Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 128: Nghĩa tường minh và hàm ý (Tiếp theo) - Năm học 2011-2012 - Lê Văn Hà

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 128: Nghĩa tường minh và hàm ý (Tiếp theo) - Năm học 2011-2012 - Lê Văn Hà

I. Mức độ cần đạt. Giúp cho học sinh

 Nắm được hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói, người nghe.

 II. Trọng tâm kiến thức.

 1. Kiến thức

 Hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói, người nghe.

 2. Kĩ năng.

 Giải đoán và sử dụng được hàm ý.

 3. Giáo dục: Vận dụng hàm ý, tạo lời hay ý đẹp trong cuộc sống hàng ngày.

III.Hướng dẫn thực hiện.

 1. Ổn định tổ chức ( 1 phút ): Tổ trưởng báo cáo tình hình soạn bài của các bạn.

 2. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút ): Kiểm tra bài soạn của học sinh.

 [?] Thế nào là nghĩa tường minh?

 [?] Thế nào là nghĩa hàm ý?

 [?] Xác định câu có hàm ý ? Nêu hàm ý của câu nói ấy ? ( Mẩu chuyện vui )

MẨU CHUYỆN VUI

 Anh chồng đi chăn một đàn bò mười con . Chiều tối ,anh ta cưỡi một con bò và lùa những con còn lại về nhà . Đến cổng , anh chồng dừng lại để đếm xem có đủ mười con bò hay không . Anh ta đếm đi đếm lại mãi vẫn chỉ thấy có chín con .Hoảng quá, anh ta thất thanh gọi vợ . Chị vợ lật đật chạy ra, hỏi :

- Ai chọc tiết mình mà kêu khiếp thế ?

 Anh chồng mếu máo :

- Mình ơi Thiếu một con bò !.

 Chị vợ cười :

- Tưởng gì ? Thừa một con thì có .

 3. Bài mới( 38 phút )

 *Giới thiệu bài: giáo viên ghi tựa lên bảng.

