Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 41 đến 44 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 41 đến 44 - Năm học 2010-2011

I/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Sự hiểu biết về nhà văn, nhà thơ ở địa phương.

- Sự hiểu biết về tác phẩm văn thơ viết về địa phương.

- Những biến chuyển của văn học địa phương sau năm 1975.

2. Kĩ năng:

- Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương.

- Đọc, hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương.

- So sanh đặc điểm văn học địa phương giữa các giai đoạn.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS thái độ quan tâm và yêu mến đối với văn học địa phương.

II/ Chuẩn bị:

Thầy: Sưu tầm t/g, tác phẩm văn học viết về quê hương Tuyên Quang.

Trò:Sưu tầm t/g, tác phẩm văn học viết về quê hương Tuyên Quang.

III/ Các hoạt động dạy học:

1. ổn định : 9a. 9b.

2. Kiểm tra: sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới:

* Hoạt động 1. Hướng dẫn HS trình bày bản thống kê danh sách các tác giả và các tác phẩm văn học địa phương của tổ mình đã sưu tầm được

HS: đại diện từng tổ lên trình bày, các nhóm nhận xét lẫn nhau.

GV: điều chỉnh theo hướng đúng.

 

doc 11 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 801Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 41 đến 44 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:	
9A:	 Tiết 41 -Văn bản:
9B.	 LụC VÂN TIÊN GặP NạN
(Trích: Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Sự đối lập giữa cái thiện và cái á, thái độ tình cảm và lòng tin của tác giả đối với những người lao động bình thườngmaf nhân hậu.
- Nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong đoạn trích.
2. Kĩ năng:
 - Đọc hiểu đoạn trích truyện thơ trong văn họctrung đại.
 - Nắm được sự việc trong đoạn trích.
 - Phân tích để hiểu sự đối lập thiên - ác và niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
3. Thái độ:
Biết yêu mến, trân trọng cái đẹp, căm ghét cái xấu.
II/ Chuẩn bị:
Thầy: Tư liệu về XHPK.
Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu giờ trước.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 9a................9b..................
2. Kiểm tra : Tóm tắt truyện Lục Vân Tiên.	
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Đọc, hiểu chú thích.
GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc.
HS: đọc.
GV: giải nghĩa từ khó.
Hoạt động 2:
GV: Hãy nêu vị trí của đoạn trích. 
HS: trình bày.
GV: Đoạn trích có kết cấu như thế nào?
HS: - 8 câu đầu: hành động tội ác của Trịnh Hâm
- 32 câu còn lại: Việc làm nhân đức của Ngư ông.
HS: đọc lướt 6 câu đầu.
GV: Trịnh Hâm tìm cách hại Vân Tiên khi Vân Tiên đang ở trong tình cảch ntn? Hắn thực hiện hành động gì?
HS: Vân Tiên bị mù, hoàn cảnh đáng thương
I. Đọc, hiểu chú thích.
1. Đọc
2. Chú thích
II. Tìm hiểu văn bản.
A. Tìm hiểu chung:
1. Vị trí đoạn trích (sgk)
2. Kết cấu đoạn trích
B. Tìm hiểu văn bản
1. Tội ác của Trịnh Hâm.
- Hoàn cảnh Vân Tiên bị mù.
- Hành động: đẩy Vân Tiên xuống sông.
GV: Trịnh Hâm đã chọn thời gian, không gian nào để gây tội ác ? Vì sao?
HS: Trả lời.
GV: qua đó em có nhận xét gì về hành động của Trịnh Hâm?
HS: Trả lời. 
GV: Bình: độc ác, bất nhân vì hắn đang tâm hãm hại một con người đang cơn hoạn nạn không nơi nương tựa, không có gì để chống đỡ. Bất nghĩa vì Vân Tiên vốn là bạn của hắn từng trà rượu và làm thơ với nhau và Vân Tiên đã có lời nhờ cậy “tình trước ngãi sau- có thương xin khá giúp nhau phen nầy” và hắn cũng hứa hẹn “ người lành nỡ bỏ người đau sao đành”
GV: Vì sao Trịnh Hâm quyết tâm hãm hại Vân Tiên?
HS: đến lúc Vân Tiên bị mù hắn vẫn tìm cách hãm hại à sự độc ác đẫ ngấm vào máu thịt hắn.
GV: em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật của đoạn thơ tự sự này?
HS: trả lời. 
GV: Hãy khái quát về nhân vật Trịnh Hâm? Cảm xúc của em đối với nhân vật?
HS: là người giả dối xấu xa, gian ngoan, xảo quyệt, nhỏ nhen, đê tiện, ích kỉ, độc ác, bất nhân, bất nghĩa
Tích hợp:
GV: Từ hành động gây tội ác của Trịnh Hâm, em có nghĩ gì tới thực trạng xã hội đương thời?
HS: trả lời.
GV: sau khi Vân Tiên bị đẩy xuống sông thì được giao long cứu. Chi tiết đó có ý nghĩa gì?
HS:  Vân Tiên là người hiền đức khi bị kẻ ác hãm hại thì ngay cả loài hung dữ còn động lòng thương cảm, giúp đỡ à hạ thấp Trịnh Hâm- Một con người mất hết nhân tính không bằng loài thú dữ.
GV: Tìm những câu thơ kể về việc gia đình Ngư ông cứu chữa cho Vân Tiên. Qua đó em nhận xét gì về hành động và thái độ cứu người bị nạn của gia đình ông chài?
HS: ông chài.hơ mặt mày.
GV: ngoài việc cứu giúp Vân Tiên qua cơn hoạn nạn, Ngư ông còn bày tỏ thiện chí gì?
HS: Mời Vân Tiên ở lại
GV: Vân Tiên thấy mình đã hỏng mắt nên tỏ ý từ chối e ngại, ngư ông đã nói với Vân Tiên ntn? Qua đó em cảm nhận được điều gì tốt đẹp ở Ngư ông?
HS: 
GV: Ngư ông giống nhân vật nào em đã học?
HS: Lục Vân Tiên
GV: em có nhận xét gì về từ ngữ trong đoạn này?
HS: từ ngữ mộc mạc, giản dị mang đậm sắc thái địa phương Nam Bộ.
GV: Cái thiện còn được biểu hiện qua c/s đẹp của Ngư ông. đó là cuộc sống ntn?
HS: GV: Qua hình ảnh Ngư Ông, Nguyễn Đình Chiểu biểu hiện cách nhìn với nhân dân như thế nào?
HS: Cái nhìn tiến bộ của ông với quần chúng thể hiện lòng tin sâu sắc ở nhân dân.
Tác giả đã gửi gắm lòng tin ở cái thiện vào những người lao động bình thường, truyền cho người đọc niềm tin vào cuộc đời.
Hoạt động 3. Tổng kết
GV: Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.
HS: trình bày.
- Thời gian gây tội ác: giữa đem khuya.
- Không gian: giữa khoảng trời nước mênh mông, không ai cứu được Vân Tiên.
à Hành động có toan tính, có âm mưu, kế hoạch được sắp đặt kĩ lưỡng chặt chẽ.
Hành động độc ác, bất nhân, bất nghĩa.
* Nguyên nhân: Do Trịnh Hâm ghen ghét, đố kị với tài năng của Vân Tiên
à sự độc ác trở thành bản chất của hắn.
* Nghệ thuật.
Sắp xếp tình tiết hợp lí, hành động nhanh gọn, lời thơ mộc mạc giản dị...
2. Tấm lòng của Ngư ông.
- Cứu người khẩn trương với thái độ tận tình.
- Sẵn lòng cưu mang Vân Tiên dù chỉ là chia xẻ một cuộc sống đói nghèo.
- Làm việc tốt không tính toán vụ lợi trọng nhân nghĩa.
* Ngôn ngữ giản dị mang sắc thái Nam Bộ. 
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Sắp xếp tình tiết hợp lý.
- Ngôn ngữ dân dã , giản dị mang đậm chất địa phương Nam Bộ.
- Đối lập giữa cái thiện và cái ác.
2. Nội dung
Sự đối lập giữa thiện và ác; cao cả và thấp hèn, thể hiện niềm tin của nhà thơ vào đạo đức nhân dân thông qua việc miêu tả hành động tội ác của Trịnh Hâm và việc làm nhân cách cao thượng của Ngư Ông.
4. Củng cố:
Tư tưởng Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm qua văn bản?
Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật?
5. Hướng dẫn:
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Trịnh Hâm và nhân vật ông ngư.
Chuẩn bị bài Chương trình địa phương phần văn.
Đọc sách báo, tạp chí, truyện thơ văn nghệ Tuyên Quang
Nắm được t/g, tp viết về TQ. Lập bảng thống kê theo mẫu sgk.
..................................................................................................................................
Ngày giảng:	
9A:	 Tiết 42
9B.	 
 CHƯƠNG TRìNH ĐịA PHƯƠNG 
 Phần Văn
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Sự hiểu biết về nhà văn, nhà thơ ở địa phương.
- Sự hiểu biết về tác phẩm văn thơ viết về địa phương.
- Những biến chuyển của văn học địa phương sau năm 1975.
2. Kĩ năng:
- Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương.
- Đọc, hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương.
- So sanh đặc điểm văn học địa phương giữa các giai đoạn.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS thái độ quan tâm và yêu mến đối với văn học địa phương.
II/ Chuẩn bị:
Thầy: Sưu tầm t/g, tác phẩm văn học viết về quê hương Tuyên Quang.
Trò:Sưu tầm t/g, tác phẩm văn học viết về quê hương Tuyên Quang.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. ổn định : 9a........... 9b...............
2. Kiểm tra : sự chuẩn bị của HS.	
3. Bài mới:
* Hoạt động 1. Hướng dẫn HS trình bày bản thống kê danh sách các tác giả và các tác phẩm văn học địa phương của tổ mình đã sưu tầm được
HS: đại diện từng tổ lên trình bày, các nhóm nhận xét lẫn nhau.
GV: điều chỉnh theo hướng đúng.
Thể loại
TT
Tác giả
Tác phẩm
Văn xuôi
1
Trịnh Thanh Phong
Quê hương là chùm khế ngọt
Ma làng
2
Phù Ninh
Bông phù dung vẫn thắm
3
Nguuyễn Hữu Bình
Trăng quê
Thơ 
1
Gia Dũng
Trước gốc bồ hòn ngõ cũ nhà Lan Khai
2
Ngọc Hiệp
Về Tuyên
3
Hà Thị Khiết
Bình Ca bến nhớ, Niềm vui của mế.
4
Trần Hoài Quang
Chiều Tuyên Quang, ngày xuân cảm tác.
5
Nguyễn Đình Kiền
Nhớ Nà Hang
6
Mai Liễu
Mùa bông, Tung còn, lúc lắc.
7
Hoàng Duy Nho
Chiều thu thành Tuyên
8
Hà Phan
Thăm lán Nà Lừa
9
Thái Thành Vân
Nguyễn Khuyến về quê
* Hoạt động 2. HS đọc một số bài văn, bài thơ của một số tác giả tiêu biểu của địa phương.
GV: Nêu cảm nhận của em về về nội dung - nghệ thuật của tác phẩm. 
HS: trình bày.
GV: nhận xét, sửa.
GV: Đọc phân tích nội dung chính, nghệ thuật đặc sắc trong bài Vui xuân ( Hà Thị Khiết), Phố núi ( Hoàng Kim Yến).
 ...............................................................
4. Củng cố.
GV: So sánh văn thơ trước và sau năm 1975 của tuyên Quang.
5. Hướng dẫn: 
Tìm đọc thêm một số bài văn, bài thơ.
Hãy tập sáng tác một bài thơ về quê hương Tuyên Quang.
Ôn lại kiến thức về từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Ngày giảng:	 
9A:
9B................ 
Tiết 43: 
TổNG KếT Về Từ VựNG
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
-Một số khái niệm liên quan đến từ vựng.
2. Kĩ năng:
- Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc - hiểu văn bản và tạo lâp văn bản.
 3. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II/ Chuẩn bị:
GV : sơ đồ.
HS: bảng nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 9a.....................9b.................
2. Kiểm tra : kết hợp trong giờ.	
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1. Tìm hiểu từ đơn và từ phức
GV: Hãy nhắc lại khái niệm từ đơn và từ phức. Phân biệt các loại từ phức.
HS: trả lời.
GV: Bổ sung về từ ghép và từ láy.
.- Từ ghép: là từ được tạo ra bằng các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Ghép chính phụ: có 1 tiếng chính, 1 tiếng phụ. VD: Hoa hồng, hoa huệ, hoa cúc; xe đạp, xe máy...
Ghép đẳng lập: các tiếng có vai trò ngang hàng bình đẳng về quan hệ ngữ pháp. VD: sách vở, quần áo....
- Từ láy: là từ được tạo ra bằng các tiếng có quan hệ với nhau về âm.
Láy hoàn toàn: xanh xanh, tim tím, xa xả...
Láy bộ phận: Láy phụ âm đầu, láy vần. VD: bóng bẩy, bảnh bao, lởm chởm
GV: treo sơ đồ hệ thống về từ.
GV: gọi 2 HS làm bài tập.
HS: thực hiện.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về thành ngữ
GV: Thế nào là thành ngữ?Phân biệt thành ngữ với tục ngữ
HS: trả lời
Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ được cấu tạo nên nó. Nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa: ẩn dụ - so sánh
GV: gọi 2 HS làm bài tập
HS: thực hiện, nhận xét.
GV: Nhận xét, kết luận
GV: tổ chức cho HS thi tiếp sức.
Luật chơi: mỗi đội 4 người trong 3’ tìm thành ngữ, giải thích nghĩa , đặt câu với thành ngữ vừa tìm.
Đội 1: tìm thành ngữ có yếu tố chỉ động vật.
Đội 2: tìm thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật.
Hoạt động 3. Nghĩa của từ 
GV: Khái niệm về nghĩa của từ?
HS: trình bày.
HS: chọn phương án đúng.
Hoạt động 4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
GV: Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
HS: trả lời.
Ví dụ: từ “mắt” trong mắt người, mắt na, mắt dứa, mắt tre, mắt ổi
HS: khá, giỏi làm bài 2
GV: chữa.
I. Từ đơn và từ phức
A. Khái niệm.
1. Từ đơn: do một tiếng có nghĩa tạo thành (Ví dụ: hoa, quả).
2. Từ phức : do 2 hay nhiều tiếng tạo thành.Từ phức gồm:
 Từ phức 
 Từ ghép Từ láy
 CP ĐL HT BP
B. Bài tập 2:
Từ ghép Từ láy
Giam giữ, bó buộc, nho nhỏ, gật gù, Tươi tốt, cỏ cây, lạnh lùng, 
lấp lánh đưa đón, xa xôi 
bọt bèo, nhường
nhịn
II. Thành ngữ
Khái niệm:
Thành ngữ: 
Là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị ý nghĩa hoàn chỉnh.
Tục ngữ
là một câu biểu thị phán đoán, nhận định
B. Bài tập:
Bài 2(123)
*Thành ngữ: 
- Đánh trống bỏ dùi: làm việc không đến nơi đến chốn.
- Được voi đòi tiên: tham lam, được cái này đòi cái kia.
- Nước mắt cá sấu: thương xót giả dối, đánh lừa người khác.
* Tục ngữ:
- Gần mực thì đen: hoàn cảnh môi trường XH ảnh hưởng đến đạo đức con người.
- Chó treo mèo đậy: muốn giữ thức ăn, đối với chó thì phải treo cao, mèo phải đậy. Nghĩa chuyển: muốn tự bảo vệ mình phải tuỳ cơ ứng biến.
Bài 3
Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật:
- mèo mù vớ cá rán
- Chó cắn áo rách.
* giải nghĩa: Mèo mù vớ cá rán: may mắntình cờ do hoàn cảnh đem lại không phải bằng tài năngtrí tuệ hoặc cố gắng nào đó.
* Đặt câu: nó đã dốt nát lại lười biếng vậy mà vớ được cô vợ giàu có đúng là mèocá rán.
Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật:
- Cành vàng lá ngọc
- Dậu đổ bìm leo
* cành vàng lá ngọc: chỉ người con gái thuộc tầng lớp quyền quý sang trọng.
* Đặt câu: Đừng trêu chọc con bé. Con nhà cành vàng lá ngọc đấy.
III. Nghĩa của từ
* Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. 
* Bài 2(123)
Nghĩa của từ “mẹ”: người phụ nữ có con, nói trong quan hệ với con.
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
*Từ nhiều nghĩa là từ có từ 2 nghĩa trở lên. 
*Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: là quá trình mở rộng nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
* Bài tập 2(124)
Từ “hoa” trong “lệ hoa” được dùng với nghĩa chuyển . Nhưng đó không phải là hiện tượng chuyển nghĩa của từ để làm xuất hiện từ nhiều nghĩa. Đó chỉ là sự chuyển nghĩa lâm thời chứ chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển. 
4. Củng cố
GV : Yêu cầu hs nhắc lại các khái niệm trong bài đã học.
HS: Trả lời
GV: Nhận xét kết luận.
5. Hướng dẫn:
- Làm bài 3,4(123), bài 3 (123-124)
- Viết đoạn văn có sử dụng từ ghép, từ láy, thành ngữ.
- Ôn lại KT về từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nghĩa rộng, nghĩa hẹp, trường từ vựng.
Ngày giảng:	 
 9A:
 9B................ 
 Tiết 44
 TổNG KếT Về Từ VựNG
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
Một số khái niệm liên qua đến từ vựng.
2. Kĩ năng:
Cách sử dụng từ hiểu quả trong nói, viết, đọc - hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
3. Thái độ:
 Có ý thức phát triển từ ngữ để làm phong phú vốn từ.
II/ Chuẩn bị:
GV : sơ đồ
HS: bảng nhóm
III/ Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 9a.................9b...............
2. Kiểm tra : 1.Tìm từ láy trong câu thơ sau :
 Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
 Heo hút cồn mây súng ngửi trời
 2. Tìm một số thành ngữ trong các văn bản đã học.
3. Bài mới :
Hoạt động dạy- học
Nội dung
Hoạt động 1: ôn về Từ đồng âm
GV: Thế nào là từ đồng âm? Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa?
HS: Trả lời
GV: Từ nhiều nghĩa: một từ có thể có nhiều nghĩa. Trong văn cảnh ngữ nghĩa được hiểu khác nhau nhưng nghĩa của các từ ấy có liên quan đến nhau. Đó là mqh giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
GV: đưa VD về 2 loại từ này để HS phân biệt. (VD: từ “mũi” trong câu : Chị ấy có cái mũi dọc dừa; mũi dao, mũi kéo, mũi Cà Mau.à “mũi”: từ nhiều nghĩa.
Từ “đá” trong câu: Con ngựa đá con ngựa đá” à “đá”: từ đồng âm.
HS: Làm bài 2, nhận xét. 
GV: Nhận xét, kết luận
Hoạt động 2: ôn về từ đồng nghĩa.
GV: Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho VD.
HS: Trả lời.
GV: Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
GV: Có mấy loại từ đồng nghĩa?
HS: Đồng nghĩa hoàn toàn: có thể thay thế cho nhau. VD: trái, quả.
Đồng nghĩa không hoàn toàn: không thay thế được cho nhau.
Hoạt động nhóm
GV: y/c HS thảo luận bài 3.
HS: thảo luận 4’.
Đại diện nhóm trình bày, nhận xét
GV: chữa.
Hoạt động 3.
GV: thế nào là từ trái nghĩa?
HS:..
GV: nhấn mạnh: khi nói một từ nào đó là từ trái nghĩa thì phải đặt nó trong quan hệ với một từ nào khác. Một từ có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. VD: 
Từ “lành” trong lành- rách; Lành- độc; 
Lành- ác.
Có 2 nhóm từ trái nghĩa:- nhóm từ trái nghĩa lưỡng phân( hai từ trái nghĩa kiểu này biểu thị 2 k/n đối lập nhau loại trừ nhau, k/đ cái này nghĩa là phủ định cái kia, không kết hợp được với từ chỉ mức độ. VD: sống- chết.
- Nhóm từ trái nghĩa thang độ( 2 từ trái nghĩa nghĩa kiểu này biểu thị 2 k/n có t/c thang độ khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia, có khả năng kết hợp với những từ chỉ mức độ. VD: già- trẻ.
HS: Làm bài 2, nhận xét.
GV: Nhận xét, kết luận
Hoạt động nhóm bài tập 3
GV: giao n/vụ, nêu y/c:
N1,2: xếp cặp từ trái nghĩa thuộc nhóm 1.
N3,4: xếp cặp từ trái nghĩa thuộc nhóm 2.
HS: thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, nhận xét lẫn nhau.
GV: chữa.
Hoạt động 4.
GV: thế nào là từ nghĩa rộng, từ nghĩa hẹp? Cho VD.
HS: trả lời.
GV: treo sơ đồ câm.
HS: điền từ vào sơ đồ.
Hoạt động 5.
GV: thế nào là trường từ vựng? Cho VD.
HS: trả lời
HS: khá, giỏi làm bài tập 2.
GV: chữa.
V. Từ đồng âm
Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng khác nhau về nghĩa.
Bài tập 2:
a. Từ “Lá” trong câu:
- Khi chiếc lá xa cành
Lá không còn màu xanh à nghĩa gốc
- Công viên là lá phổi của thành phố à nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
à “lá”: từ nhiều nghĩa.
b. Từ “đường” trong câu:
- Đường ra trận mùa này đẹp lắm à lối đi được tạo ra để nối liền các địa điểm.
- Ngọt như đường à chất kết tinh vị ngọt được chế biến từ mía hoặc củ cải đường, thốt nốt. à “đường”: từ đồng âm.
VI. Từ đồng nghĩa.
- Từ đồng nghĩa: Là những từ có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau
VD: Phụ nữ - Đàn bà
- Đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
Bài tập 3:
Từ “xuân”: chỉ một mùa trong năm, khoảng thời gian tương ứng với một tuổi à chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
Từ “xuân” thể hiện tinh thần lạc quan của t/g. Dùng từ xuân tránh lặp với từ tuổi tác.
VII. Từ trái nghĩa:
Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Bài 2: Cặp từ trái nghĩa: xấu- đẹp, xa- gần, rộng- hẹp.
Bài 3: 
Nhóm1: sống- chết, chẵn-lẻ, chiến tranh- hoà bình, 
Nhóm 2: già- trẻ, yêu- ghét, cao- thấp, nông- sâu, giàu- nghèo.
VIII. Cấp độ khái quát của ghĩa từ ngữ.
* Nghĩa của một từ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
VD: Cá ( từ nghĩa rộng)
Cá chim cá thu (từ nghĩa hẹp)
Bài tập 2:
 Từ
Từ đơn Từ phức
 Từ ghép Từ láy
 ĐL CP HT BP
 Âm Vần
IX. Trường từ vựng
Là tập hợp của những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa.
Bài tập 2:
Bác Hồ đã sử dụng 2 từ cùng trường nghĩa: tắm, bể à tạo tính hình tượng trong sự liên tưởng của người đọc làm cho câu văn có giá trị tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân đế quốc.
4. Củng cố:
GV: Yêu cầu hs nhắc lại khái niệm nội dung bài học
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, kết luận.
5. Hướng dẫn:
Viết một đoạn văn về ngôi trường của em trong đó có sử dụng trường từ vựng “Trường học”
Lập dàn ý đề văn bài viết số 2 giờ sau trả bài viết

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 41 - 44.doc