I/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du.
- Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng đọc- hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích.
- Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân.
- Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm.
3. Thái độ:
- Biết trân trọng những tài năng nghệ thuật, yêu cảnh đẹp mùa xuân.
II/ Chuẩn bị:
Thầy:
Trò : Soạn bài
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức: 9A . 9B
2.Kiểm tra: Đọc thuộc lòng đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều”. Nêu cảm nhận của em về nhân vật Thuý Kiều.
3. Bài mới:
Ngày giảng: 9A: Tiết 28 -Văn bản: 9B. CảNH NGàY XUÂN (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du. - Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng đọc- hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích. - Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân. - Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm. 3. Thái độ: - Biết trân trọng những tài năng nghệ thuật, yêu cảnh đẹp mùa xuân. II/ Chuẩn bị: Thầy: Trò : Soạn bài III/ Các hoạt động dạy học: 1. Tổ chức: 9A . 9B 2.Kiểm tra: Đọc thuộc lòng đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều”. Nêu cảm nhận của em về nhân vật Thuý Kiều. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1. Đọc và tìm hiểu chú thích GV hướng dẫn HS đọc: Chậm rãi chú ý nhấn giọng ở những từ đặc tả. GV đọc mẫu. HS đọc, nhận xét. GV: giải nghĩa một số từ khó. Hoạt động 2:Tìm hiểu văn bản GV: Đoạn trích nằm ở vị trí nào trong tác phẩm? HS: trả lời. GV: văn bản sử dụng PTBĐ nào? văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần là gì? HS:... Có thể chia đoạn trích làm 3 phần. - Bốn câu đầu: Gợi khung cảnh ngày xuân - Tám câu tiếp: Gợi tả khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh. - Sáu câu cuối: Cảnh chị em Kiều du xuân trở về. Hoạt động 3. Tìm hiểu chi tiết. HS đọc 4 câu thơ đầu. GV: cảnh ngày xuân được giới thiệu vào thời điểm nào? Vẻ đẹp của mùa xuân được đặc tả qua chi tiết hình ảnh nào? HS: - Tiết trời đã bước sang tháng 3, tháng cuối cùng của mùa xuân . - Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa GV: nêu cảm nhận của em về 2 câu thơ và nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ ? Hoạt động nhóm GV: nêu yêu cầu: So sánh 2 câu thơ của Nguyễn Du với câu thơ cổ để thấy sự sáng tạo của ông. “Phương thảo liên thiên bích Lê chi sổ điểm hoa” ( Cỏ thơm liền với trời xanh, trên cành lê có mấy bông hoa). HS: thảo luận 5’ Các nhóm giải quyết vấn đề, đại diện nhóm trình bày, nhận xét. GV: định hướng: +Bút pháp gợi tả câu thơ cổ đã vẽ lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân có hương vị, màu sắc, đường nét: - Hương thơm của cỏ non (phương thảo). - Cả chân trời mặt đất đều một màu xanh (Liên thiên bích). - Đường nét của cành lê thanh nhẹ, điểm vài bông hoa gợi cảnh đẹp tĩnh tại, yên bình. + Câu thơ của N.Du: Từ “trắng” làm định ngữ cho cành lê, khiến cho bức tranh mùa xuân gợi ấn tượng khác lạ, đây là điểm nhấn nổi bật thần thái của câu thơ, màu xanh non của cỏ cộng sắc trắng hoa lê tạo nên sự hài hoà tuyệt diệu, biểu hiện tài năng nghệ thuật của tác giả. Từ “điểm” ề cảnh có hồn. Tác giả sử dụng thành công nghệ thuật miêu tả gợi cảm cùng với cách dùng từ ngữ và nghệ thuật tả cảnh tài tình, tạo nên một khung cảnh tinh khôi, khoáng đạt, thanh khiết, giàu sức sống. HS đọc 8 câu thơ tiếp. GV: Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh được dùng để miêu tả cảnh lễ hội? HS: * Lễ: tảo mộ (đi viếng và sửa sang phần mộ người thân). * Hội: đạp thanh (giẫm lên cỏ xanh): Đi chơi xuân ở chốn làng quê. GV: Bức tranh lễ hội được gợi lên ntn? Nghệ thuật miêu tả ở đây có gì đặc biệt? HS: Trả lời GV: Qua đó TG T/h tình cảm gì của mình? HS: nhà thơ T/h tình cảm yêu quý trân trọng vẻ đẹp giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc biểu hiện trong lễ hội HS đọc sáu câu thơ cuối GV: Cảnh vật được tả vào thời gian, không gian nào? HS :( chiều tối, nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu bắc ngang) GV: Em cảm nhận cảnh không khí, mùa xuân ở đây có gì khác so với bốn câu thơ đầu? HS: ( Cảnh nhạt dần, người ít và thưa dần) GV: Vì sao có sự khác biệt như vậy? HS:(Thời gian, không gian và tâm trạng nhân vật thay đổi) GV: Tâm trạng 2 chị em TK - TV như thế nào? (bâng khuâng xao xuyến về một ngày vui xuân) GV:Từ "Nao nao" gợi cảm giác như thế nào? HS: ( Bâng khuâng, xao xuyến...) GV: => Khái quát, ghi nhớ HS đọc ghi nhớ. Hoạt động 3: Tổng kết GV: Nêu rõ những thành công trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên. HS: trình bày. GV: Nội dung của đoạn trích? HS: trình bày. I. Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Đọc 2. Chú thích: II. Tìm hiểu chung văn bản: 1.Vị trí đoạn trích Đoạn trích nằm ở phần “ Gặp gỡ và đính ước” 2. PTBĐ: Miêu tả kết hợp tự sự, biểu cảm. 3.Bố cục: 3 phần. III. Tìm hiểu chi tiết văn bản 1. Khung cảnh ngày xuân * Thời gian: tháng ba âm lịch. * Vẻ đẹp: - Cỏ non -> mới mẻ, tinh khôi đầy sức sống. - Xanh tận chân trời -> khoáng đạt, trong trẻo - Trắng điểm... -> nhẹ nhàng, tinh khiết -> Bầu trời trong sáng, mặt đất tươi xanh, không gian yên ả thanh bình =>Cảnh vật sinh động, có hồn, đầy sức sống.Từ ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu. 2. Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh. - Gần xa, nô nức, yếm anh, dập dìu, tài tử, giai nhân, sắm sửa bộ hành. -> gợi không khí nhộn nhịp tươi vui, náo nhiệt làm rõ tâm trạng người đi hội. ề Sử dụng nhiều từ ghép, từ láy, phép so sánh, 3. Cảnh chị em Kiều du xuân trở về * Thời gian: chiều tối. * Không gian: - Cảnh: mặt trời về chiều.. - Con người: ra về ề cảnh khuya người vắng * Tâm trạng của chị em Thuý Kiều: - Thơ thẩn - Nao nao ề Từ láy gợi tả tâm trạng luyến tiếc cảnh lễ hội ngày xuân. Thể hiện tâm hồn nhạy cảm thiết tha với niềm vui cuộc sống. * Ghi nhớ ( SGK) III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Miêu tả thiên nhiên theo trình tự thời gian, không gian. - Từ ngữ giàu chất tạo hình, sáng tạo, độc đáo. - Tả cảnh ngụ tình.( tả cảnh để bộc lộ tâm trạng) 2. Về nội dung Đoạn thơ miêu tả bức tranh thiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, mới mẻ và giàu sức sống. 4. Củng cố: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn trích ' Cảnh ngày xuân"? 5. Hướng dẫn: - Hãy chuyển đoạn trích bằng thơ sang bài văn miêu tả. - Chuẩn bị bài: Thuật ngữ ( Tìm hiểu về đạc đểm của thuật ngữ qua từng ví dụ) ............................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: