Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 67 đến 70 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 67 đến 70 - Năm học 2010-2011

I/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về văn tự sự ( kết hợp với miêu tả nội tâm và nghị luận

 2. Kĩ năng: vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.

- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày.

3. Thái độ: kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận trong bài văn tự sự

II/ Chuẩn bị:

HS: vở viết văn.

GV: ra đề, đáp án, biểu điểm.

III/ Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra: GV kiểm tra vở viết của HS

2. Đề bài

Hãy kể về một lần em trót xem nhật kí của bạn.

3. Đáp án - biểu điểm

 *Yêu cầu cần đạt:

- Nội dung: Kể về một lần trót xem nhật kí của bạn

- Hình thức: tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm và nghị luận

 * Đáp án - biểu điểm

 1. Mở bài:

- Giới thiệu và nhân vật và sự việc

 2. Thân bài:

 Kể lại diễn biến sự việc:

- Chuyện xảy ra vào lúc nào? ở đâu? Trong hoàn cảnh nào?

- Chuyện diễn ra như thế nào? Bạn có biết sự việc đó không? Có ai thấy sự việc đó không?

- Em đã đọc được những gì trong cuốn nhật kí?Em có nói cho người khác biết nội dung nhật kí của bạn hay không?

- Em đã suy nghĩ, trăn trở và dằn vặt như thế nào sau sự việc đó?

( Cần kết hợp miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận )

 3. Kết bài: Bài học rút ra từ câu chuyện.

* Hướng dẫn học ở nhà

- Chuẩn bị bài: Người kể chuyện trong văn bản tự sự

Ôn lại các loại ngôi kể, đặc điểm của từng ngôi kể, tác dụng.

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 784Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 67 đến 70 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:	
9A:	 Tiết 67- Lặng lẽ Sa pa
9B. ( Nguyễn Thành Long )
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công tác thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm trong quan hệ với mọi người.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng cảm thụ phân tích các yếu tố trong tác phẩm: miêu tả nhân vật, các bức tranh thiên nhiên. 
3. Thái độ: yêu quý, trân trọng và học tập những con người sống có lí tưởng 
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
HS: phiếu học tập
2. Phương pháp:
Đọc diễn cảm, vấn đáp, phân tích.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: tóm tắt truyện “Lặng lẽ Sa Pa” ( Nguyễn Thành Long). Phẩm chất của anh thanh niên được thể hiện trong công việc như thế nào?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Tìm hiểu về nhân vật anh thanh niên trong quan hệ với mọi người.
GV:Anh thanh niên đã làm gì để có thể gặp gỡ, trò chuyện với mọi người?
HS: Dùng gỗ ngáng đường ngăn ô tô lại ...
-GV:Chi tiết này nói lên điều gì?
HS: Cuộc sống cô đơn khiến anh "thèm người", thèm được trò chuyện với con người-> yêu quý con người
GV: Lòng yêu quý con người còn thể hiện trong sự việc nào?
HS: Tiếp đón ông hoạ sĩ già và cô gái trẻ
GV: Thái độ của anh khi tiếp khách?
HS: Chân tình, nồng hậu
-GV: Thái độ đó được thể hiện qua chi tiết nào?
HS:- Hái hoa tặng cô kĩ sư, giới thiệu công việc của mình, giới thiệu gương những người lao động trên Sa Pa mà anh ngưỡng mộ.
-GV: Những con người anh ngưỡng mộ là ai?
HS:Một ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa, đồng chí nghiên cứu khoa học cùng cơ quan anh 
GV: Anh ngưỡng mộ họ vì điều gì?
HS: Những con người lao động thầm lặng hết lòng vì công việc
GV: ở anh có phẩm chất đó không?
HS: Có 
GV: Khi người hoạ sĩ muốn vẽ anh TN, anh có phản ứng ra sao? Qua đó em thấy anh có thêm phẩm chất gì đáng quí?
HS: Lối sống khiêm nhường, quý trọng lao động và con người lao động
GV: Việc anh gửi ông lái xe đem về cho "bác gái" củ tam thất anh đào được cho thấy điều gì ở anh?
HS: Quan tâm tới người khác
- GV: Hết lòng vì công việc, yêu quý con người, luôn quan tâm tới người khác. ở anh còn có nét đẹp nào khác?
HS:lối sống trong sinh hoạt
GV: Em có nhận xét gì về lối sống của anh?
HS: Ngăn nắp, chủ động trong cuộc sống
GV: Điều đó được thể hiện trong chi tiết nào?
HS: Trồng hoa, nuôi gà, đọc sách, căn nhà luôn gọn gàng)
GV: Qua tất cả những suy nghĩ, việc làm của anh, em nhận thấy anh là người như thế nào? 
HS: Chân thực, tận tuỵ, tin yêu cuộc sống đó là một cách sống tích cực, tốt đẹp và mới mẻ 
GV: Em học tập được điều gì ở anh TN?
HS: tự bộc lộ.
HĐ2. Tìm hiểu về nhân vật ông hoạ sĩ
-GV: Vai trò của ông hoạ sĩ trong câu chuyện?
HS: Tuy không kể theo ngôi thứ nhất nhưng người kể hầu như đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của ông hoạ sĩ để quan sát, miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của truyện
GV: Tại sao ngay từ phút đầu gặp anh thanh niên ông đã thấy bối rối, xúc động? 
HS: Cảm nhận đã gặp được đối tượng nghệ thuật: " Vì hoạ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông đã ao ước được biết, ôi, một nét thôi cũng đủ để khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác"
GV: Chi tiết đó cho thấy điều gì ở người hoạ sĩ?
HS: Khao khát đi tìm đối tượng nghệ thuật
GV: Việc ông muốn vẽ anh thanh niên và cho đó là một sự thử thách nói lên điều gì ?
HS: Yêu giá trị chân thực của cuộc sống 
GV: Nhân vật này đã góp phần tô đậm hình ảnh anh thanh niên như thế nào?
HS: làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng, đẹp và chứa đựng những chiều sâu tư tưởng
HĐ3. Tìm hiểu về các nhân vật khác 
GV: Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, những gì anh kể đã tác động đến cô như thế nào?
HS:Khiến cô " bàng hoàng"
GV: Theo em, cô gái bàng hoàng vì điều gì?
HS: Hiểu cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên và về con đường cô đã lựa chọn
-GV: Cuộc sống của anh thanh niên còn giúp cô nhận ra điều gì?
HS: Đánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã từ bỏ
GV: Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta gặp những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống, từ tâm hồn người khác.
GV: Lời kể của nhân vật bác lái xe về anh thanh niên có tác dụng gì?
HS: Kích thích sự chú ý, chờ đợi sự xuất hiện của anh thanh niên và qua lời kể của bác mà ta biết được về cuộc sống của nhân vật này
GV: Có thể nói qua những cảm xúc, suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của các nhân vật phụ, hình ảnh anh thanh niên hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn, chủ đề tác phẩm được mở rộng thêm . Đó là thủ pháp nghệ thật mà tác giả sử dụng thành công khi miêu tả nhân vật chính của truyện.
HĐ4. Tìm hiểu chất trữ tình của truyện
GV: Theo em, chất trữ tình của truyện được thể hiện ở những chi tiết nào?
HS: Phong cảnh thiên nhiên ở Sa Pa đầy thơ mộng, vẻ đẹp của anh thanh niên một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ 
 Cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị trong lòng mỗi người...
HS đọc lại đoạn tả cảnh Sa Pa qua cái nhìn của người hoạ sĩ ở đầu và cuối truyện
GV: Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên ấy?
( HS tự bộc lộ)
GV: Qua tìm hiểu, em hãy nêu chủ đề của truyện.
HS: Ca ngơi vẻ đẹp của những con người lao động bình thương và ý nghĩa của những công việc thầm lặng
GV: Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện?
HS: Xây dựng tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, kết hợp tự sự trữ tình với bình luận
HS đọc ghi nhớ
HĐ5. Luyện tập
Hoạt động nhóm
