Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 50: Nghị luận trong văn bản tự sự - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 50: Nghị luận trong văn bản tự sự - Năm học 2011-2012

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Mở rộng kiến thức về văn bản tự sự đã học.

- Thấy được vài trò của nghị luận trong văn bản tự sự.

- Biết cách sử dụng yếu tố nghị luận trong bài văn tự sự.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

 1. Kiến thức: - Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

 - Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

 - Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

2. Kỹ năng: - Nghị luận trong khi làm văn tự sự

 - Phân tích được các yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể.

3. Thái độ: - Giáo dục HS biết sử dụng lập luận trong văn bản tự sự.

C.PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích, diễn giảng

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS

 9A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 9A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS

 3. Bài mới: Tự sự chính là bức tranh gần gũi nhất với cuộc sống, mà cuộc sống thì hết sức đa dạng, phong phú với đầy đủ các tình huống cảnh ngộ, tất cả các kiểu nhân vật, các mẫu người ta vẫn thường gặp hàng ngày. Để tập chung khắc hoạ kiểu nhân vật hay triết lí, hay suy nghĩ trăn trở, về lí tưởng về cuộc đời, về yêu ghét thì các tác giả sử dụng yếu tố nghị luận để tô đậm tính chất nhân vật mà mình muốn khắc hoạ.

 

doc 3 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 833Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 50: Nghị luận trong văn bản tự sự - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 10 Ngày soạn: 19/10/2011
Tiết PPCT: 50 Ngày dạy: 21/10/2011
NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Mở rộng kiến thức về văn bản tự sự đã học.
- Thấy được vài trò của nghị luận trong văn bản tự sự.
- Biết cách sử dụng yếu tố nghị luận trong bài văn tự sự.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: - Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
 - Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
 - Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng: - Nghị luận trong khi làm văn tự sự
 - Phân tích được các yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể.
3. Thái độ: - Giáo dục HS biết sử dụng lập luận trong văn bản tự sự.
C.PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp giải thích minh họa, phân tích, diễn giảng
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS
 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 9A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS
 3. Bài mới: Tự sự chính là bức tranh gần gũi nhất với cuộc sống, mà cuộc sống thì hết sức đa dạng, phong phú với đầy đủ các tình huống cảnh ngộ, tất cả các kiểu nhân vật, các mẫu người ta vẫn thường gặp hàng ngày. Để tập chung khắc hoạ kiểu nhân vật hay triết lí, hay suy nghĩ trăn trở, về lí tưởng về cuộc đời, về yêu ghét thì các tác giả sử dụng yếu tố nghị luận để tô đậm tính chất nhân vật mà mình muốn khắc hoạ. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG
Gv giúp Hs tìm hiểu những kiến thức có liên quan đến văn bản đã học như: ngôi kể ,người kể ,thứ tự kể, nhân vật, sự việc...; văn bản tự sự có thể kết hợp với miêu tả.
GV: giúp HS làm quen với yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự và tác dụng của yếu tố nghị luận đó
LUYỆN TẬP
HS đọc đoạn trích 1a SGK/138
GV: Lời kể chuyện trong đoạn trích Lão Hạc là lời của ai? Người ấy đang thuyết phục ai điều gì?
GV: Để đi đến kết luận ấy ông giáo đã đưa ra những lý lẽ nào? Dẫn đến kết luận nào?
GV: Trong mấy câu đầu của đoạn trích thứ hai, sau câu chào mỉa mai Kiều đã nói với Hoạn Thư như thế nào?
(Trình bày bằng ý hiểu và lời văn của em, chú ý yếu tố nghị luận)
GV: Hoạn Thư đã nói như thế nào mà Kiều phải khen rằng: “Khôn ngoan đến mức, nói năng phải lời”?
GV: Hãy tóm tắt các nội dung lý lẽ trong lời nghị luận của Hoạn Thư để làm rõ lời nhận xét của Kiều.
HS thảo luận, trình bày.	
GV: Từ việc tìm hiểu 2 đoạn trích, hãy thảo luận và rút ra dấu hiệu và đặc điểm của nghị luận trong văn bản tự sự?
HS thảo luận nhóm lập dàn ý cho đề bài ở BT2 và nêu mục đích , dự định của việc sử dụng yếu tố nghị luận cho mỗi phần cụ thể
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: Tìm và phân tích yếu tố miêu tả và nghị luận trong đoạn văn cụ thể. HS đọc lại văn bản Hoàng Lê nhất thống chí từ đoạn Tôn Sĩ Nghị ->hết văn bản SGK/69,70 
I. TÌM HIỂU CHUNG:
- Kiến thức về văn bản đã học: ngôi kể (ngôi thứ nhất, thứ ba..), người kể (ẩn trong câu chuyện, dẫn dắt câu chuyện), thứ tự kể (kể theo mạch cảm xúc, diễn biến thời gian, trình tự sự việc..), nhân vật, sự việc...; văn bản tự sự có thể kết hợp với miêu tả.
- Những biểu hiện, suy nghĩ, đánh giá, bàn luận trong văn bản tự sự là những yếu tố nghị luận.
- Tác dụng của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự là hỗ trợ cho việc kể, làm cho tự sự thêm sâu sắc.
II. LUYỆN TẬP:
Bài tập1: Đoạn trích 1a SGK/138
- Lời của ông giáo, đang thuyết phục chính mình rằng vợ mình không ác - chỉ buồn chứ không nỡ giận (cuộc đối thoại ngầm).
- Nêu vấn đề: “Nếu ta không cố tìm mà hiểu những người xung quanh thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ”. Tác giả phát triển một vấn đề: Vợ tôi không phải là người ác, sở dĩ thị trở nên ích kỉ tàn nhẫn là vì thị đã quá khổ (lý lẽ).
- Đưa 2 lý lẽ:
+ Khi người ta đau buồn có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu.
+ Khi người ta quá khổ thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai khác. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất.
=>Kết luận: Tôi biết vậy nên chỉ buồn không nỡ giận.
Đoạn trích 1 b 
 Xưa nay đàn bà có mấy người ghê gớm cay nghiệt như mụ, càng oan nghiệt thì càng chuốc lấy oan trái.
+ Lý lẽ của Hoạn Thư:
- Tôi là đàn bà, ghen tuông là chuyện thường tình (lẽ thường).
- Đối xử tốt với Kiều:
+ Cho ra quan âm các viết kinh
+ Bỏ trốn không đuổi theo (kể công).
- Tôi và cô cùng cảnh ngộ chung, ai nhường cho ai.
- Dù sao tôi cũng chót gây đau khổ cho cô, nên chỉ chờ vào sự bao dung độ lượng của cô.
->Với cách lập luận đó, Kiều phải công nhận sự khôn ngoan của Hoạn Thư.
- Lý lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư đặt Kiều vào tình thế khó xử:
+ Tha: may đời
+ Không tha: người nhỏ nhen.
=> Khi đối thoại với chính mình hoặc với người khác, cần nêu rõ những lý lẽ diễn cảm, thuyết phục người nghe về một vấn đề nào đó để lập luận chặt chẽ, hợp lý.
Bài tâp 2: HS lập dàn ý cho đề bài: Kể lại một lần trót xem trộm nhật ký của bạn 
Dàn ý: 
a.Mở bài: - Giới thiệu tình huống nhìn thấy cuốn nhật kí của bạn
b.Thân bài: - Diễn biến tâm lí tò mò với mức độ mạnh hơn so với những nguyên tắc sống đúng đắn mà mình đã từng hiểu. Hai dòng tâm lí này đấu tranh với nhau, diễn ra sự việc cần bàn luận, suy nghĩ...của bản thân.
- Diễn biến của hành động xem trộm nhật kí
c. Kết bài: Hậu quả của hành vi sai trái ấy và bài học cho bản thân.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Nắm được kiến thức về nghị luận và tác dụng của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
- Phân tích yếu tố miêu tả và nghị luận trong đoạn văn cụ thể.
- Soạn "Tập làm thơ 8 chữ" – HS về nhà tự sáng tác một bài thơ có 8 chữ, nội dung về trường , lớp, bạn bè, thầy cô...
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.
.
.
************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docT50 NL TRONG VĂN TS.doc