I/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Cách phát triển của từ vựng tiếng việt.
- Các từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
- Hiểu và sử dụng từ vựng chính xáctrong giao tiếp đọc, hiểu và tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
- Có ý thức phát triển từ ngữ để làm phong phú vốn từ.
II/ Chuẩn bị:
Thầy: Bảng phụ ( Vẽ bảng trống sơ đồ phát triển từ vựng)
Trò: Soạn bài.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định: 9a.9b.
2. Kiểm tra:.kết hợp trong giờ.
3. Bài mới:
Ngày giảng: 9a................. 9b................. Tiết 48: kiểm tra truyện trung đại I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống hoá kiến thức một cách vững chắc những KT cơ bản về văn học trung đại Việt Nam. 2. Kĩ năng: Lưa chọn phương án đúng, phân tích. 3. Thái độ: Có ý thức làm bài tự giác II. Ma trận hai chiều Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TNKQ TL TNKQ TL Thấp Cao TNKQ TL TNKQ TL Truyền kì mạn lục C.2 0,25 C.1,3 0,5 Hoàng Lê nhất thống chí C.10 1,5 C.4,5 0,5 Truyện Kiều C. 6 0,25 C.7,8 0,5 C.11 2,5 Truyện Lục Vân Tiên C.9 1 C.12 3 Tổng số 4 3 7 4 13 III. Đề bài: Phần I: trắc nghiệm khách quan (3đ) * Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1: Lời nhận xét “Tác phẩm này là một áng thiên cổ tùy bút” là nói về tác phẩm A. Truyện Kiều C. Vũ trung tuỳ bút B. Chuyện người con gái Nam Xương D. Truyện Lục Vân Tiên. Câu 2: Nhân vật chính của “Chuyện người con gái Nam Xương” là A. Trương Sinh và Phan Lang C. Vũ Nương và Trương Sinh B. Phan Lang và Linh Phi D.Linh Phi và mẹ Trương Sinh Câu 3: ý nghĩa của yếu tố tưởng tượng kì ảo trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” có tác dụng A. Tạo nên kết thúc có hậu trong tác phẩm, làm hoàn chỉnh nét đẹp vốn có của Vũ Nương, thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ. B. Làm hoàn chỉnh nét đẹp vốn có của Vũ Nương. C. Tạo kết thúc có hậu. D. Thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ. Câu 4: ý nào nói đúng nội dung của hồi thứ 14 trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” A. Ca ngợi Lê Chiêu Thống. B. Ca ngợi Quang Trung, nêu sự thất bại thảm hại của nhà Thanh và bè lũ bán. nước Lê Chiêu Thống. C. QuangTrung lên ngôi hoàng đế. D. Quang Trung kết hợp với Lê Chiêu Thống đại phá quân Thanh. Câu 5: Dòng nào nói không đúng về nhân vật Quang Trung trong hồi thứ 14 của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” A. Là người mạnh mẽ, quyết đoán, sáng suốt. B. Là người có ý chí quyết thắng, có tầm nhìn xa trông rộng. C. Là người nhu nhược. D. Là người có tài dụng binh như thần, anh hùng, dũng mãnh trong chiến đấu. Câu 6: Các từ ngữ: nhẵn nhụi, bảnh bao, ngồi tót sỗ sàng, cò kè được dùng để miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều: A. Sở Khanh. C. Thúc Sinh. B. Tú Bà. D. Mã Giám Sinh. Câu 7: Tác giả Nguyễn Du tả Thuý Vân trước Thuý Kiều sau để làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Kiều. Đúng ă Sai ă Câu 8: Có người cho rằng: " chân dung Thuý Vân, Thuý Kiều" là những chân dung tính cách, số phận. Đúng ă Sai ă Câu 9. Hãy lựa chọn các từ " Nghênh ngang,nghinh ngang, lặng lẽ, lặng ngắt, phôi phai, phui pha, xuống vời, xuống sông" điền vào chỗ (.....) để hoàn thành khổ thơ sau: “Đêm khuya .................... như tờ ......................sao mọc mịt mờ sương bay Trịnh Hâm khi ấy ra tay Vân tiên bị gã xô ngay ....................... Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời Cho người thức dậy lấy lời ................ Phần II. Tự luận ( 7 đ) Câu 10: ( 1,5) Nêu những nét chính về nhóm tác giả Ngô gia văn phía? Câu 11: ( 2,5) Tám câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu ngưng Bích” tác giả đã sử dụng những bút pháp nào và tác dụng của các bút pháp nghệ thuật đó? Câu 12: ( 3) Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 -> 6 câu nêu cảm nhận của em về thái độ của Nguyễn Đình Chiểu qua đoạn trích " Lục Vân Tiên gặp nạn" ? IV: Đáp án- thang điểm Phần I: TNKQ(3đ) Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 Đáp án B C A B C D Thang điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 7: đúng ( 0,25) Câu 8: đúng. ( 0,25) Câu 9: Thứ tự các từ điền ( Lặng lẽ, nghinh ngang, xuống vời, phui pha) ( Mỗi ý đúng 0,25) Phần 