Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 58: Ánh trăng (Nguyễn Duy - tiếp) - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 58: Ánh trăng (Nguyễn Duy - tiếp) - Năm học 2012-2013

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.

- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Biết được đặc điểm và những đóng góp của thơ Việt Nam vào nền văn học dân tộc.

 1. Kiến thức:

 - Kỉ niệm về 1 thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.

 - Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong 1 tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.

 - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ mang ý nghĩa biểu tượng.

 2. Kĩ năng:

 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận 1 văn bản trữ tình hiện đại.

 3. Thái độ:

Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên khắc họa trong vẻ đẹp của người lính.

B/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu liên quan.

 Học sinh: Đọc bài mới, trả lời câu hỏi SGK.

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:

1.Ổn định T/C:( 1 phút) – 9a5: 9A8:

2. Bài cũ: ( 2 phút )

 - Đọc bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”?

 - Phân tích hình ảnh người mẹ trong bài thơ?

 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu và vào bài

Nội dung bài học Hoạt động của thầy HĐcủa trò

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới

Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.

Phương pháp: Thuyết trình.

Thời gian: 2 phút.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản.

Mục tiêu: HS phân tích được vẻ đẹp của ánh trăng .Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.

Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, phân tích, cắt nghĩa, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu.

Thời gian: 18 phút.

 

docx 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 58: Ánh trăng (Nguyễn Duy - tiếp) - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 58
Văn bản: ÁNH TRĂNG ( Tiếp ).
Ngày soạn: 9. 11. 2013 (Nguyễn Duy)
Ngày giảng
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Biết được đặc điểm và những đóng góp của thơ Việt Nam vào nền văn học dân tộc.
 1. Kiến thức:
 - Kỉ niệm về 1 thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
 - Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong 1 tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.
 - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ mang ý nghĩa biểu tượng.
 2. Kĩ năng: 
 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận 1 văn bản trữ tình hiện đại.
 3. Thái độ: 
Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên khắc họa trong vẻ đẹp của người lính.
B/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu liên quan.
	 Học sinh: Đọc bài mới, trả lời câu hỏi SGK.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định T/C:( 1 phút) – 9a5: 9A8:
2. Bài cũ: ( 2 phút ) 
 - Đọc bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”?
 - Phân tích hình ảnh người mẹ trong bài thơ?
 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu và vào bài	
Nội dung bài học 
Hoạt động của thầy
HĐcủa trò
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới 
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản.
Mục tiêu: HS phân tích được vẻ đẹp của ánh trăng.Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, phân tích, cắt nghĩa, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu.
Thời gian: 18 phút.
II/ Tìm hiểu văn bản. (tiếp)
1/ Hình ảnh vầng trăng cùng cảm xúc của tác giả.
- Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng ở tình huống đặc biệt mới tự nhiên gây ấn tượng mạnh.
- Vầng trăng làm ùa dậy ở tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm của quá khứ.
- Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên nghĩa tình “Trăng cứ tròn vành vạnh”.
“Ánh trăng im phăng phắc” chính là người bạn - nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ: Con người có thể vô tình, lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
2/ Nghệ thuật:
- Bài thơ như một câu chuyện riêng, có sự kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình.
- Giọng điệu tâm tình. Nhịp thơ ngân nga, thiết tha, lúc trầm lắng biểu hiện suy tư.
- Kết cấu, giọng điệu bài thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề.
H: Hình ảnh vầng trăng mang nhiều tầng ý nghĩa. Hãy phân tích điều ấy. Khổ thơ nào trong bài thể hiện tập trung nhất ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính chiết lí của tác phẩm?
- Khổ thơ 2,3,4.
- Hs đọc khổ 5.
H: Nhận xét tư thế và tâm trạng của tác giả khi đột ngột gặp lại vầng trăng. Vì sao vầng trăng không còn là người dưng như thường ngày nữa?
- Vầng trăng làm ùa dậy ở tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm của quá khứ; hình ảnh của thiên nhiên, đất nước hiện hình trong nỗi nhớ “như là đồng là bể, như là sông là rừng”, trong cảm xúc “rưng rưng” của một người đang sống giữa phố phường hiện đại. Cảm xúc thiết tha, có phần thành kính ở tư thế lặng im “Ngửa mặt ... rưng rưng”.
- Vầng “Trăng cứ tròn vành vạnh”và “Ánh trăng im phăng phắc” có ý nghĩa gì? Phân tích cái giật mình của nhà thơ khi nhìn trăng?
GV: Đúng vậy vầng trăng thiên nhiên là trường tồn bất diệt
H: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
- Bài thơ như một câu chuyện riêng, có sự kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình.
- Giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ. Nhịp thơ khi thì trôi chảy tự nhiên, khi ngân nga thiết tha cảm xúc, lúc trầm lắng biểu hiện suy tư.
-Kết cấu, giọng điệu bài thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo nên tính chân thực, chân thành, sức truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm, gây ấn tượng mạnh ở người đọc.
- HS: Trả lời câu hỏi.
- HS lớp nhận xét bổ sung.
- HS suy luận phân
tích và phát biểu
HS trả lời
- HS: Trả lời câu hỏi.
- HS lớp nhận xét bổ sung.
- HS suy luận phân
tích và phát biểu
HS trả lời
Hoạt động 3: Tổng kết 
Mục tiêu: khái quát được giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Phương pháp: Khái quát hóa.
Thời gian: 5 phút.
III/ Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
- Kết hợp giữa tự sự và trữ tình.
- Sáng tạo lên hình ảnh thơ có nhiều tầng ý nghĩa.
2. Nội dung: 
Ánh trăng khắc họa trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng nghĩa tình, thủy chung sau trước.
* Ghi nhớ: SGK / tr 157
H: Em hãy tổng kết lại những nội dung nổi bật và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
H: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
- Kết hợp giữa tự sự và trữ tình.Sáng tạo lên hình ảnh thơ có nhiều tầng ý nghĩa: Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên, là người bạn gắn bó với con người; là biểu tượng cho quá khứ, nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên, vĩnh hằng.
H: Những nội dung nổi bật của bài thơ? Ý nghĩa của văn bản?
- Quá khứ được tái hiện với những kỉ niệm. Nghĩa tình với vầng trăng..
- Hiện tại: Cuộc sống ở thành phố có ánh điện, cuộc gặp gỡ bất ngờ cảm động với vầng trăng tri kỉ, con người nhận ra sự vô tình của mình.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
HS thảo luận và trả lời câu hỏi. 
- HS suy nghĩ và trả lời 
- HS đọc
Hoạt động 4: Liên hệ thực tế, thực hành luyện tập.
Mục tiêu: HS vận dụng được những kiến thức vào thực tiễn.
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thi đọc.
Thời gian: 4 phút.
IV. Luyện tập:
GV: Hướng dẫn luyện tập.
- GV cho HS thi đọc diễn cảm bài thơ.
- GV gợi ý và hướng dẫn Hs làm bài tập 2 (SGK/157)
- HS đọc diễn cảm
Hs làm bài tập 2 (SGK/157)
Hoạt động 5: Củng cố và hướng dẫn HS học bài ở nhà. 
Thời gian: 2 phút.
V/ Hoạt động nối tiếp:
 H: Nêu giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật bài thơ?
 H: Trình bày nhận xét về giọng điệu của bài thơ?
- Học thuộc lòng diễn cảm bài thơ.
- Làm bài tập 2: Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong Ánh trăng, em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn.
- Chuẩn bị bài mới: Tiết 59: Tổng kết về từ vựng (Luyện tập tổng hợp).
D. Rút kinh nghiệm: .

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 58 ÁNH TRĂNG T2.docx