GV: nêu vấn đề: Tại sao tác giả không đặt tên cho các nhân vật của mình mà chỉ gọi tên "anh thanh niên", "cô kĩ sư", "Ông hoạ sĩ"?
HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày, nhận xét
GV: định hướng: tác giả không đặt tên cho các nhân vật của mình mà gọi chung chung như vậy nhằm khắc hoạ rõ chủ đề truyện: họ là những con người bình thường, giản dị không tên tuổi, họ ngày đêm lao động làm việc, hi sinh tuổi trẻ, gia đình, hạnh phúc (cống hiến thầm lặng).
II. Tìm hiểu văn bản (tiếp)
1. Nhân vật anh thanh niên. 
* Trong công việc:
* Trong quan hệ với mọi người:
- Yêu quý con người
- Cởi mở, chân tình, nồng hậu
- Lối sống khiêm nhường, quý trọng lao động và con người lao động. 
- Quan tâm tới người khác
* Trong sinh hoạt:
- Ngăn nắp, chủ động trong cuộc sống
=> Chân thực, tận tuỵ, tin yêu cuộc sống đó là một cách sống tích cực, tốt đẹp và mới mẻ.
2. Nhân vật ông hoạ sĩ
- Khao khát đi tìm đối tượng nghệ thuật
- Yêu giá trị chân thực của cuộc sống
3. Chất trữ tình của truyện
- Phong cảnh thiên nhiên ở Sa Pa đầy thơ
mộng
- Cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị trong lòng mỗi người...
IV. Tổng kết
* Ghi nhớ ( SGK)
V. Luyện tập
3. Củng cố
- Em cảm nhận được vẻ đẹp nào ở anh thanh niên? Em có thể học tập được ở anh điều gì?
4. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài, nắm nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật
- HS phát biểu cảm nghĩ về một trong hai nhân vật: anh thanh niên , ông hoạ sĩ
- Chuẩn bị bài: Viết bài tập làm văn số 3 ( văn tự sự )
..
Ngày giảng:	
9A:	 Tiết 68 – 69: Viết bài tập làm văn số 3
9B. ( Văn tự sự ) 
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về văn tự sự ( kết hợp với miêu tả nội tâm và nghị luận 
 2. Kĩ năng: vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày.
3. Thái độ: kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận trong bài văn tự sự
II/ Chuẩn bị:
HS: vở viết văn.
GV: ra đề, đáp án, biểu điểm.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: GV kiểm tra vở viết của HS
2. Đề bài
Hãy kể về một lần em trót xem nhật kí của bạn.	
3. Đáp án - biểu điểm
	 *Yêu cầu cần đạt:
- Nội dung: Kể về một lần trót xem nhật kí của bạn
- Hình thức: tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm và nghị luận
	* Đáp án - biểu điểm
	1. Mở bài: 
- Giới thiệu và nhân vật và sự việc
	2. Thân bài:
 Kể lại diễn biến sự việc:
- Chuyện xảy ra vào lúc nào? ở đâu? Trong hoàn cảnh nào?
- Chuyện diễn ra như thế nào? Bạn có biết sự việc đó không? Có ai thấy sự việc đó không?
- Em đã đọc được những gì trong cuốn nhật kí?Em có nói cho người khác biết nội dung nhật kí của bạn hay không?
- Em đã suy nghĩ, trăn trở và dằn vặt như thế nào sau sự việc đó?
( Cần kết hợp miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận )
	3. Kết bài: Bài học rút ra từ câu chuyện.
* Hướng dẫn học ở nhà
- Chuẩn bị bài: Người kể chuyện trong văn bản tự sự
Ôn lại các loại ngôi kể, đặc điểm của từng ngôi kể, tác dụng.
Ngày giảng:	 Tiết 70- Người kể chuyện trong văn bản tự sự
9A:	 
9B. 
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Giúp HS: Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể chuyện với ngôi kể trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập hợp các yếu tố này trong khi đọc văn cũng như viết văn.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
HS: phiếu học tập
2. Phương pháp :
Vấn đáp, luyện tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Tìm hiểu về vai rò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.( )
GV: có mấy loại ngôi kể? Nêu đặc điểm của từng loại ngôi kể?
HS: trả lời.
HS đọc đoạn trích từ truyện ngắn lặng lẽ Sa Pa
GV: Đoạn trích kể về ai và về sự việc gì?
 Ai là người kể truyện trên?
HS: Người kể truyện không phải là một hay ba nhân vật đã nói - vô nhân xưng
GV: Nếu là một trong ba người trên thì lời văn phải như thế nào?
HS: hoặc xưng "tôi" hoặc xưng tên một trong ba nhân vật
GV: Những câu "giọng cười như đầy tiếc rẻ" "những người con gái...hay nhìn ta như vậy"... là nhận xét của người nào? Về ai?
HS: Nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh)
GV: Căn cứ vào đâu để có thể nhận xét: người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hành động, tâm tư, mọi hành động, tình cảm của nhân vật
HS: Căn cứ vào 
- Chủ thể đứng ra kể chuyện:không xuất hiện trong đoạn văn tức là đứng bên ngoài để quan sát, miêu tả, suy nghĩ, liên tưởng để hoá thân vào từng n.vật.
- Các đối tượng được miêu tả khách quan)
GV: Qua VD hãy cho biết vai trò của người kể chuyện?
HS: trả lời, đọc ghi nhớ
HĐ2. Luyện tập 
Hoạt động nhóm
GV: nêu yêu cầu của bài tập a.
HS: thảo luận, đại diện nhóm trình bày, nhận xét
GV: chữa
GV: nêu yêu cầu của bài tập b
HS: HĐCN, làm bài, trình bày, nhận xét.
GV: chữa.
I. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.
1. Ví dụ (sgk)
- Kể về phút chia tay gữa người hoạ sĩ già, cô gái và anh thanh niên.
- Người kể chuyện: không xuất hiện (vô nhân xưng)
* Ghi nhớ (SGK)
II. Luyện tập:
a. - Người kể chuyện: nhân vật "tôi" ( ngôi thứ nhất) kể lại cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau những ngày xa cách.
*Ưu điểm:
Giúp cho người kể chuyện dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm , miêu tả được những diễn biến tâm lí đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật "tôi" 
* Hạn chế:
Không miêu tả được những diễn biến nội tâm của n.vật “người mẹ” àtính khái quát không cao, lời văn dễ nhàm chán, đơn diệu.
b. Chọn một trong ba nhân vật: người hoạ sĩ, anh thanh niên, hoặc cô kĩ sư là người kể chuyện.
3. Củng cố 
- Ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất còn hình thức kể chuyện nào khác?
- Vai trò của người kể chuyện như thế nào?
4. Hướng dẫn
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài: Chiếc lược ngà.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan- 67,68,69,70.doc