Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 59: Tổng kết từ vựng (Luyện tập tổng hợp) - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 59: Tổng kết từ vựng (Luyện tập tổng hợp) - Năm học 2012-2013

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp, nhất là trong văn chương.

 1. Kiến thức:

 - Hệ thống hóa các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng hình, tượng thanh, các biện pháp tu từ từ vựng.

- Tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.

 2. Kĩ năng:

 - Nhận diện được các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản.

 - Phân tích tác dụng của lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong văn bản.

 3. Thái độ: Yêu thích và trau dồi tiếng Việt.

B/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ và tài liệu có liên quan.

 HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:

1.Ổn định T/C:( 1 phút) – 9a5: 9a8:

2. Bài cũ: ( 2 phút )

H: Phân biệt các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ? Cho ví dụ và phân tích?

H: Thế nào là nhân hoá, nói quá, điệp ngữ? Cho ví dụ và phân tích?

3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu và vào bài

 Nội dung bài học Hoạt động của thầy HĐcủatrò

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới

Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.

Phương pháp: Thuyết trình.

Thời gian: 2 phút.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập tổng hợp.

Mục tiêu: Hệ thống hóa các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng hình, tượng thanh, các biện pháp tu từ từ vựng.

Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh họa, phân tích, cắt nghĩa, nêu và giải quyết vấn đề.

Thời gian: 35 phút.

 

docx 5 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 475Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 59: Tổng kết từ vựng (Luyện tập tổng hợp) - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 59 
 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG ( luyện tập tổng hợp )
Ngày soạn: 10. 3 2013 
Ngày giảng: 
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp, nhất là trong văn chương.
 1. Kiến thức:
 - Hệ thống hóa các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng hình, tượng thanh, các biện pháp tu từ từ vựng.
- Tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
 2. Kĩ năng: 
 - Nhận diện được các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản.
 - Phân tích tác dụng của lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong văn bản.
 3. Thái độ: Yêu thích và trau dồi tiếng Việt.
B/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ và tài liệu có liên quan.
	HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định T/C:( 1 phút) – 9a5: 9a8:
2. Bài cũ: ( 2 phút ) 
H: Phân biệt các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ? Cho ví dụ và phân tích?
H: Thế nào là nhân hoá, nói quá, điệp ngữ? Cho ví dụ và phân tích?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu và vào bài
	Nội dung bài học	 
Hoạt động của thầy
HĐcủatrò
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới 
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập tổng hợp.
Mục tiêu: Hệ thống hóa các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng hình, tượng thanh, các biện pháp tu từ từ vựng.
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh họa, phân tích, cắt nghĩa, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 35 phút.
Bài tập 1: So sánh hai dị bản của câu ca dao:(SGK/158)
 Râu tôm ... khen ngon.
- Gật đầu: Chỉ sự tán thưởng của đôi vợ chồng nghèo đối với 1 món ăn dân dã, đạm bạc.
- Gật gù: gật nhẹ vừa có ý chỉ sự tán thưởng; vừa là tự tượng hình mô phỏng tư thế của 2 vợ chồng. 
Bài tập 2:
- Đây là hiện tượng “ ông nói gà, bà nói vịt”, nghĩa là không thể “cộng tác đối thoại”.
Bài tập 3: 
- Những từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay. 
- Những từ được dùng theo nghĩa chuyển: vai (hoán dụ); đầu (ẩn dụ)
Bài tập 4: Nét nổi bật của việc dùng từ:
- Trường từ vựng chỉ màu sắc: đỏ, xanh, hồng.
- Trường từ vựng chỉ lửa: lửa, cháy, tro.
* Những hình ảnh gây ấn tượng mạnh, thể hiện độc đáo một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng.
Bài tập 5: Các sự vật, hiện tượng đó được gọi tên theo cách:
- Dùng từ ngữ đã có sẵn với một nội dung mới:rạch, rạchMái Giầm
- Dựa vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng được gọi tên: kênh, kênh Bọ Mắt.
- Ví dụ: Một số tên gọi theo cách trên: cà tím, cá kiếm, cá kim, cá kìm, chim lợn, chè móc câu, chuột đồng, gấu chó, mực, ớt chỉ thiên, ong ruồi, xe cút kít.
Bài tập 6: 
- Chi tiết gây cười: “Đừng gọi bác sĩ ... đốc tờ !”.
- Truyện cười phê phán thói sính dùng từ nước ngoài của một số người.
GV hướng dẫn HS so sánh hai dị bản của câu ca dao.
H: Cho biết trong trường hợp này, gật đầu hay gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt. Vì sao?
H: Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ trong truyện cười ( bài tập 2).
- Người vợ không hiểu nghĩa của cách nói “chỉ có một chân sút”. Cách nói này có nghĩa là cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bàn thôi.
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn thơ “Áo anh ... trăng treo”. 
H: Trong các từ: vai, miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức ẩn dụ, nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức hoán dụ?
-
 GV hướng dẫn HS làm bài tập 4
HS: Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ “Áo đỏ” của Vũ Quần Phương.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 5.
Đọc đoạn trích “Ở đây...rất ngon”.
H: Các sự vật và hiện tượng trên được đặt tên theo cách nào (đặt từ ngữ mới để gọi riêng sự vật, hiện tượng đó hay dùng từ ngữ đã có sẵn theo một nội dung mới)?
HS: Tìm năm ví dụ về những sự vật, hiện tượng được gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm riêng biệt của chúng.
-
GV hướng dẫn HS làm bài tập 6.
Đọc truyện cười BT6. 
HS: Phát hiện chi tiết gây cười. 
H: Truyện phê phán điều gì?
-HS lắng nghe.
- Trả lời câu hỏi.
HS nhận xét.
- HS đọc và trả lời.
- HS lên bảng làm. 
- HS đọc và trả lời.
- HS đọc và trả lời.
- HS tìm
- HS đọc và trả lời.
Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn HS học bài ở nhà. 
Mục tiêu: HS vận dụng được những kiến thức vào thực tiễn.
Thời gian: 5 phút.	
VI/ Hoạt động nối tiếp:
- Hệ thống hoá các khái niệm và bài tập vừa ôn. Tìm thêm các ví dụ cho các kiến thức vừa ôn tập. - Chuẩn bị bài mới:Tiết 60: Tập làm văn
 Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
D. Rút kinh nghiệm: .

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 59 TỔNG KẾT TỪ VỰNG.docx