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 695Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 128: Nghĩa tường minh và hàm ý (Tiếp theo) - Năm học 2011-2012 - Lê Văn Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 tiết 128 NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (tt)
Soạn: 1/3/2011
Dạy: 2/3/2011
I. Mức độ cần đạt. Giúp cho học sinh 
 Nắm được hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói, người nghe.
 II. Trọng tâm kiến thức.
 1. Kiến thức
 Hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói, người nghe.
 2. Kĩ năng.
 Giải đoán và sử dụng được hàm ý..
 3. Giáo dục: Vận dụng hàm ý, tạo lời hay ý đẹp trong cuộc sống hàng ngày.
III.Hướng dẫn thực hiện.
 1. Ổn định tổ chức ( 1 phút ): Tổ trưởng báo cáo tình hình soạn bài của các bạn.
 2. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút ): Kiểm tra bài soạn của học sinh.
 [?] Thế nào là nghĩa tường minh?
 [?] Thế nào là nghĩa hàm ý?
 [?] Xác định câu có hàm ý ? Nêu hàm ý của câu nói ấy ? ( Mẩu chuyện vui )
MẨU CHUYỆN VUI
 Anh chồng đi chăn một đàn bò mười con . Chiều tối ,anh ta cưỡi một con bò và lùa những con còn lại về nhà . Đến cổng , anh chồng dừng lại để đếm xem có đủ mười con bò hay không . Anh ta đếm đi đếm lại mãi vẫn chỉ thấy có chín con .Hoảng quá, anh ta thất thanh gọi vợ . Chị vợ lật đật chạy ra, hỏi :
Ai chọc tiết mình mà kêu khiếp thế ?
 Anh chồng mếu máo :
Mình ơi Thiếu một con bò !....
 Chị vợ cười :
Tưởng gì ? Thừa một con thì có .
 3. Bài mới( 38 phút )
 *Giới thiệu bài: giáo viên ghi tựa lên bảng.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
Học sinh đọc văn bản, giáo viên ghi các câu in đậm lên bảng lớp. 
[?] Nêu hàm ý câu in đậm đầu tiên?
D. Học sinh thảo luận, phát biểu.
Câu: “Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi” ® hàm ý sau bữa ăn này con không còn ở nhà với thầy, mẹ và các em nữa vì mẹ đã bán con.
[?] Vì sao chị Dậu không nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?
Giáo viên nhận xét.
Đây là điều đau lòng nên chị Dậu tránh nói thẳng.
[?] Nêu hàm ý câu in đậm sau ?
D. Học sinh thảo luận và phát biểu. Câu “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị Thôn Đoài”.
® Hàm ý: mẹ đã bán con cho cụ Nghị Thôn Đoài
[?] Hàm ý trong câu nào của chị Dậu rõ hơn ? Vì sao chị Dậu lại nói rõ hơn như vậy ? 
 ® câu này mang hàm ý rõ hơn vì ở câu đầu, Tí không hiểu được hàm ý.
[?] Chi tiết nào chứng tỏ cái Tí đã hiểu ý của mẹ.
O: Sự “ giãy nảy” và câu nói trong tiếng khóc, cho thấy Tí đã hiểu được hàm ý.
Gv chốt ý:
- Trong câu đầu, vì quá đau lòng nên chị Dậu không thể nói thẳng với cái Tí. Chị đã dùng hàm ý nhưng cái Tí không hiểu.
Vì thế trong câu 2, chị cố sử dụng hàm ý rõ hơn.
- Còn cái Tí, câu đầu cái Tí không hiểu được hàm ý. Nhưng đến câu 2, cái Tí mới hiểu được.
[?] Như vậy, khi sử dụng hàm ý, đòi hỏi ở người nói và người nghe điều gì?
Học sinh phát biểu. Giáo viên nhận xét để rút ra kết luận về hai điều kiện sử dụng hàm ý.
Học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luỵện tập.
 Giáo viên phát phiếu thực hành luyện tập. Học sinh thảo luận và làm vào phiếu.
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập 1.
Học sinh làm. Gv gọi từng học sinh phát biểu. Gv nhận xét và ghi bảng.
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập số 2.
Học sinh làm.
Giáo viên nhận xét, ghi tóm tắt.
Giáo viên yêu cầu bài tập số 3.
Giáo viên nhận xét và ghi tóm tắt lên bảng. Chú ý phải dùng câu chứa hàm ý từ chối 
Giáo viên gọi học sinh làm bài tập số 4.
 Giáo viên nhận xét và ghi tóm tắt lên bảng.
Giáo viên yêu cầu bài tập số 5.
Giáo viên nhận xét và ghi tóm tắt lên bảng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
I. Điều kiện sử dụng hàm ý.
 1. Tìm hiểu ví dụ.
- Câu “Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi”® hàm ý mẹ đã bán con.
- Câu: “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị Thôn Đoài”→ mẹ đã bán con cho cụ Nghị Thôn Đoài 
® có hàm ý rõ hơn.
- Sự “giãy nảy” và câu nói trong tiếng khóc, cho thấy Tí đã hiểu được hàm ý.
 2. Hai điều kiện sử dụng hàm ý:
- Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
- Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
II. Luyện tập
 Bài tập 1.
a: Người nói: Anh thanh niên.
 Người nghe: ông họa sĩ và cô gái.
 Câu: Chè đã ngấm rồi ® hàm ý mời vào uống.
- Chi tiết chứng tỏ 2 người đã hiểu hàm ý: “Ông theoxuống ghế”
b: Người nói: Anh Tấn.
 Người nghe: Chị hàng đậu ngày trước.
® Hàm ý : chúng tôi không thể cho được.
- Người nghe hiểu được hàm ý thể hiện ở câu “Thật là càng giàu có”
c: Người nói: Kiều.
 Người nghe: Hoạn Thư
® Hàm ý câu 1: giễu cợt.Quyền qúy như tiểu thư cũng có lúc đến trước “ hoa nô” này ?
® Hàm ý câu 2: chuẩn bị nhận báo oán thích đáng .
- Hoạn Thư hiểu hàm ý qua câu “hồn lạc phách...kêu ca”.
 Bài tập 2.
- Hàm ý câu in đậm: chắt giùm nước để cơm khỏi nhão.
- Dùng hàm ý vì đã có lần nói thẳng mà không có hiệu quả.
- Việc sử dụng hàm ý không thành công vì “Anh Sáu vẫn ngồi im”, tức là anh tỏ ra không cộng tác (vờ như không nghe, không hiểu )
 Bài tập 3.
- Bận ôn thi.
- Phải đi thăm người ốm ( phải dùng câu chứa hàm ý từ chối)
 Bài tập 4.
Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý: “Tuy hy vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được”.
 Bài tập 5.
- Câu nói có hàm ý mời mọc: “Bọn tớ chơi...”
- Câu có hàm ý từ chối: “Mẹ mình đang đợi ở nhà”, “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được”
- Viết thêm câu có hàm ý mời mọc:
 Không biết có ai muốn chơi với bọn tớ không? 
 Chơi với bọn tớ thích lắm đấy.
 III. Hướng dẫn tự học
Xác định điều kiện và chỉ ra hàm ý được sử dụng trong một đoạn văn tự chọn.
4. Củng cố (1 phút )
Điều kiện sử dụng hàm ý là gì?
5. Dặn dò ( 1 phút ) 
- Học bài.
- Soạn bài: “Ôn tập phần tiếng việt”.
- Nhận xét và xếp loại tiết học của học sinh.
MẨU CHUYỆN VUI
 Anh chồng đi chăn một đàn bò mười con . Chiều tối ,anh ta cưỡi một con bò và lùa những con còn lại về nhà . Đến cổng , anh chồng dừng lại để đếm xem có đủ mười con bò hay không . Anh ta đếm đi đếm lại mãi vẫn chỉ thấy có chín con .Hoảng quá ,anh ta thất thanh gọi vợ . Chị vợ lật đật chạy ra , hỏi :
Ai chọc tiết mình mà kêu khiếp thế ?
 Anh chồng mếu máo :
Mình ơi Thiếu một con bò !....
 Chị vợ cười :
Tưởng gì ? Thừa một con thì có .
MẨU CHUYỆN VUI
 Anh chồng đi chăn một đàn bò mười con . Chiều tối ,anh ta cưỡi một con bò và lùa những con còn lại về nhà . Đến cổng , anh chồng dừng lại để đếm xem có đủ mười con bò hay không . Anh ta đếm đi đếm lại mãi vẫn chỉ thấy có chín con .Hoảng quá ,anh ta thất thanh gọi vợ . Chị vợ lật đật chạy ra , hỏi :
Ai chọc tiết mình mà kêu khiếp thế ?
 Anh chồng mếu máo :
Mình ơi Thiếu một con bò !....
 Chị vợ cười :
Tưởng gì ? Thừa một con thì có .
MẨU CHUYỆN VUI
 Anh chồng đi chăn một đàn bò mười con . Chiều tối ,anh ta cưỡi một con bò và lùa những con còn lại về nhà . Đến cổng , anh chồng dừng lại để đếm xem có đủ mười con bò hay không . Anh ta đếm đi đếm lại mãi vẫn chỉ thấy có chín con .Hoảng quá ,anh ta thất thanh gọi vợ . Chị vợ lật đật chạy ra , hỏi :
Ai chọc tiết mình mà kêu khiếp thế ?
 Anh chồng mếu máo :
Mình ơi Thiếu một con bò !....
 Chị vợ cười :
Tưởng gì ? Thừa một con thì có .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tao giang hay lop 9 Nghia tuong minh va ham yTT.doc