I/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ kính vừa mới mẻ lãng mạn.
3. Thái độ:
Yêu mến nhữnh người LĐ nhiệt tình, hăng say.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
HS: phiếu học tập
2. Phương pháp:
Đọc diễn cảm, vấn đáp, phân tích, bình.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Đọc thuộc lòng bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính và cho biết hình ảnh người chiến sĩ lái xe được khắc hoạ ntn?
2. Bài mới:
Ngày giảng: 9A: Tiết 51- ĐOàN THUYềN ĐáNH Cá 9B. Huy Cận I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ kính vừa mới mẻ lãng mạn. 3. Thái độ: Yêu mến nhữnh người LĐ nhiệt tình, hăng say. II/ Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: HS: phiếu học tập 2. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, phân tích, bình. III/ Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: Đọc thuộc lòng bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính và cho biết hình ảnh người chiến sĩ lái xe được khắc hoạ ntn? 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1. tìm hiểu t/g, t/p GV: nêu vài nét vè t/g? Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác trong hoàn cảnh nào? HS: trả lời. GV: Xuân Diệu nói: “món quà đặc biệt vùng mỏ Hồng Gai Cẩm Phả cho vừa túi thơ của Huy Cận là bài Đoàn thuyền đánh cá”. Hoạt động 2: Đọc – Hiểu chú thích. GV: đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc, giọng đọc sôi nổi, hào hứng, vui tươi thể hiện niềm vui của những người lao động mới trong nhưng ngày đầu xây dựng đất nước ở miền Bắc Việt Nam. HS: đọc. GV: giải nghĩa một số từ khó. Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản GV: văn bản có thể chia làm mấy phần? HS: 3 phần Khổ 1-2: Cảnh ra khơi. Khổ 3-6: Cảnh đoàn thuyền đánh cá. Khổ 7: Cảnh trở về. HS: đọc 2 câu đầu. GV: đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào thời gian nào? HS: trả lời. GV: Cảnh hoàng hôn trên biển được miêu tả ntn? Bằng những BPNT nào? HS: trả lời. Tích hợp: GV: so sánh, nhân hoá mặt trời như một hòn lửa đỏ rực khổng lồ đang chìm dần xuống biển. Những đợt sóng dài như những then cài cửa biển, đêm tối bao trùm trời đất như hai cánh cửa đang đóng sập lại. Hai vần trắc lửa- cửa liền nhau làm cho ấn tượng đột ngột nhanh chóng của đêm tối bao trùm hòn lửa mặt trời lặn khuất phía chân trời chìm xuống lòng biển thật hùng vĩ. GV: Chi tiết “mặt trời xuống biển” có thể gây thắc mắc bởi trên vịnh Hạ Long( hướng đông) không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Có thể nhà thơ đặt điểm nhìn từ con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn nhìn về phía Tây qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như mặt trời xuống biển. GV: từ “lại” trong câu “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” có hàm ý gì? HS: cho thấy đây là công việc hàng ngày diễn ra thường xuyên, liên tục, thành nếp. Khi màn đêm buông xuống, người dân chài mới bắt đầu một ngày LĐ mới. GV: Họ ra khơi với thái độ ntn? HS: Hoạt động nhóm: GV: nêu yêu cầu: Em hiểu “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” ntn? HS: thảo luận 5’ Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. GV: định hướng: hình ảnh chàng trai đang vừa chèo đưa thuyền ra khơi vừa cất cao tiếng hát. Tiếng hát vang khoẻ bay cao cùng với gió, hoà với gió thổi căng cánh buồm. Đó là tiếng hát chan chứa niềm vui của những người dân LĐ được làm chủ thiên nhiên đất nước mình, công việc của mình mà mình yêu thích gắn bó suốt đời, mặc dù công việc đánh cá là vô cùng nặng nhọc và cả nguy hiểm( đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt: sóng gió, bão lũ có thể cướp mất sự sống) GV: Qua đó em cảm nhận được vẻ đẹp nào của người dân lao động trên biển? HS: tự bộc lộ. I. Tác giả - Tác phẩm( sgk) II. Đọc – Hiểu chú thích. 1.Đọc. 2. Chú thích. III. Tìm hiểu văn bản. 1. Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá. - Thời gian: lúc hoàng hôn àNghệ thuật nhân hoá,so sánh cho thấy sự kì vĩ, tráng lệ của biển cả lúc vào đêm. - Người lao động ra khơi với khí thế mạnh mẽ, tươi vui, lạc quan. 3. Củng cố: Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá được miêu tả ntn? 4. Hướng dẫn: - Học thuộc lòng bài thơ. - Chuẩn bị phần còn lại.
Tài liệu đính kèm: