I/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh trong bài thơ “Bếp lửa”.
Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng, kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
Đọc diễn cảm, phân tích.
3. Thái độ:
Yêu quý, kính trọng những người thân yêu trong gia đình.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
HS: phiếu học tập
2. Phương pháp:
Đọc diễn cảm, vấn đáp, phân tích, bình.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Đọc thuộc lòng bài Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
2. Bài mới:
Ngày giảng: 9A: Tiết 56- Bếp lửa 9B. ( Bằng Việt) I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh trong bài thơ “Bếp lửa”. Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng, kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ. 2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm, phân tích. 3. Thái độ: Yêu quý, kính trọng những người thân yêu trong gia đình. II/ Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: HS: phiếu học tập 2. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, phân tích, bình. III/ Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: Đọc thuộc lòng bài Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ. 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Hoạt động 1. tìm hiểu t/g, t/p GV: nêu vài nét về tác giả, tác phẩm? HS: trả lời. Hoạt động 2: Đọc – Hiểu chú thích. GV: đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc. HS: đọc. GV: giải nghĩa một số từ khó. Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản GV: văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần ? HS: - Khổ 1: Hình ảnh bếp lửa. - Bốn khổ thơ tiếp theo: Hồi tưởng kỉ niệm. - Khổ thơ thứ 6: Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà. - Khổ cuối: Tình cảm của cháu đối với bà. GV: Sự hồi tưởng về bà được bắt nguồn từ đâu? HS: Bếp lửa: ấm áp giữa cái lạnh của sương sớm. “ấp iu”: diễn tả chính xác công việc của người làm bếp, gợi ra bàn tay kiên nhẫn khéo léo về tấm lòng của người nhóm bếp. GV: Qua hồi tưởng ấy, kỉ niệm nào về bà và tình bà cháu được gợi lại? HS: Bóng đen của nạn đói năm 1945 Lo giặc tàn phá (Năm giặc ...) Có hoàn cảnh chung: cha mẹ đi công tác bận không về ... Bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm Bà chăm cháu học => Tiếng chim gọi mỗi độ vào hè, tiếng chim như giục giã, khắc khoải -> Tình cảnh vắng vẻ, nhớ nhung của hai bà cháu. GV: người cháu suy ngẫm về cuộc đời bà ntn? HS: trả lời Bếp lửa: nhắc đến 10 lần. Bếp lửa – bà: luôn gắn liền với nhau. GV: Khổ thơ đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng? => Điệp ngữ. Nhấn mạnh ý nghĩa của ngọn lửa. - Qua bài thơ em rút ra ý nghĩa gì ? ( Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ đều có sức toả sáng và nâng đỡ con người trên đường đời ) GV: người cháu có được điều gì may mắn trong c/s? HS: Người cháu năm xưa đã trưởng thành Điệp từ trăm”: thế giới rộng lớn mà cháu đã đi qua. GV: người cháu tự nhắc nhở mình điều gì? HS: * Hoạt động 3: Thảo luận nhóm . GV: nêu yêu cầu:Tìm hiểu ý nghĩa triết lí thầm kín qua bài thơ. HS thảo luận 4’. Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. GV: chốt KT. HS: đọc ghi nhớ. I. Tác giả - Tác phẩm( sgk) II. Đọc – Hiểu chú thích. 1.Đọc. 2. Chú thích. III. Tìm hiểu văn bản. 1. Hồi tưởng về bà và tình bà cháu: - Sự hồi tưởng bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp về bếp lửa: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Hình ảnh quen thuộc, gần gũi ấm cúng trong mỗi gia đình. - Hình ảnh bếp lửa đánh thức dòng cảm xúc hồi tưởng của cháu về bà: + Thời thơ ấu ở bên bà: Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy => Tuổi thơ nhọc nhằn gian khổ. + Tuổi thơ gắn liền với bếp lửa: . Quen mùi khói . Tám năm ròng cháu cùng bà ... => Bếp lửa: Tình bà ấm áp, chỗ dựa tinh thần, sự cưu mang đùm bọc của bà đối với cháu. + Tuổi thơ với tiếng chim tu hú: . Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế . Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà ... => Tiếng chim quen thuộc của cánh đồng quê -> lòng người trỗi dậy những hoài niệm, ước mong. 2. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa: - Từ những hồi tưởng về tuổi thơ và bà, người cháu suy ngẫm về cuộc đời bà: + Bà luôn gắn liền với bếp lửa. + Bếp lửa là tình bà, bàn tay bà chăm chút. + Bếp lửa gắn với khó khăn gian khổ của bà. + Bà đã hy sinh cuộc đời mình cho con cháu. + Bà nhóm bếp: nhóm sự sống, niềm yêu thương cho con cháu, cho mọi người. => Đó là sự thiêng liêng của bếp lửa. - Bếp lửa được bà nhen không chỉ bằng nhiên liệu mà còn được nhen nhóm từ ngọn lửa trong lòng bà: ngọn lửa của sức sống, của niềm yêu thương. 3. Tình cảm của người cháu: - Không quên bà nhóm lửa. - Nhớ cuộc đời gian khổ của bà, hiểu tấm lòng, t/y, sự tận tuỵ, hi sinh của bà. Đó là kỉ niệm thiêng liêng nâng đỡ cháu trên đường đời. III. Tổng kết: ý nghĩa triết lí của bài thơ. Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ đều có sức toả sáng và nâng đỡ con người trên đường đời. Tình yêu thương bà, lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. * Ghi nhớ: (sgk) 3. Củng cố: Có người nói rằng hình ảnh bà trong bài thơ là hình ảnh người nhóm lửa, người giữ lửa, người truyền lửa. Em hiểu như thế nào về nhận xét ấy. 4. Hướng dẫn: - Học thuộc bài thơ. - Nắm chắc KT - Chuẩn bị bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. ..
Tài liệu đính kèm: