A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kỹ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
3. Thái độ:
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác đồng thời có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phát vấn, đàm thoại, giảng bình, phương pháp động não, thảo luận nhóm
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài vở ở nhà của HS
3. Bài mới: Bác Hồ không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà Người còn là một trong 3 bậc tài danh được công nhận là “Danh nhân văn hoá Thế giới”.Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Ở các lớp dưới các em đã được tìm hiểu một số văn bản viết về Hồ Chí Minh, hôm nay với văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” chúng ta sẽ hiểu rõ hơn phong cách sống và làm việc của Bác.
Tuần : 1 Ngày soạn: 25/08/2012 Tiết PPCT: 1-2 Ngày dạy : 27/08/2012 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Lê Anh Trà A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt. - Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể. 2. Kỹ năng: - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống. 3. Thái độ: - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác đồng thời có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, đàm thoại, giảng bình, phương pháp động não, thảo luận nhóm D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 9A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài vở ở nhà của HS 3. Bài mới: Bác Hồ không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà Người còn là một trong 3 bậc tài danh được công nhận là “Danh nhân văn hoá Thế giới”.Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Ở các lớp dưới các em đã được tìm hiểu một số văn bản viết về Hồ Chí Minh, hôm nay với văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” chúng ta sẽ hiểu rõ hơn phong cách sống và làm việc của Bác. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY GIỚI THIỆU CHUNG GV: Nêu một vài nét về tác giả, xuất xứ của văn bản? Văn bản thuộc kiểu loại văn bản nào? HS trả lời, GV nhận xét ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN GV đọc mẫu. Hướng dẫn HS đọc: Chậm rãi, bình tĩnh, khúc chiết - Nhận xét cách đọc của học sinh. GV: Dựa vào phần chú thích (SGK-7) giải thích ngắn gọn các từ khó (GV-HS cùng giải thích) GV: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần ? HS: Đọc đoạn 1 của văn bản GV: Dựa vào những hiểu biết cuộc đời hoạt động của Bác, em hãy tóm tắt ngắn gọn quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Người? HS: giải nghĩa, 1 em phát biểu - em khác bổ sung GV: Bằng những con đường nào Người có được những tri thức ấy? HS: Phát hiện dựa vào Sgk * HS thảo luận 3 phút theo cặp: Điều kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì? Vì sao có thể nói như vậy? GV chốt ý và hướng dẫn HS chuẩn bị kiến thức cho tiết 2 HẾT TIẾT 1 CHUYỂN TIẾT 2 HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi GV: Phong cách sống của Bác được tác giả phân tích và bình luận trên những phương diện nào? ( gợi ý : Nơi ở, trang phục, chuyện ăn uống,.) GV: Em có thể đọc những câu thơ, kể những mẫu chuyện khác nói về phong cách sống và làm việc của Người? - “Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị Màu quê hương bền bỉ, đậm đà Bác Hồ đó ung dung châm lửa hút Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời Giọng của Người không phải sấm trên cao Thấm từng tiếng ấm vào lòng mong ước Con nghe Bác tưởng nghe lời non nước Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau..” - “ Nơi Bác ở, nhà sàn mây, vách nứa Sáng nghe chim rừng hót sau nhà Đêm trăng một ngọn đèn khêu nhỏ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”.. - “Cảnh rừng Việt Bắc thật là haysức say” - “Con cá rô ơi chớ có buồn Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn Dừa ơi cứ nở hoa, đơm trái Bác vẫn chăm cây tưới mát bồn” Câu chuyện có một vị khách nước ngoài khi vào Phủ Chủ Tịch gặp Bác -“Đức tính giản dị của Bác Hồ”; chuyện Bác phê bình ông tướng đến muộn 10 phútBài thơ: “Ngắm trăng”, “Tức cảnh Pác Bó”...) GV: Nét nghệ thuật chính trong đoạn 2 là gì? HS đọc đoạn cuối GV: Ý nghĩa cao đẹp của phong cách HCM là gì? GV: Để làm rõ và nổi bật những vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của phong cách Hồ Chí Minh, người viết đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào? Hãy tìm dẫn chứng? - Kết hợp giữa kể chuyện và phân tích,bình luận: “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân trên thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh” “Qủa như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, về một con người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích” - Đối lập: Vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam HS: Thảo luận 4 phút theo nhóm nhỏ GV liên hệ giáo dục HS biết trân trọng, gìn giữ tinh hoa văn hóa của dân tộc hiện nay như: nhà sàn, lăng Bác ở, các kiến trúc đền, chùa GV: HS nhắc lại một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu, tóm lượt nội dung và rút ra ý nghĩa của văn bản? GV hướng dẫn học sinh Luyện tập HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Em đã học văn bản nào nói về lối sống giản dị của Bác? Kể thêm một vài câu chuyện về lối sống giản dị của Bác? - GV hướng dẫn HS tìm một số từ Hán – Việt ( Tiết chế, siêu phàm, truân chuyên, ..) I.GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: Lê Anh Trà – nhà văn, nhà quân sự 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ: Trích trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam, viện văn hoá xuất bản, Hà Nội 1990. b. Kiểu loại văn bản: Nhật dụng - Nghị luận về vấn đề xã hội II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1. Đọc – Tìm hiểu từ khó: 2. Tìm hiểu văn bản: a. Bố cục: 3 phần + P1(Từ đầu ... rất hiện đại ): Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại nhào nặn nên phong cách Hồ Chí Minh. + P2 (tiếp ... hạ tắm ao): Vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh + P3:(còn lại): Ý nghĩa cao đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh b. Phân tích: b1. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại tạo phong cách Hồ Chí Minh: - Bác đã đi qua nhiều nơi, nhiều vùng miền, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá, nhiều dân tộc - Nắm vững phương tiệp giao tiếp ngôn ngữ, nói thông viết thạo nhiều thứ tiếng - Có ý thức học hỏi toàn diện: trong công việc, lao động, ở mọi lúc, mọi nơi - Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài, không chịu ảnh hưởng một cách thụ động => Nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại. b2. Vẻ đẹp cụ thể trong phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh: - Phong cách sống vô dị giản dị: + Nơi ở, nơi làm việ: nhà sàn với đồ đạc mộc mạc và đơn sơ + Trang phục giản dị: áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp + Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối, dưa ghém, cháo hoa + Cuộc sống một mình, không lập gia đình, hi sinh vì nước => Dẫn chứng tiêu biểu, kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm và lập luận: phong cách sống giản dị và thanh cao. b3. Ý nghĩa cao đẹp của phong cách Hồ Chí Minh: - Cách sống giản dị nhưng thanh cao, sang trọng: + Không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong nghèo khó + Không tự thần thánh hóa, tự làm khác đời, hơn đời + Là cách sống có văn hóa trở thành quan niệm thẫm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên - Lối sống của một người cộng sản chân chính, một vị Chủ tịch nước. => Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập, ngôn ngữ trang trọng: Lối sống sống có văn hóa, rất dân tộc, rất Việt Nam thể hiện một quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp gắn liền với sự giản dị, tự nhiên tạo ra phong cách Hồ Chí Minh. 3. Tổng kết: a. Nghệ thuật: b. Nội dung: Ghi nhớ sgk/8 * Ý nghĩa văn bản: - Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 4. Luyện tập Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Tìm đọc một số mẫu chuyện kể về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ - Tìm hiểu nghĩa của một số từ Hán Việt trong đoạn trích - Chuẩn bị tiết sau “Các phương châm hội thoại” E. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ *****************************************
Tài liệu đính kèm: