Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 18: Xưng hô trong hội thoại - Đặng Thị Lan Hương

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 18: Xưng hô trong hội thoại - Đặng Thị Lan Hương

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được sự phong phú, tinh tế và giầu sắc thái biểu cảm cảu hệ tôhngs các từ ngữ xưng hô tong Tiếng Việt; Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô.

3. Giáo dục: Giáo dụcốy thức tìm hiểu, nắm vững và sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp.

*Tích hợp: Văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương".

*Trọng tâm: Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Bài soạn, bảng phụ.

2. Học sinh: Đọc bài trước ở nhà.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

 

doc 4 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 680Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 18: Xưng hô trong hội thoại - Đặng Thị Lan Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn 9 Đặng Thị Lan Hương 
Ngày soạn:
Ngày dậy:
Tiết 18 
Tiếng Việt:
Xưng hô trong hội thoại 
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được sự phong phú, tinh tế và giầu sắc thái biểu cảm cảu hệ tôhngs các từ ngữ xưng hô tong Tiếng Việt; Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp..
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô.
3. Giáo dục: Giáo dụcốy thức tìm hiểu, nắm vững và sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp.
*Tích hợp: Văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương".
*Trọng tâm: Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bài soạn, bảng phụ.
2. Học sinh: Đọc bài trước ở nhà.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
Nội dung hoạt động
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Khởi động
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Giới thiệu bài mới:
* Hoạt động 2 : Bài học
I. Bài học
Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô.
a, Ví dụ: 1,2
b, Nhận xét:
- Các đại từ xưng hô:
+ Ngôi thứ nhất: tôi, tao
+ Ngôi thứ hai: mày, chúng mày
- Các danh từ được sử dụng để xưng hô: danh từ chỉ người (chỉ quan hệ họ hàng): anh, chị, em, ông, bà, cháu, cô, dì, chú, bác
- Suồng sã: tao, mày
- Thân mật: tớ - mình
- Trân trọng: quý ông, quý bà, quý cô, quý vị
-> Kết luận 1: Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
-> Kết luận 2: Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
c, Ghi nhớ: SGK, T39
* Hoạt động 3: luyện tập
ii. Luyện tập
Bài tập 1
- Nhầm chúng ta với chúng em hoạc chúng tôi.
+ Chúng ta: Gồm cả người nói và người nghe -> Lễ thành hôn của cô học viên và vị giáo sư.
+ Chúng tôi; Chúng em: không bào gồm người nghe.
Bài tập 2
- Xưng chúng tôi vì: Nhằm tăng thêm tính khách quan cho những tri thức khoa học của văn bản và thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.
Bài tập 3
- Chú bé gọi người sinh ra mình là "mẹ" là bình thường.
- Gọi sứ giả là "Ông", xưng "ta" là khác thường.
-> Thể hiện cậu bé là người khác thường.
Bài tập 4
- Vị tướng già gọi thầy giáo cũ là thầy xưng "con". Khi người thầy gọi vị tướng là "ngài" thì ông vẫn không thay đổi cách xưng hô -> là người "Tôn sư trọng đạo".
- Thầy giáo cũ: gọi học trò cũ là ngài -> là người tôn trọng cương vị hiện tại của người học trò.
=> Cách xưng hô thể hiện trình độ văn hoá và nhân cách, tình cảm của người giao tiếp.
Bài tập 5
- Cách xưng hô của Bác Hồ - chủ tịch nước với nhân dân là : Tôi - đồng bào -> tạo cảm giác gần gũi thân thiết với người nói -> đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ giữa lãnh tụ và nhân dân trong một đất nước dân chủ.
Bài tập 6
- Từ ngữ xưng hô: cai lệ và chị Dậu
- Vị thế: 
+ Cai lệ: Có quyền lực, có vị thế
+ Chị Dậu: người dân nghèo bị áp bức
- Cách xưng hô:
+ Cai lệ: trịnh thượng, hống hách (chị -> mày)
+ Chị Dậu: nhà cháu - ông; tôi - ông; bà - mày
 -> Cách xưng hô thay đổi phù hợp với tình huống giao tiếp -> Sự phản kháng quyết liệt, thể hiện tính cách của nhân vật.
Bài tập 7 (Tích hợp)
- Căn cứ vào đâu mà bé Đản xưng hô với cha như trong lời thoại: 
- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.
A. Căn cứ vào đối tượng giao tiếp.
B. Căn cứ vào địa điểm giao tiếp.
C. Căn cứ vào mục đích giao tiếp.
D. Căn cứ vào thời gian giao tiếp.
* Họat động 4: Củng cố - Dặn dò
5
16
23
2
h. Em nêu một tình huống không tuân thủ phương châm hội thoại? trình bày rõ nguyên nhân của sự không tuân thủ đó?
- Đọc truyện "Vua là người như thế nào?" (Sách để học tốt văn 9)
- Lẽ thường thì vua có cách xưng hô là: Ta - ngươi; Bệ hạ - Thần dân. Trong truyện có cách xưng hô là: Ông - tôi; anh - tôi. Vì sao vậy? Ta nên sử dụng từ ngữ xưng hô như thế nào?
H. Nêu một số từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt? Cách sử dụng những từ ngữ đó?
H. Em so sánh những từ ngữ để xưng hô của tiếng Việt với tiếng Anh em đang học?
H. Có khi nào em gặp tình huống không biết xưng hô như thế nào không?
H. Qua tìm hiểu ở trên em có nhận xét gì về từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt?
- Chốt -> kết luận 1
- GV lấy ví dụ: Tú Xương viết:
 "Ai ơi, có nhớ ai không?
Trời mưa một mảnh áo bông che đầu
 Nào ai có tiếc ai đâu
áo bông ai ướt khăn đầu ai khô"
H. Xác định từ ngữ xưng hô trong hai đoạn văn a,b?
H. Phân tích về sự thay đổi cách xưng hô của Dế Mèn và Dế choắt trong đoạn trích a,b?
- a: Dế Choắt: Anh - em
 Dế Mèn: ta - chú mày
- b: Dế choắt: tôi - anh
 Dế Mèn: tôi - anh
H. Vì sao có sự thay đổi đó?
- GV bổ sung: Tình huống là: nói với ai? Khi nào? ở đâu? Mục đích gì? -> ở đây mục đích thay đổi Dế Choắt từ nhờ vả -> Khuyên răn; vị thế thay đổi.
H. Qua phân tích ví dụ 2 em rút ra kết luận cần chú ý gì khi xưng hô?
- Chốt:
- Khái quát, nâng cao: Biết lựa chọn từ ngữ xưng hô thích hợp thể hiện trình độ văn hoá và nhân cách củ người giao tiếp.
H. Em nêu những đặc điểm của từ ngữ xưng hô tiếng Việt và việc sử dụng từ ngữ xưng hô đó qua ví dụ 1,2?
- GV quay trở lại câu chuyện phần giới thiệu bài
H. Em giải thích vì sao mà ông vua và tiều phu xưng hô như vậy?
- Chốt: Cách xưng hô phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Nêu yêu cầu bài tập 1: Lời mời trên có sự nhầm lẫn như thế nào? Vì sao có sự nhầm lẫn đó?
- Nêu vấn đề ở bài tập 2: Trong văn bản khoa học, nhiều khi tác giả văn bản chỉ là một người nhưng vẫn xưng chúng tôi chứ không xưng tôi. Giải thích vì sao?
H. Phân tích từ xưng hô mà cậu bé dùng để nói với mẹ mình và nói với sứ giả? (GV hướng dẫn HS)
H. Cách xưng hô như vậy nhằm thể hiện điều gì?
- Bổ sung: Cậu bé đã tự nâng mình lên vị thế ngang hàng với người lớn quan tâm, lo lắng tới việc của triều chính.
H. Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện đó?
- Bổ sung
- Nâng cao
H. Phân tích tác động của việc dùng từ xưng hô trong câu nói của Bác?
- Gợi ý HS: Trước 1945 người đứng đầu nhà nước có cách xưng hô với người dân của mình như vậy không?
(Trẫm - khanh)
H. Các từ ngữ xưng hô trên được ai dùng, dùng với ai?
H. Phân tích vị thế xã hội, thái độ, tính cách của từng nhân vật qua cách xưng hô của họ?
- Chốt: Xưng hô phù hợp với tình huống giao tiếp -> thể hiện tích cách của người giao tiếp.
- Bảng phụ:
H. Chọn phương án đúng và giải thích?
- Học kĩ bài
- Làm bài tập trong SBT trắc nghiệm (bài 7: câu 23, 24, 25 - T33, 34)
- Trả lời
- Nghe
- Nêu
- So sánh:
+ Xưng: I (số ít); We (số nhiều)
+ Hô: you
- Nêu tình huống
+ Gặp một người chưa biết rõ tuổi tác.
- Nhận xét
- Đọc hai đoạn trích trong SGK
- Phân tích sự thay đổi cách xưng hô:
a: Xưng hô bất bình đẳng (vị thế yếu - vị thế mạnh; kẻ nhờ vả - kẻ kiêu căng, hách dịch)
b: Xưng hô bình đẳng
- Nêu
- Thảo luận và rút ra kết luận
- Nêu 2 nội dung bài học
- Thảo luận -> kết luận: Vì tình huống giao tíêp giữa hai người: đối tượng giao tiếp: hai người là hai người bạn thân mật.
- Thảo luận nhóm và ghi ra bảng phụ
- Nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận -> trình bày
- Đọc ví dụ
- Suy nghĩ và trình bày
- Đọc câu chuyện trong SGK
- Thảo luận-> trình bày
- Đọc đoạn trích trong SGK
- Suy nghĩ cá nhân, trả lời
- Syy nghĩ, trình bày
- Phân tích
- Chọn phương án A - Giải thích:
Vì: Bé Đản coi đối tượng giao tiếp là người lạ không phải là cha mình, bé muốn bày tỏ rõ nhận thức của mình về người cha theo lời nói đùa của mẹ.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9(6).doc