Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 56: Bếp lửa (Bằng Việt - tiếp) - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 56: Bếp lửa (Bằng Việt - tiếp) - Năm học 2012-2013

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

 - Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình - người cháu - và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh trong bài.

 - Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ.

1. Kiến thức:

- Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương và giàu đức hi sinh.

- Việc kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện, phân tích được các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.

3. Thái độ: Những xúc cảm chân thành của bản thân khi học văn bản “ Bếp lửa”.

B/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ và tài liệu có liên quan.

 HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:

1.Ổn định T/C:( 1 phút) – 9a5: 9a8:

2. Bài cũ: ( 2 phút )

 - Đọc bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. Nêu đặc sắc nghệ thuật bài thơ?

 - Phân tích cảnh thiên nhiên và đoàn thuyền đánh cá trên biển?

3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu và vào bài

Hoạt động của thầy HĐcủa trò Nội dung bài học

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới

Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.

Phương pháp: Thuyết trình.

Thời gian: 1 phút.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản.

Mục tiêu: Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa.

Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.

Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, phân tích, cắt nghĩa, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu.

Thời gian: 15 phút.

 

docx 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 56: Bếp lửa (Bằng Việt - tiếp) - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 56
BẾP LỬA (tiếp )
Ngày soạn: 7.3. 2013 (Bằng Việt) 
Ngày giảng: 
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
 - Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình - người cháu - và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh trong bài.
 - Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ.
1. Kiến thức: 
- Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương và giàu đức hi sinh.
- Việc kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.
2. Kĩ năng: 
- Nhận diện, phân tích được các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.
3. Thái độ: Những xúc cảm chân thành của bản thân khi học văn bản “ Bếp lửa”.
B/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ và tài liệu có liên quan.
	 HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định T/C:( 1 phút) – 9a5: 9a8:
2. Bài cũ: ( 2 phút ) 
 - Đọc bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. Nêu đặc sắc nghệ thuật bài thơ?
 - Phân tích cảnh thiên nhiên và đoàn thuyền đánh cá trên biển?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu và vào bài
Hoạt động của thầy 
HĐcủa trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới 
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 1 phút.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản.
Mục tiêu: Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa.
Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, phân tích, cắt nghĩa, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu.
Thời gian: 15 phút.
2. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa.
- Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa. 
Có thể nói bà là người nhóm lửa, giữ lửa (ấm nóng, tỏa sáng). Bà tần tảo, hi sinh, chăm lo cho mọi người “Mấy chục năm ... nồng đượm”.
- Bếp lửa tay bà nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ và còn “Nhóm dậy cả ... tuổi nhỏ”.
- Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa (10 lần nhắc đến bếp lửa). Bếp lửa là tình bà ấm nóng, là tay bà chăm chút; là khó khăn, gian khổ đời bà. Bà nhóm lửa là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương nên hình ảnh bếp lửa bình dị mà thân thuộc sự kì diệu, thiêng liêng “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”
- Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa.
HS: Phân tích những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa.
H: Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ?
H: Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa? Hình ảnh ấy mang ý nghĩa gì trong bài thơ? Vì sao tác giả viết “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”?
 “Rồi sớm rồi chiều ... dai dẳng”
Vì sao ở 2 câu dưới tác giả dùng từ “Ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa”? Ngọn lửa ở đây có ý nghĩa gì? Em hiểu những câu thơ trên như thế nào?
- Bếp lửa được bà nhen không chỉ bằng nhiên liệu ở bên ngoài mà còn chính từ ngọn lửa trong lòng bà – ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin. Bởi vậy, từ bếp lửa bài thơ gợi đến ngọn lửa (với ý nghĩa trừu tượng và khái quát): “Rồi sớm ... dai dẳng”
- HS thảo luận nhóm và trả lời cá nhân.
- HS: Trả lời câu hỏi.
- HS lớp nhận xét bổ sung.
- HS trả lời
Hoạt động 3: Tổng kết 
Mục tiêu: khái quát được giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Phương pháp: Khái quát hóa.
Thời gian: 5 phút. 
III/ Tổng kết.
1. Nghệ thuật: Sáng tạo hình tượng bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng; kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự và bình luận; giọng điệu và thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm.
2. Nội dung:
- Những gì thân thiết của tuổi thơ có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt cuộc đời. 
- Tình yêu thương, lòng biết ơn bà là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, gắn bó với gia đình, quê hương, khởi đầu tình yêu con người, đất nước.
* Ghi nhớ: (SGK / tr. 146).
HS: Nêu được giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? 
H: Nét nổi bật về nghệ thuật bài thơ là gì?
H: Cảm nhận của em về tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ? Tình cảm ấy được gắn liền với những tình cảm nào khác?
H: Ý nghĩa của văn bản?
- Từ những kỉ niệm thơ ấu ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ, về nhân dân nghĩa tình.
- 2 HS đọc ghi nhớ. (SGK / tr. 146)
- HS thảo luận. Trả lời câu hỏi. 
- HS suy nghĩ và trả lời tự do.
- HS trả lời
- HS đọc
Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc thêm: .	Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Mục tiêu: HS nắm được đôi nét về tác giả và tác phẩm, bố cục và phương thức biểu đạt , nội dung và nghệ thuật của bài.của bài?
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện thông qua hoạt động tri giác ngôn ngữ.
Thời gian: 10 phút
. IV Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
1. Nghệ thuật:
- Sáng tạo trong kết cấu nghệ thuật, tạo nên sự lặp lại giống như những giai điệu của lời ru, âm hưởng của lời ru.
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại.
- Liên tưởng độc đáo, diễn đạt bằng những hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng.
2. Nội dung: Bài thơ ngợi ca tình cảm thiết tha và cao đẹp của bà mẹ Tà – ôi dành cho con, cho quê hương đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
* Ghi nhớ: SGK / tr. 155..
GV hướng dẫn HS tìm hiểu đôi nét về tác giả và tác phẩm.
H: Những hiểu biết của em về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm ?
 Em hãy tổng kết lại những nội dung nổi bật và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
H: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
H: Những nội dung nổi bật của bài thơ? Ý nghĩa của văn bản?
- HS trả lời.
- HS trả lời tự do.
- HS viết và trình bày
- 2 HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 5: Củng cố và hướng dẫn HS học bài ở nhà. 
Thời gian: 1 phút
V/ Hoạt động nối tiếp:
 - GV khái quát lại toàn bài
 - Học thuộc lòng diễn cảm bài thơ.
- Phân tích sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm ở 1 đoạn tự sự chọn trong bài thơ.
- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bếp lửa.
- Chuẩn bị bài mới: 
+ Tiết 57, 58: Văn bản: Ánh trăng.
D. Rút kinh nghiệm: .

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 56 BẾP LỬA.docx