2: tự luận(7đ) Câu 10 (1,5đ): Là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng tả Thanh Oai, này thuộc huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội. Trong đó có hai tác giả chính là Ngô Thì Chí ( 1758 - 1788) làm quan thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Dụ ( 1772 - 1840) làm quan dưới triều nhà Nguyễn. Câu 11: ( 2,5 đ) - Nghệ thuật : Tả cảnh ngụ tình, tăng cấp, điệp ngữ. - Tác dụng: + Nhìn về đâu nàng cũng thấy bế tắc tuyệt vọng. Nỗi tuyệt vọng càng ngày càng nổi rõ. + Bốn lần buồn trông mở ra 4 cảnh tượng cảnh nào cũng buồn. Câu 12 (3đ): Viết đoạn văn giúp hs cảm nhận được thái độ của Nguyễn Đình Chiểu qua đoạn trích ' Lục Vân Tiên gặp nạn': - Ghét cay ghét đắng những kẻ độc ác, đố kị, giảo hoạt... - Đề cao những con người nhân hậu, giàu tình yêu thương... * Củng cố: - Thu bài. - Nhận xét tinh thần làm bài của học sinh * Hướng dẫn: Ôn lại KT về sự phát triển của từ vựng, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội, trau dồi vốn từ. Ngày giảng: 9A: 9B................ Tiết 49: TổNG KếT Về Từ VựNG ( Tiếp) I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Cách phát triển của từ vựng tiếng việt. - Các từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội. 2. Kĩ năng: - Nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội. - Hiểu và sử dụng từ vựng chính xáctrong giao tiếp đọc, hiểu và tạo lập văn bản. 3. Thái độ: - Có ý thức phát triển từ ngữ để làm phong phú vốn từ. II/ Chuẩn bị: Thầy: Bảng phụ ( Vẽ bảng trống sơ đồ phát triển từ vựng) Trò: Soạn bài. III/ Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: 9a.............9b................... 2. Kiểm tra :.kết hợp trong giờ. 3. Bài mới : Hoạt động dạy- học Nội dung Hoạt động 1. ôn lại các cách phát triển của từ vựng GV: Treo sơ đồ trống HS: Điền vào các ô còn trống trong sơ đồ. GV : Hãy tìm dẫn chứng minh họa cho các cách phát triển từ vựng đã học trong sơ đồ trên. HS : Tìm Hoạt động 2. ôn lại k/n từ mượn GV: Thế nào là từ mượn? HS: trả lời GV: Yêu cầu hs xác định và làm bài tập 2 theo y/c HS làm bài 2(135,136) GV: Yêu cầu hs khá giỏi làm bài tập 3. HS: Làm BT và trình bày, nhận xét GV: Kết luận Hoạt động 3. ôn lại khái niệm về từ Hán Việt GV: Thế nào là từ Hán Việt? Cho VD? HS: Trả lời. HS : Làm bài tập (tr.136) Hoạt động 4. Ôn lại khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ xã hội GV: thế nào là thuật ngữ, biệt ngữ XH? HS: trả lời, làm bài 3. GV: Nhận xét, kết luận Hoạt động 5. Ôn lại các hình thức trau dồi vốn từ. GV: Có mấy cách trau dòi vốn từ? HS: trả lời. Hoạt động nhóm: N1: Giải nghĩa từ ngữ: Bách khoa toàn thư, Bảo hộ mậu dịch, Dự thảo. N2: Giải nghĩa từ ngữ: Đại sứ quán, Hậu duệ, Khẩu khí, Môi sinh. N3,4: Làm bài 3(136) HS: thảo luận 5’ Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. GV: chữa. I. Sự phát triển của từ vựng II. Từ mượn 1.Khái niệm: 2. Bài tập Bài tập 2: Đáp án c đúng. 3. Bài tập 3 - Những từ mượn như săm, lốp, ga, phanh tuy cùng được mượn từ ngôn ngữ châu Âu nhưng đã được Việt hoá hoàn toàn, mỗi từ chỉ gồm 1 âm tiết. - Các từ như: a-xít, ra-đi-ô tuy cũng được vay mượn nhưng chưa được Việt hoá hoàn toàn. Mỗi từ được cấu tạo bởi nhiều âm tiết. III. Từ Hán Việt 1.Khái niệm: 2. Bài tập 2 (tr 136) Đáp án b đúng. IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội 1. Khái niệm: - Thuật ngữ . - Biệt ngữ xã hội. 2. Bài tập: Tìm 5 thuật ngữ, 5 biệt ngữ xã hội VD: - nhân hoá, a-xít, tích phân - ngỗng, cớm, học tủ V. Trau dồi vốn từ 2. Bài tập Bài tập 2: Giải nghĩa từ - Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa ghi đầy đủ tri thức của các ngành. -Bảo hộ mậu dịch (chính sách) bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài. - Dự thảo: Thảo ra để đưa thông qua. -Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài. -Hậu duệ: con cháu của người đã chết. -Khẩu khí: khí phách của con người toát ra từ lời nói. - Môi sinh: Môi trường sống của sinh vật. Bài tập 3: sửa lỗi dùng từ a) Sửa béo bổ thành béo bở b) Sửa đạm bạc bằng tệ bạc. c) Có thể thay tấp nập bằng tới tấp 4. Củng cố: GV: Hệ thống KT của bài về các khái niệm. 5. Hướng dẫn: - Viết đoạn văn có dùng thuật ngữ. - Chuẩn bị bài: Nghị luận trong văn bản tự sự đọc ví dụ trả lời câu hỏi sau ví dụ
Tài liệu đính kèm: