Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 19: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 19: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Năm học 2011-2012

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp lời của một người hoặc một nhân vật

- Biết chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại

B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

- Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp

- Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp

2. Kỹ năng:

- Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

- Sử dụng được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản

3. Thái độ :

- Dùng đúng mục đích, yêu cầu cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp tăng hiệu quả giao tiếp

C.PHƯƠNG PHÁP:

- Vấn đáp, phân tích ví dụ cụ thể – minh họa – giải thích, thảo luận nhóm

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS

 9A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 9A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Hệ thống từ ngữ xưng hô và cách sử dụng ? cho ví dụ minh họa?

 -Tìm VD về việc lựa chọn từ ngữ xưng hô khiêm nhường tôn trọng người đối thoại trong giao tiếp?

 3.Bài mới: Trong hội thoại người ta có thể dẫn lại lời nói hay ý nghĩ của một người hay của nhân vật mà lời nói là ý nghĩ được nói ra,ý nghĩ là lời nói bên trong chưa được nói ra. Có khi lời nói bên trong đúng, nghiêm túc nhưng nếu biến nó thành lời bên ngoài thì không thích hợp ví dụ như truyện cười Sgk. Khi tạo tập văn bản viết, ta thường dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật. Song cách dẫn đó của ta đã đúng hay chưa? Có những cách dẫn nào; để tìm hiểu về vấn đề này, mời các em sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 1499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 19: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :4 Ngày soạn: 10/09/2011
Tiết PPCT: 19 Ngày dạy: 12/09/2011
CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp lời của một người hoặc một nhân vật
- Biết chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp
- Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp
2. Kỹ năng:
- Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Sử dụng được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản
3. Thái độ : 
- Dùng đúng mục đích, yêu cầu cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp tăng hiệu quả giao tiếp 
C.PHƯƠNG PHÁP: 
- Vấn đáp, phân tích ví dụ cụ thể – minh họa – giải thích, thảo luận nhóm
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS
 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 9A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Hệ thống từ ngữ xưng hô và cách sử dụng ? cho ví dụ minh họa?
 -Tìm VD về việc lựa chọn từ ngữ xưng hô khiêm nhường tôn trọng người đối thoại trong giao tiếp?
 3.Bài mới: Trong hội thoại người ta có thể dẫn lại lời nói hay ý nghĩ của một người hay của nhân vật mà lời nói là ý nghĩ được nói ra,ý nghĩ là lời nói bên trong chưa được nói ra. Có khi lời nói bên trong đúng, nghiêm túc nhưng nếu biến nó thành lời bên ngoài thì không thích hợp ví dụ như truyện cười Sgk. Khi tạo tập văn bản viết, ta thường dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật. Song cách dẫn đó của ta đã đúng hay chưa? Có những cách dẫn nào; để tìm hiểu về vấn đề này, mời các em sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG (20’)
Ví dụ 1: Hai đoạn trích (Trích “Lặng lẽ Sa Pa”-Nguyễn Thành Long)-SGK/53.
- Hai học sinh đọc.
GV:Ở đoạn trích a, b, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật, nó được ngăn cách với những bộ phận trước đó bằng những dấu gì?
HS: thảo luận theo cặp và trả lời. GV nhận xét
GV: Trong cả hai đoạn trích, có thể thay đổi vị trí giữa các bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không? Nếu được thì ngăn cách với nhau bằng những dấu gì?
HS: Có thể thay đổi vị trí giữa các bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó. Hai bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu ( - ). Cụ thể là: a: “Đấy, bác .. là gì” – Cháu nói. b: “Khách tới bất ngờ, ..chẳng hạn” – Hoạ sỹ nghĩ thầm.
GV: Thế nào là cách dẫn trực tiếp ? HS trả lời 
* Ví dụ 2: (SGK trang 53). Hai học sinh đọc.
GV:Trong đoạn trích a, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì? HS: suy nghĩ và trả lời
GV:Trong đoạn trích b, bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ? HS: suy nghĩ và trả lời
GV: Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ gì? Có thể thay bằng từ gì? HS: trả lời
GV:Cách dẫn như ở đoạn a, b trong ví dụ 2 được gọi là cách dẫn gián tiếp. Em hiểu như thế nào là cách dẫn gián tiếp?
GV :Chốt ý. - Hai học sinh đọc phần ghi nhớ
Từ VD đã phân tích, HS nêu cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp
Từ VD đã phân tích, HS nêu cách chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp
LUYỆN TẬP (18’)
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập.1
- Làm miệng trước lớp.
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- GV :chốt
- Hai học sinh đọc yêu cầu bài tập.2
- GV Hướng dẫn h/s làm bài tập này.
- Học sinh dựa vào những gợi ý hoàn thành bài tập à Trình bày miệng trước lớp.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (2’)
- Viết lời dẫn trực tiếp và tự chuyển thành lời dẫn gían tiếp. Sau đó, đưa câu vừa chuyển vào đoạn văn cụ thể
- Đoạn văn tham khảo : Dân tộc Việt Nam ta vốn rất trọng đạo lí và những đạo lí ấy đã trở thành những truyền thống tốt đẹp, cần gìn giữ và lưu truyền về sau. Trong đó có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” mà ai cũng phải nhớ. Truyền thống tốt đẹp ấy đã hun đúc nên đời sống tâm hồn người Việt, tạo vẻ đẹp riêng , ấy thế mà mọi người luôn bảo rằng ăn quả nhớ kẻ trồng cây xin đừng quên bạn nhé!
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Cách dẫn trực tiếp:
*Ví dụ 1 SGK/ 53
- Đoạn a: “ Đấy, . người là gì?”. 
->Phần in đậm ở đoạn a là lời nói, vì trước đó có từ “nói” 
- Dấu hiệu: Được tách ra khỏi phần câu đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép Đoạn b: “Khách tới. chăn chẳng hạn”.
-> Phần câu in đậm là ý nghĩ, vì trước đó có từ “nghĩ”.
=> Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
2.Cách dẫn gián tiếp:
*Ví dụ 2: SGK/53
à Đoạn a, phần câu in đậm là lời nói: 
Không có dấu hiệu ngăn cách phần này.
à Đoạn b, bộ phận câu in đậm là ý nghĩa
 (Trước đó có từ “Hiểu”).
- Giữa phần ý nghĩ và phần lời của người dẫn có từ rằng. Có thể thay từ rằng bằng từ là.
=>Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
3. Chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp:
VD: Cô tin: “em sẽ đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh ” -> Cô giáo tin rằng bạn Lan sẽ đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh
- Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
- Thay đổi đại từ nhân xưng cho phù hợp
- Lược bỏ các từ chỉ tình thái
- Thêm từ “rằng” hoặc từ “là” trước lời dẫn
- Không nhất thiết phải đúng chính xác về từ nhưng phải dẫn đúng về ý
4. Chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp:
VD: Cha ông ta thường nói rằng uống nước nhớ nguồn :dẫn gián tiếp -> Cha ông ta nói : “Uống nước nhớ nguồn”: dẫn trực tiếp
- Khôi phục lại nguyên văn lời dẫn
- Sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép
II. LUYỆN TẬP 
1.Bài tập 1: (SGK trang 54).
- Đoạn a, lời dẫn “A! Lão già tệ lắm! ..mày à?”
: Là lời nói của cậu Vàng mà lão Hạc gán cho nó. à Lời dẫn trực tiếp.
- Đoạn b, “Cái vườn này .. còn rẻ cả”: Là ý nghĩ của lão Hạc (Trước đó có ngữ “Lão tự bảo rằng”). à Lời dẫn trực tiếp.
2.Bài tập 2: (SGK trang 54, 55).
a. Dẫn trực tiếp:
Trong “Báo cáo thức II của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta .. anh hùng”.
- Dẫn gián tiếp.
Trong “Báo cáo..”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng chúng ta 
b. Dẫn trực tiếp:
Trong cuốn sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh
thời đại”, đồng chí Phạm Văn Đồng viết: “Giản dị  làm được”.
- Dẫn gián tiếp.
Trong cuốn sách “Chủ tịch ”, đồng chí Phạm Văn Đồng khẳng định rằng giản dị
c. Dẫn trực tiếp:
Trong cuốn “Tiếng Việt .. dân tộc”, ông Đặng Thai Mai khẳng định “Người Việt Nam ..của mình”.
- Dẫn gián tiếp.
Trong cuốn “Tiếng Việt .. dân tộc”, ông Đặng Thai Mai đã khẳng định rằng “Người Việt Nam của mình”.
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 - Nắm được lời dẫn trực tiếp và gián tiếp, cách chuyển. 
- Viết đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp, gián tiếp
- Sửa lỗi trong việc sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong một bài viết của bản thân
- Chuẩn bị: “Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự” : Đọc và tóm tắt văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 19 CACH DAN TTIEP VA GIAN TIEP.doc