I/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Hiểu được c/s và tâm trạng của ông Hai ở nơi sơ tán.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện năng lực đọc hiểu, năng lực tóm tắt văn bản.
3. Thái độ:
Có tình yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
HS: phiếu học tập
2. Phương pháp:
Đọc diễn cảm, vấn đáp, phân tích.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: ý nghĩa khái quát của bài thơ “Ánh trăng”
2. Bài mới:
Ngày giảng: 9A: Tiết 61- Làng 9B. (Kim Lân) I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Hiểu được c/s và tâm trạng của ông Hai ở nơi sơ tán. 2. Kĩ năng: Rèn luyện năng lực đọc hiểu, năng lực tóm tắt văn bản. 3. Thái độ: Có tình yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc. II/ Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: HS: phiếu học tập 2. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, phân tích. III/ Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: ý nghĩa khái quát của bài thơ “ánh trăng” 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1.Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm ( ) - HS đọc phần chú thích * - SGK (T.171) - Em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả Kim Lân? ( Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, ông am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân.) - Truyện ngắn "Làng" được sáng tác trong hoàn cảnh nào? ( Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ) HĐ2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích ( ) - GV hướng dẫn cách đọc: Thể hiện giọng kể. Chú ý các mẩu đối thoại, ngôn ngữ thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật. - GV đọc mẫu một đoạn. - HS đọc. - Nhận xét cách đọc. - HS tóm tắt truyện (Trong kháng chiến, ông Hai- người làng Chợ Dầu, buộc phải rời làng. ở nơi tản cư, nghe tin đồn làng theo giặc, ông rất khổ tâm và xấu hổ. Khi tin này được cải chính, ông mới trở lại vui vẻ, phấn chấn.) - GV lưu ý HS một số chú thích trong bài. HĐ3.Tìm hiểu văn bản. GV: Hãy xác định thể loại, PTBĐ, ngôi kể, n/v chính, bố cục của văn bản? HS: trả lời. P1: từ đầuvui quá: c/s, tâm trạng ông Hai ở nơi sơ tán. P2: tiếpđôi phần: tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. P3: còn lại: tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu được cải chính. GV: c/s của ông Hai ở nơi sơ tán được t/g giới thiệu ntn? Em có nhận xét gì về c/s ấy? HS: trả lời. GV: ngoài việc lo nơi ăn chốn ở và lo kiếm sống, ông Hai còn có mối quan tâm nào khác? Điều đó được t/h trong những đoạn văn nào? HS: ông lại nghĩ về cái làng của ôngnhớ cái làng quá. GV: Vậy ông Hai quan tâm đến vấn đề gì? Tâm trạng của ông Hai khi nghĩ về những vấn đề đó? HS: - Ông nhớ khi cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá nhớ cái chòi gác đầu làng, những đường hầm bí mật - Dõi theo cuộc k/c chống Pháp của DT “đi nghênh ngangvui quá” GV: theo em đoạn văn miêu tả ông Hai quan tâm đến cuộc k/c có gì đặc biệt về cách dùng từ? Qua đó đã làm nổi bật ông Hai là người ntn? HS: - Mong nắng cho Tây chết mệt - Nghe lỏm đọc báo để biết tin tức k/c - Tin tưởng k/c sẽ thắng lợi Hoạt động nhóm: GV: nêu y/c: hãy tìm những câu thơ, ca dao nói về t/c của người VN đ/với làng quê. Em có nhận xét gì về t/c của người VN đối với quê hương, đất nước? HS: thảo luận 4’ Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. GV: định hướng: Mỗi người dân VN đều gắn bó, yêu làng quê, đất nước mình. I. Tác giả - Tác phẩm( sgk) II. Đọc – Hiểu chú thích. 1.Đọc. 2. Chú thích. III. Tìm hiểu văn bản. A. Tìm hiểu chung: 1. Thể loại: truyện ngắn 2. PTBĐ: tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. 3. Ngôi kể: ngôi thứ ba 4. Nhân vật chính: ông Hai. 5. Bố cục: 3 phần. B. Tìm hiểu văn bản: 1. Cuộc sống và tâm trạng của ông Hai ở nơi sơ tán. - Cuộc sống: tạm bợ, nhiều khó khăn. - Vẫn quan tâm đến làng quê. - Vui và tự hào về làng mình là làng tích cực kháng chiến. - Luôn dõi theo cuộc k/c chống Pháp của DT. * Sử dụng ngôn ngữ quần chúng ND tự nhiên giản dị, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại àông Hai là người ND chất phác, tính tình vui vẻ, luôn gắn bó, tự hào về làng quê, có trách nhiệm với làng quê, luôn quan tâm đến cuộc k/c của DT. 3. Củng cố: GV hệ thống KT tiết học. 4. Hướng dẫn: - Đọc và tóm tắt truyện - Tìm hiểu diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai. ..
Tài liệu đính kèm: