải thích - Các biện pháp nghệ thuật: tưởng tượng, liên tưởng; nhân hóa, so sánh, miêu tả.. =>Làm rõ đặc điểm của đối tượng được thuyết minh một cách sinh động nhắm gây hứng thú cho người đọc * Ghi nhớ: Sgk/13 II. LUYỆN TẬP: 1.BT 1/13 - Vb là một câu chuyện vui có tính chất thuyết minh (Giới thiệu về họ, giống, loài, về các tập tính sinh sống, đặc điểm cơ thể) của loài ruồi - Phương pháp: Giải thích, nêu số liệu, so sánh, liệt kê - Các biện pháp nghệ thuật: Miêu tả, kể chuyện, nhân hóa (Ruồi Xanh như là một bị cáo trong phiên tòa..) - Cấu trúc đặc biệt: như phiên tòa xét xử III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Tập viết đoạn văn Thuyết minh về chiếc nón có sử dụng các biện pháp nghệ thuật - Chuẩn bị: “Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản Thuyết minh”. Cần lập dàn ý, viết phần mở bài cho đề văn Thuyết minh về chiếc nón E. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ***************************************** Tuần : 1 Ngày soạn: 01/09/2012 Tiết PPCT: 5 Ngày dạy : 03/09/2012 Tập làm văn: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. - Tạo lập được văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Cách làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng ( cái quạt, cái kéo, cái nón..) - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. 2. Kỹ năng: - Xác định yêu cầu của đề bài thuyết minh về một đồ dùng cụ thể. - Lập dàn ý chi tiết và viết Mở bài cho bài văn thuyết minh (có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật) về một đồ dùng. 3. Thái độ: - Tôn trọng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh để vận dụng vào làm văn một cách phù hợp hơn. C.PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, đàm thoại, giải thích, thảo luận nhóm D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 2. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét về biện pháp nghệ thuật và tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn sau: Cầu Long Biên khi mới khánh thành, mang tên toàn quyền Pháp ở Đông Dương lúc bây giờ là Đu-me và người dân thường gọi là cầu Đu-me . Chiều dài của cầu là 2290m (kể cả phần cầu dẫn với chín nhịp dài và mười nhịp ngắn). Nhìn từ xa,Cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra dải lụa ấy nặng tới 17 nghìn tấn. => Miêu tả, kể, so sánh gây hứng thú, hấp dẫn người đọc 3. Bài mới: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh. Để vận dụng vào bài viết cụ thể, chúng ta đi vào bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY TÌM HIỂU CHUNG GV: Bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng có mục đích giới thiệu điều gì về đồ dùng đó? Kể một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh và tác dụng của chúng? HS suy nghĩ và trả lời. GV nhận xét, nhắc nhở LUYỆN TẬP GV cho HS ghi đề vào vở GV: Hãy xác định yêu cầu của đề bài trên? HS Suy nghĩ và trả lời ( GV gợi ý: xác định đối tượng thuyết minh, yêu cầu về nội dung và hình thức ) GV: Ví dụ mẫu về dàn ý chi tiết cho đề bài: Thuyết minh về cái quạt: - Dự kiến cách sử dụng biện pháp nghệ thuật và cách sử dụng biện pháp nghệ thuật trong bài văn: Có thể dùng biện pháp nghệ thuật: Kể chuyện, tự thuật, nhân hoá * Mở bài: Giới thiệu về cái quạt một cách khái quát. * Thân bài: Giới thiệu cụ thể về cái quạt: + Quạt là một đồ dùng như thế nào? (Phương pháp nêu định nghĩa). + Họ nhà quạt đông đúc và có nhiều loại như thế nào? (Phương pháp liệt kê). + Mỗi loại quạt có cấu tạo và công dụng như thế nào? (Phương pháp phân tích phân loại). + Để sử dụng quạt có hiệu quả cần bảo quản quạt như thế nào? * Kết bài: Nhấn mạnh vai trò của quạt trong cuộc sống.GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (4 nhóm–7 phút) lập dàn ý cho đề bài trên - Nhóm 1: mở bài - Nhóm 3: kết bài- Nhóm 2 : thân bài - Nhóm 4: thân bài GV yêu cầu các nhóm cử thành viên trình bày dàn ý trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt ý và ghi điểm cho nhóm nào có kết quả sớm nhất và chính xác nhất GV: Tìm biện pháp nghệ thuật để viết phần Mở bài ? HS: Kể chuyện, tự thuật, hỏi đáp theo lối nhân hóa * Hướng dẫn HS viết đoạn mở bài VD: Đoạn văn mẫu Mở bài của đề : Thuyết minh về cái nón ( GV đọc cho HS tham khảo) Chiếc nón trắng Việt Nam không phải chỉ dùng để che nắng, che mưa, mà dường như nó là một phần không thể thiếu đã góp phần làm nên vẻ đẹp duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón trắng từng đi vào ca dao : Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu. Vì sao chiếc nón trắng lại được người Việt Nam nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng trân trọng, yêu quý và trân trọng như vậy? Xin mời các bạn hãy cùng tôi thử tìm hiểu về lịch sử, cấu tạo và công dụng của chiếc nón trắng nhé! Đoạn 2: Việt Nam là một vùng nhiệt đới, nắng lắm mưa nhiều. Vì vậy chiếu nón đội đầu là vật không thể thiếu được để che nắng che mưa. Nón Việt Nam có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng từ 2.500-3.000 năm về trước. Từ xa xưa, nón đã hiện diện trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam, trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết. GV: Nếu hai đề văn trên ta không sử dụng biện pháp nghệ thuật thì bi văn sẽ như thế nào? ( Không sinh động, không hấp dẫn) HS viết bài-trình bày phần mở bài -> GV nhận xét. Đọc phần mở bài với đề văn đã chọn. GV chốt ý HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - HS nhắc lại kiến thức cũ đã học, đọc bài thuyết minh Họ nhà kim và chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản đó - GV hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà I.TÌM HIỂU CHUNG * Kiến thức: - Bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng có mục đích giới thiệu công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử của đồ dùng đó - Một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng như: tự thuật, kể chuyện, hỏi đáp theo lối nhân hóa.có tác dụng làm cho bài viết thêm sinh động, hấp dẫn hơn II. LUYỆN TẬP - Đề bài: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam - Yêu cầu : + Đối tượng thuyết minh: Chiếc nón lá + Về nội dung: Văn bản thuyết minh phải nêu được công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử của chiếc nón + Về hình thức: HS phải biết kết hợp các yếu tố nghệ thuật như: so sánh, tự thuật, kể chuyện, hỏi đáp theo lối nhân hóa.vào văn bản thuyết minh để bài viết sinh động, hấp dẫn hơn. - Lập dàn ý * Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần thuyết minh: cái nón như là người bạn thân thiết với em. * Thân bài: Giới thiệu về hình dáng, cấu tạo, đặc điểm, của cái nón. (Nếu có thể, nêu thêm: cái nón được ra đời nhờ bàn tay khéo léo của người thợ như thế nào). Cái nón gắn với những kỷ niệm học trò và sinh hoạt hằng ngày của em, a.Lịch sử chiếc nón b.Cấu tạo của chiếc nón c.Quy trình làm ra chiếc nón d.Giá trị kinh tế, văn hoá, nghệ thuật của chiếc nón * Kết bài: Cảm nghĩ chung về chiếc nón trong đời sống hiện tại III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Xác định và chỉ ra tác dụng của biệp pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh Họ nhà kim ( SGK/16) - Chuẩn bị “Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh”: đọc và trả lời câu hỏi/ Sgk. E. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... *********************************************
Tài liệu đính kèm: